Điều kiện tiếp cận dịch vụ khuyến nông của hộ nông dân

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông của hộ nông dân xã thuận thành huyện phổ yên tỉnh thái nguyên (Trang 48)

Bảng 4.7. Đặc điểm cơ bản của các nhóm hộ điều tra

STT Chỉ tiêu

Ý kiến đánh giá của ngƣời dân

Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

1 Tổng số hộ điều tra 60

Tỷ lệ chủ hộ là nữ 13 21,66

2

Trình độ văn hóa của chủ hộ 60 100 - Tiểu học 21 35,00 - Trung học cơ sở 26 43,34 - Trung học phổ thông 13 21,66

STT Chỉ tiêu

Ý kiến đánh giá của ngƣời dân

Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

- Đại học 0 0

3

Phân loại hộ theo ngành nghề 60 100 - Thuần nông 38 63,33

- Kiêm 22 36,67

4

Tỷ lệ hộ tham gia các tổ chức 60

- Hội nông dân 58 96,67 - Hội cựu chiến binh 15 25,00 - Hội phụ nữ 48 80,00 - Câu lạc bộ KN, nhóm sở thích 23 38,34 - Hợp tác xã 34 56,67 - Tổ chức khác 0 0

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)

Qua bảng 4.7 có thể thấy đƣợc một số đặc điểm cơ bản của các hộ dân. Trong tổng số điều tra 60 hộ thì tỷ lệ chủ hộ là nữ chiếm 21,66%. Điều này cho thấy bất bình đẳng giới vẫn còn diễn ra khá cao. Điều này sẽ ảnh hƣởng tới khả năng tiếp cận với dịch vụ khuyến nông cũng nhƣ công tác khuyến nông, do chủ hộ thƣờng đƣợc tham gia các hoạt động khuyến nông nhƣng phụ nữ thƣờng trực tiếp tham gia sản xuất, chịu trách nhiệm trên phần đất của hộ mình. Vì vậy, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa công tác giới trong khuyến nông. Bảng trên cũng cho chúng ta cũng thấy đƣợc phần lớn các chủ hộ đều có trình độ tiểu học và trung học cơ sở, có tới 43,34% số hộ đã tốt nghiệp trung học cơ sở trở và 35% số hộ tốt nghiệp trình độ tiểu học. Còn trình độ trung học phổ thông chiếm tỉ lệ không cao chỉ có 13 hộ có chủ hộ tốt nghiệp trung học phổ thông. Nhƣ vậy trình độ của các chủ hộ nhìn chung còn thấp, do đó việc tiếp nhận những kiến thức KHKT cũng cần đƣợc xem xét hơn sao cho các hộ nông dân có thể tiếp nhận đƣợc dễ dàng. Khi xã hội phát triển thì sự tham gia các tổ chức, đoàn thể của ngƣời dân cũng ngày càng nhiều. Và thực tế cho thấy các tổ chức này hoạt động khá hiệu quả mang lại những lợi ích không nhỏ cho ngƣời tham gia, đặc biệt chúng giúp tạo đƣợc mối liên kết giữa các hộ nông dân với nhau đƣợc tốt hơn. Trong nhóm hộ điều tra thì có 96,67% số hộ tham gia vào hội

nông dân, 80% số hộ tham gia vào hội phụ nữ, 34% số hộ tham gia vào hợp tác xã. Điều này cho thấy ngƣời dân cũng đã quan tâm đến cơ hội, lợi ích khi tham gia vào các tổ chức này. Khi tham gia các tổ chức này ngƣời dân sẽ có nhiều cơ hội để tiếp cận với các DVKN hơn.

4.3.1.2. Điều kiện tiếp cận của DVKN nhà nước

 Cán bộ khuyến nông xã

Là ngƣời trực tiếp chịu trách nhiệm giúp nông dân xã Thuận Thành tiếp cận với các DVKN. Qua kết quả tìm hiểu thực trạng cung cấp DVKN nhà nƣớc trên địa bàn xã ta thấy CBKN thƣờng xuyên tiến hành các hoạt động nhƣ tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn, tham quan… nhằm cung cấp các DVKN cho ngƣời dân. Những năm qua, cán bộ Khuyến nông cấp xã đã phát huy tốt vai trò của mình trong việc chuyển giao những tiến bộ KHKT, giúp cho ngƣời dân tiếp thu những kiến thức KHKT, để áp dụng vào sản xuất, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng cuộc sống gia đình các hộ dân.

Xã Thuận Thành hiện có 1 cán bộ Khuyến nông, đƣợc phân công tại địa bàn 14 xóm. Xác định đƣợc vai trò, trách nhiệm của mình, cán bộ khuyến nông đã bám sát địa bàn đƣợc phân công, thƣờng xuyên tổ chức các đợt kiểm tra, nhằm kịp thời phát hiện và xử lý những dịch bệnh gây hại cây trồng, vật nuôi, từ đó tạo niềm tin cho ngƣời nông dân. Ngoài ra, lực lƣợng này còn thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ngô, lúa nƣớc và kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm, giúp cho ngƣời dân có đƣợc những kiến thức cơ bản để áp dụng vào sản xuất, nhằm không ngừng nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và hƣớng tới một nền nông nghiệp mang tính sản xuất hàng hóa; Đồng thời, tìm tòi, nghiên cứu những giống cây trồng, vật nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, để triển khai các mô hình điểm, từ đó giúp cho các hộ khác cùng học tập làm theo. Anh Lê Duy Thƣờng, cán bộ Khuyến nông xã, nói “Bản thân với vai trò là cán bộ Khuyến nông, tôi thƣờng xuyên tham gia các lớp tập huấn do Trạm khuyến nông huyện tổ chức, từ đó có những kiến thức cơ bản để về địa phƣơng giúp cho ngƣời dân phát triển, nắm

bắt những thông tin về nhu cầu sản xuất và tăng cƣờng phổ biến kiến thức cho ngƣời dân”.

Với sự năng động, sáng tạo và lòng nhiệt tình trong công việc, cán bộ Khuyến nông đã từng bƣớc làm thay đổi tập quán sản suất nông nghiệp lạc hậu và giúp ngƣời dân tiếp cận với nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa phù hợp với cơ chế thị trƣờng. Tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi đã đƣợc khống chế và đẩy lùi, giúp ngƣời dân yên tâm lao động sản xuất,.

Có thể nói, những năm qua, cán bộ Khuyến nông xã đã trở thành cầu nối quan trọng trong việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, giúp ngƣời nông dân ứng dụng hiệu quả vào sản xuất, từ đó góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

 Các DVKN nhà nƣớc hầu hết không phải trả phí

Khi tham gia các nhà nƣớc hầu hết ngƣời dân đều không phải trả một khoản phí nào, đây là một ƣu điểm của KN nhà nƣớc nó giúp cho các hộ nông dân tích cực tham gia các hoạt động mà khuyến nông nhà nƣớc tổ chức. Nhƣng khi điều tra phỏng vấn hộ dân thì tỷ lệ tham gia vẫn chƣa thƣờng xuyên.

 Các chính sách hỗ trợ cho ngƣời dân

Trong những năm qua, xã Thuận Thành đã quan tâm đến các chủ trƣơng, chính sách khuyến khích ngƣời dân trên địa bàn tỉnh xây dựng các mô hình kinh tế để nâng cao thu nhập, lồng ghép các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, giúp các hộ dân tiếp cận với các nguồn vốn vay khác nhau.

Đối với hoạt động chuyển đổi giống cây trồng: xã đã thực hiện hỗ trợ 100% giá giống lúa, ngô mới có năng suất, chất lƣợng cao cho những hộ dân có nhu cầu chuyển đổi giống. Đồng thời thƣờng xuyên kiểm tra, theo dõi quá trình canh tác của ngƣời dân để kịp thời hỗ trợ, bổ sung thêm kiến thức mới.

4.3.1.3. Điều kiện tiếp cận DVKN của khuyến nông tư nhân

 Các cửa hàng phân bố đều trong các xóm, ngƣời dân dễ dàng tiếp cận

Cửa hàng trên địa bàn xã là nơi cung cấp các vật tƣ đầu vào cho trồng trọt, chăn nuôi nhƣ thức ăn chăn nuôi, phân bón thuốc trừ sâu… Vì những cửa hàng này

rất gần với khu vực dân cƣ (thƣờng do 1 vài hộ dân trong xã kinh doanh) nên ngƣời dân khi đƣợc hỏi trả lời rằng họ thƣờng xuyên mua tại các cửa hàng này vì tiện lợi, nhanh chóng và giá cả khá hợp lý.

 Đáp ứng tốt nhu cầu của ngƣời dân, giá cả hợp lý

Thông thƣờng khi cần mua thuốc thú y, thuốc BVTV, thức ăn chăn nuôi…ngƣời dân trong xã thƣờng tìm đến các cửa hàng đại lý để mua. Tại đây họ đƣợc tƣ vấn cách sử dụng thuốc, liều lƣợng ra sao, mua loại thuốc nào… rất tiện lợi nhanh chóng mà giá cả hợp lý với ngƣời nông dân. Rất ít nông dân tìm đến CBKN xã để đƣợc tƣ vấn. Tổng hợp từ phiếu điều tra cho thấy có 50 hộ (83,34%) nói rằng họ thƣờng xuyên sử dụng DVKN tƣ nhân trong việc mua thức ăn chăn nuôi, mua thuốc thú y, mua phân bón, mua thuốc trừ sâu, thuốc BVTV… và chỉ có 10 hộ chiếm 16,66% cho rằng họ sử dụng các DVKN trên từ khuyến nông xã đó là khi có các chƣơng trình, hay khi sử dụng DVKN tƣ nhân không hiệu quả họ mới tìm đến khuyến nông nhà nƣớc.

 Các hình thức giới thiệu, hỗ trợ, khuyến mãi và chăm sóc khách hàng

Các cửa công ty sản xuất các sản phẩm là vật tƣ đầu vào cho hoạt động nông nghiệp luôn coi trọng việc giới thiệu sản phẩm của mình tới với ngƣời nông dân. Cụ thể, ta thấy trên bao bì các gói, bao sản phẩm luôn có những lời giới thiệu hấp dẫn, hình ảnh đẹp mắt, những cam kết về sản phẩm… làm cho sản phẩm dễ đi vào lòng ngƣời tiêu dùng khi mua sản phẩm của họ. Việc hỗ trợ nông dân cũng là cách mà các công ty sản xuất dịch vụ nông nghiệp thực hiện. Qua trao đổi dƣợc biết, có một vài hộ dân trong xã chăn nuôi với quy mô lớn hiện nay đang ký hợp đồng mua thức ăn chăn nuôi với công ty cám trả tiền sau khi bán sản phẩm. Điều này làm cho ngƣời dân thấy thoải mái khi sử dụng các dịch vụ, không phải lo tới nguồn vốn đầu tƣ cho sản xuất. Các cửa hàng kinh doanh vật tƣ nông nghiệp trên địa bàn xã Thuận Thành thƣờng lấy sản phẩm của các công ty tƣ nhân để bán nên các mặt hàng có rất nhiều khuyến mãi tới ngƣời dân khi mua sản phẩm. Các hình thức khuyến mãi nhƣ tặng áo, vở, bút… khi mua hàng rất đƣợc lòng nông dân làm tăng sức mua cửa ngƣời dân vơi sản phẩm đó.

Trên đây là một vài biện pháp mà DVKN tƣ nhân sử dụng để tạo ra điều kiện tiếp cận với các DVKN cho hộ nông dân

4.3.2. Khả năng tiếp cận dịch vụ khuyến nông của hộ nông dân

4.3.2.1. Khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông nhà nước

Trƣớc những nộ lực của cán bộ khuyến nông xã Thuận Thành nhằm đem đến cho các hộ nông dân những DVKN nhà nƣớc thì khả năng tiếp nhận các DVKN nhà nƣớc của các hộ trong xã ngày một tăng lên. Qua phiếu điều tra đã thu thập em tổng kết đƣợc bảng 4.8 về mức độ quan tâm của ngƣời dân đến các chƣơng trình khuyến nông qua bảng dƣới đây ta có thể thấy mức độ tiếp cận DVKN nhà nƣớc của nông dân xã Thuận Thành cùng mức độ chấp nhận các DVKN nhà nƣớc của ngƣời dân từ đó có thể đƣa ra những khuyến nghị cho khuyến nông xa trong thời gian tới.

Bảng 4.8. Mức độ quan tâm của ngƣời dân đến các chƣơng trình khuyến nông

STT Chỉ tiêu

Ý kiến đánh giá của ngƣời dân

Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

1

Tổng số hộ điều tra 60

Mức độ tham gia các CTKN 60 100 - Thƣờng xuyên tham gia 12 20,00 - Thỉnh thoảng 42 70,00 - Rất ít tham gia 5 8,33 - Chƣa bao giờ 1 1,67

2 Cần nhất ở chƣơng trình KN là - Đƣợc hỗ trợ giống 27 45,00 - Đƣợc hỗ trợ vật tƣ 25 41,67 - Đƣợc hỗ trợ phân bón 33 55,00 - Đƣợc hỗ trợ tiền 46 76,67 - Đƣợc hỗ trợ kỹ thuật 52 86,67 - Đƣợc hỗ trợ bán sản phẩm 17 28,34 3 CTKN nào cần thiết nhất 60

- Đào tạo, tập huấn 26 43,34 - Xây dựng mô hình 20 33,34 - Thông tin truyền thông 35 58,34 - Khác (cả 3 ý trên) 14 23,34

Mƣ́ c đô ̣ quan tâm của ngƣời dân có ảnh hƣởng rất lớn đến hiê ̣u quả của các chƣơng trình khuyến nông . Ngƣời dân có thƣ̣c sƣ̣ quan tâm , tìm hiểu thì họ mới có thể hiểu rõ các chƣơng trình khuyến nông sẽ đem la ̣i đƣợc nhƣ̃ng lợi ích gì cho bản thân, gia đình ho ̣ thì ho ̣ mới hƣởng ƣ́ng và nhiê ̣t tình tham gia , có vậy những chƣơng trình khuyến nông mới đa ̣t đƣợc kết quả cao , các DVKN nhà nƣớc mới đƣợc ngƣời dân tiếp cân nhanh chóng và yên tâm sử dụng các dịch vụ của khuyến nông nhà nƣớc. Mức độ tham gia của ngƣời dân thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 4.1. Mức độ tham gia của người dân trong các chương trình khuyến nông

Đối với chỉ tiêu mức độ tham gia các chƣơng trình khuyến nông : Có tới 70% ngƣời đƣợc hỏi cho rằng chỉ thỉnh thoảng tham gia các CTKN , trong khi đó chỉ có 20% là thƣờng xuyên tham gia và 1,6% là chƣa bao giờ tham gia , còn tỉ lệ hộ nói rằng họ rất ít khi tham gia là 8,33%. Điều này cho thấy đƣợc mƣ́c đô ̣ tham gia các chƣơng trình khuyến nông của ngƣời dân là chƣa cao , các chƣơng trình khuyến nông chƣa thực sự thu hút đƣợc ngƣời dân tham gia.

Qua bảng trên còn cho thấy : Mục đích khi tham gia các chƣơng trình khuyến nông, đồng thời cũng là điều họ cần nhất ở khuyến nông : Trung bình có 86,67% số ngƣời đƣợc phỏng vấn cho biết mu ̣c đích chính khi tham gia CTKN là đƣợc ho ̣c tâ ̣p

về kĩ thuâ ̣t, kết quả này đã phản ánh nhu cầu của ngƣời dân về khoa ho ̣c kĩ thuâ ̣t và thông tin mới về sản xuất là rất lớn , chƣ́ng tỏ ngƣời dân đã dần thay đổi cách suy nghĩ trong sản xuất , kinh doanh muốn thay đổi cách thức canh tác truyền thống trƣớc kia để đem lai hiệu quả sản xuất cao hơn . Họ mong muốn có những tiến bộ kĩ thuâ ̣t mới để áp du ̣ng vào sản xuất nhằm tăng hiê ̣u quả kinh tế , có những thông tin mới về sản xuất để có thể sản xuất , kinh doanh theo đúng nhu cầu của thi ̣ trƣờng đang cần. Bên ca ̣nh đó mu ̣c đích khi tham gia CTKN của mô ̣t số hô ̣ là đƣợc hỗ trợ kinh phí (76,67%) chứng tỏ rằng ngƣời dân hiện đang thiếu vốn để có diều kiện đầu tƣ cho sản xuất nhƣ mở rộng quy mô, mua sắm thêm các thiết bị máy móc hiện đại phục vụ sản xuất của hộ gia đình họ.

Hình 4.2. Nhu cầu cần thiết nhất của người dân khi tham gia chương trình khuyến nông

Nhu cầu lớ n nhất của ngƣời dân khi tham gia các chƣơng trình khuyến nông đó là mong đƣợc hỗ trợ về kĩ thuâ ̣t , đƣợc tham gia đào ta ̣o tâ ̣p huấn kĩ thuâ ̣t để có thể sản xuất đúng quy trình đa ̣t đƣợc kết quả cao . Ngoài ra nhiều hộ cũng mong muốn đƣơ ̣c hỗ trợ về vốn , giống, vâ ̣t tƣ, phân bón và đầu ra cho sản phẩm để giúp

họ có thể mở rộng sản xuất , giải quyết các khó khăn trƣớc mắt , nâng cao hiê ̣u quả kinh tế tăng thu n hâ ̣p cho gia đình . Trong đó cần nhiều nhất là đƣợc hỗ trợ kĩ thuâ ̣t (86,67%) và ít ngƣời lựa chọn nhất đó là đƣợc hỗ trợ bán sản phẩm (28,34%).

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thì khả năng nhận thức là một điều rất quan trọng. Những hộ nông dân nào có khả năng nhận thức tốt, hiểu biết kiến thức sẽ là những ngƣời có cơ hội phát triển tốt nhất. Thực tế cho thấy việc nâng cao kiến thức cho nông dân trong giai đoạn hiện nay là điều rất cần thiết. Chỉ có nâng cao kiến thức cho nông dân thì mới biết họ cần gì và làm cách nào để giúp họ. Chúng ta phải làm thay đổi tƣ duy của ngƣời nông dân, nâng cao những kiến thức KHKT cho họ, giúp họ phát triển tốt hơn.

Khả năng tham gia tập huấn khuyến nông

Tham gia tập huấn trong khuyến nông là một trong những cơ hội giúp các hộ nông dân phát triển kinh tế. Thông qua các buổi tập huấn khuyến nông ngƣời nông dân có thể nhận đƣợc nhiều kiến thức hơn, hiểu biết đƣợc nhiều thông tin hơn. Và áp dụng những kiến thức đó vào trong thực tiễn sản xuất.

Qua số liệu điều tra ở bảng 4.8 thì có tới 43,34% số hộ đƣợc phỏng vấn cho rằng chỉ thỉnh thoảng tham gia các lớp tập huấn. Và các lớp tập huấn này hầu hết là do tổ chức khuyến nông thông qua hội nông dân để thực hiện. Điều này cho thấy công tác xã hội hóa khuyến nông chƣa cao.

Khả năng tham gia mô hình trình diễn

Xây dựng mô hình trình diễn là một trong những phƣơng pháp tốt, giúp cho

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông của hộ nông dân xã thuận thành huyện phổ yên tỉnh thái nguyên (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)