0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Các loại hình dịch vụ khuyến nông tại xã Thuận Thành

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ KHUYẾN NÔNG CỦA HỘ NÔNG DÂN XÃ THUẬN THÀNH HUYỆN PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 40 -40 )

4.2.2.1. Dịch vụ khuyến nông nhà nước

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của xã nhìn chung khuyến nông nhà nƣớc vẫn giữ một vai trò chủ đạo trong quá trình sản xuất của các hộ nông dân trong xã. Qua cuộc trao đổi với CBKN xã đã thu đƣợc bảng về tình hình các DVKN diễn ra trong năm 2014 vừa qua, đƣợc thể hiện ở bảng dƣới:

Bảng 4.3. Số lƣợng hoạt động khuyến nông tại xã Thuận Thành năm 2014

STT Các hoạt động ĐVT lƣợng Số Nội dung HĐKN

1 Tập huấn kỹ thuật Lớp 13 Tập huấn về các kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi 2 Mô hình trình diễn Mô hình 2 Mô hình trồng lúa lai (GS9, BTE 1) và mô

hình trồng ngô lai CP A 88 3 Thông tin truyền

thông Tờ, quyển 1 Tạp chí KN phát hành hàng tháng 4 Tƣ vấn dịch vụ Buổi 1 Vay vốn từ ngân hàng chính sách 5 Chuyển giao tiến bộ

KHKT Buổi - Kết hợp với các HĐKN

6 Hội thảo Buổi 2 Tổng kết đánh giá 2 mô hình đã thực hiện 7 Thăm quan Buổi 1 Mô hình trồng hoa Ly tại xã Tiên Phong

Các dịch vụ khuyến nông nhà nƣớc cũng nhƣ các hoạt động khuyến nông của nhà nƣớc đều nhằm mục đích đem lại những điều kiện sản xuất tốt nhất cho ngƣời nông dân, giúp họ tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, giống mới, các loại phân bón mới… một cách dễ dàng.

 Tập huấn kỹ thuật

Từ bảng số liệu trên ta thấy trong năm 2014 khuyến nông nhà nƣớc xã Thuận Thành đã tổ chức đƣợc 13 lớp tập huấn kỹ thuật liên quan tới lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Các lớp tập huấn nhƣ kỹ thuật trồng ngô lai CP A 88, kỹ thuật trồng và chăm sóc lúa lai BTE1, GS9, hƣớng dẫn nông dân cách phòng trừ sâu bệnh trên lúa… đã đem lại những kiến thức thực tế với nội dung đa dạng, phong phú và dễ hiểu cho nông dân trong xã.

Qua quá trình đi thực tế tại xã cho thấy các buổi tập huấn thƣờng đƣợc tổ chức tại nhà văn hóa của từng thôn, xóm nhờ sự giúp đỡ của các trƣởng xóm từ việc thông báo có buổi tập huấn diễn ra tại địa điểm và thời gian nào, cho đến việc tổ chức buổi tập huấn. CBKN trực tiếp theo dõi tình hình sản xuất nông nghiệp trong xã rồi tiến hành tập huấn tại các xóm, một số khác đƣợc tổ chức theo chỉ đạo của trạm khuyến nông huyện. Nhƣ vậy qua những gì phân tích ở trên, chúng ta thấy rằng: trong năm qua, hoạt động tập huấn kỹ thuật đƣợc xây dựng khá thành công với nhiều nội dung phong phú và số lƣợng ngƣời dân tham gia hƣởng ứng khá đông. Phần lớn những ngƣời đã từng tham gia tập huấn đánh giá cao hiệu quả của các lớp tập huấn.

 Mô hình trình diễn

Trong những năm qua, công tác khuyến nông luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp trên địa phƣơng. Xây dựng mô hình trình diễn là hoạt động giúp ngƣời dân đƣợc tận mắt thấy kết quả thực sự của TBKT tại địa phƣơng thông qua đó ngƣời dân có thể giải đáp các thắc mắc, tạo niềm tin để họ tin tƣởng và làm theo. Thông qua mô hình các hộ nông dân nơi khác có thể đến xem và học tập kinh nghiệm và áp dụng. Hơn nữa năng lực của ngƣời dân đƣợc nâng cao sau khi tham dự mô hình.

Cụ thể trong năm 2014 vừa qua xã Thuận Thành tổ chức xây dựng 2 mô hình trình diễn là: Mô hình giống lúa mới BTE1, GS9 tại xóm Bíp xã Thuận Thành với diện tích là 3 sào. Và mô hình giống ngô mới CP A 88 tại xóm Xây Tây với diện tích 2 sào. Hai mô hình này đã hoàn thành đạt kết quả tốt, hiện nay đã có khá nhiều hộ dân trong xã tiến hành trồng giống mới này.

Nói tóm lại, qua những gì phân tích ở trên chúng ta có thể thấy rằng: Xây dựng mô hình trình diễn là một trong những hoạt động trọng tâm và đƣợc đầu tƣ khá nhiều của khuyến nông xã Thuận Thành. Trong thời gian qua xã đã xây dựng đƣợc rất nhiều mô hình thành công, góp phần to lớn trong việc xoá đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho ngƣời dân trên địa bàn xã. Đây thực sự là những đóng góp đáng đƣợc ghi nhận.

 Thông tin tuyên truyền

Trong những năm qua, hoạt động thông tin tuyên truyền đƣợc tổ chức khá phong phú và đa dạng. Hàng năm khuyến nông xã kết hợp với đài truyền thanh phát những thông tin có nội dung về công tác khuyến nông. Cụ thể, nhƣ lịch gieo trồng, thông báo tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc do nguồn kinh phí còn thấp lại tập trung chủ yếu vào hai hoạt động chính là xây dựng mô hình trình diễn và tập huấn kỹ thuật nên công tác thông tin tuyên truyền của vẫn chƣa đáp ứng đƣợc đầy đủ nhu cầu thông tin của ngƣời dân, số lƣợng ngƣời dân đƣợc cấp phát tài liệu khuyến nông, các chƣơng trình phát thanh qua loa đài của xã về khuyến nông cũng ít. Vì vậy trong thời gian tới trạm cần chú ý khắc phục những hạn chế này, để hoạt động thông tin tuyên truyền ngày càng hoạt động có hiệu quả và đáp ứng đƣợc đầy đủ nhu cầu thông tin cho ngƣời dân trên địa bàn xã.

 Tƣ vấn dịch vụ tín dụng

Thông qua điều tra phỏng vấn đƣợc biết hằng năm xã Thuận Thành luôn quan tâm tạo điều kiện cho các hộ nông dân trong xã có điều kiện khó khăn đƣợc tiếp cận với các nguồn vốn khác nhau giúp họ nhanh chóng thoát nghèo. Các nguồn vốn vay thƣờng từ ngân hàng chính sách, hội phụ nữ, vốn nƣớc sạch...

Bảng 4.4. Danh sách các hộ cận nghèo có nhu cầu vay vốn năm 2014

STT Xóm Số thứ tự hộ Tên hộ vay Số tiền

I Hội nông dân 210,000,000

1 Xây Đông 1 Nguyễn Tƣơng Lai 30,000,000 2 Nguyễn Văn Thể 30,000,000 2 Thƣợng 3 Nguyễn Mạnh Cƣờng 30,000,000 4 Đàm Thị Thanh 30,000,000 3 Lai 1 5 Nguyễn Lê Thống 30,000,000 6 Nguyễn Thị Phƣợng 30,000,000 4 Đông Triều 7 Nguyễn Văn Sơn 30,000,000

II Hội Phụ Nữ 150,000,000

1 Xây Tây 8 Nguyễn Văn Hiên 30,000,000 9 Nguyễn Văn Đang 30,000,000

2 Lai 2

10 Nguyễn Thị Hồng 30,000,000 11 Lê Thị Loan 30,000,000 12 Nguyễn Thị Nhì 30,000,000

III Hội Cựu Chiến Binh 60,000,000

1 Dâu 13 Đỗ Thị Lan 30,000,000 14 Vũ Thị Sự 30,000,000

Tổng cộng 14 420,000,000

(Nguồn: UBND xã Thuận Thành) Từ bảng danh sách vay vốn năm 2014 cho ta thấy rõ nhu cầu vay vốn của ngƣời dân trong xã. Nhƣng do nguồn kinh phí còn hạn chế nên đối tƣợng đƣợc ƣu tiên cho vay vốn sản xuất là những hộ cận nghèo. Với tổng là 14 hộ đƣợc vay vốn với số tiền đƣợc vay trên hộ là 30 triệu đồng, số hộ đƣợc vay vốn dàn trải đồng đều trong các xóm của xã. Với tổng số vốn vay là 420.000.000 đồng, đối tƣợng đƣợc vay chủ yếu thuộc hội phụ nữ, hội nông dân và hội cựu chiến binh. Mỗi hộ đƣợc vay 30.000.000 đồng với lãi suất thấp để đầu tƣ vào hoạt động sản xuất nâng cao thu nhập để thoát nghèo trong thời gian sớm nhất.

 Tham quan

Mô hình trồng hoa Ly tại xã Tiên Phong là mô hình nông nghiệp mới chƣa có tại xã Thuận Thành, vì vậy trong năm 2014 vừa qua khuyến nông xã đã tiến hành tổ chức buổi thăm quan này cho những hộ có nhu cầu tìm hiểu, tham gia buổi tham

quan có gần 30 hộ dân trong xã. Thông qua buổi tham quan này khuyến nông xã mong muốn có thể tiến hành trồng hoa ly tại xã Thuận Thành trong tƣơng lai gần vì đây là mô hình đem lại thu nhập cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.

4.2.2.2. Dịch vụ khuyến nông tư nhân

Ra ngõ gặp dịch vụ, đó là mơ ƣớc của bất cứ ngƣời nông dân nào khi tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Chính vì thế, các dịch vụ nông nghiệp, DVKN tƣ nhân nhƣ cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc, vật tƣ nông nghiệp và dịch vụ cho vay vốn hỗ trợ sản xuất ra đời nhƣ một điều tất yếu để đáp ứng nhu cầu đó. Dịch vụ càng phát triển, ngƣời nông dân càng có nhiều điều kiện đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng xuất lao động, góp phần vào sự phát triển chung của nền nông nghiệp cả nƣớc.

Bên cạnh các dịch vụ khuyến nông nhà nƣớc thì các dịch vụ khuyến

nông tƣ nhân cũng rất cần thiết đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Qua quá trình điều tra, phỏng vấn các hộ dân trong xã Thuận Thành cho thấy nhu cầu sử dụng các DVKN tƣ của ngƣời dân khá cao. Cụ thể, các hộ dân thƣờng sử dụng các dịch vụ tại các cửa hàng, đại lý trên địa bàn xã cũng nhƣ địa bàn lân cận, đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.5. Các cửa hàng cung cấp DVKN trên địa bàn xã Thuận Thành STT Tên cửa hàng Mặt hàng kinh doanh Địa chỉ

1 Bà Lê Thị Lan Thức ăn chăn nuôi Xây Tây 2 Ông Nguyễn Văn Phúc Thức ăn chăn nuôi, vật tƣ nông

nghiêp (cuốc, xẻng…)

Lai 1

3 Ông Hoàng Văn Trung Thức ăn chăn nuôi, phân bón Đoàn kết 4 Nguyễn Thị Bốn Vật tƣ nông nghiệp, phân bón,

thuốc trừ sâu

Công Thƣơng 5 Bà Hà Thị Bình Vật tƣ nông nghiệp, Công Thƣơng 6 Ông Cù Xuân Công Thức ăn chăn nuôi, phân bón

và thuốc thú y, thuốc BVTV

Chùa 1

7 Bà Nguyễn Thị Mít Thức ăn chăn nuôi Xóm Chùa 2 (Nguồn: Điều tra, phỏng vấn)

Nhìn chung qua bảng trên ta thấy các cửa hàng cung cấp dịch vụ khuyến nông trên địa bàn xã Thuận Thành chƣa nhiều và chủ yếu là những cửa hàng với quy mô nhỏ lẻ, các mặt hàng còn kém đa dạng phong phú về chủng loại. Qua điều tra cho thấy toàn xã chỉ có 7 cửa hàng tƣ nhân quy mô nhỏ cung cấp các DVKN, đây là những hộ cung cấp cho ngƣời dân trong xã Thuận Thành các vật tƣ nông nghiệp thiết yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhƣ thức ăn chăn nuôi, phân bón… và tƣ vấn cách sử dụng thuốc, phòng trừ các loại dịch bệnh trong chăn nuôi nhƣng ngƣời bán chỉ dựa vào kinh nghiệm của bản thân và tham khảo các tài liệu đƣợc nhà cung cấp thƣớc phát cho nên sự tƣ vấn còn hạn chế ảnh hƣợng đến việc bán sản phẩm. Theo phản ánh của CBKN thì ngƣời dân khi đi mua thuốc cho cây trồng vật nuôi thƣờng đƣợc bán cho loại thuốc tổng hợp chứ họ cũng không quan tâm tên thuốc mà họ mua, các hộ trên nhiều khi pha trộn nhiều hơn 2 loại thuốc với nhau gây giảm hiệu lực của thuốc nhiều khi ngƣời dân mua thuốc dùng dù mất tiền nhƣng không đem lại hiệu quả.

Về phân bố các cửa hàng phân bố chƣa đồng đều, tập trung tại các xóm thuận tiện đƣờng giao thông hay những xóm có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn.

Bên cạnh các cửa hàng cung cấp dịch vụ khuyến nông nhỏ thì chợ cũng là nơi cung cấp các DVKN cho các hộ dân trong xã. Qua phỏng vấn đƣợc biết các hộ dân hay mua giống gia cầm, các loại cây, con giống tại các chợ xung quanh xã Thuận Thành (vì trên địa bàn không có Chợ). Các chợ đó là:

Chợ Thanh Xuyên thuộc xã Trung Thành, Chợ Chã thuộc xã Đông Cao, chợ Nỷ thuộc Sóc Sơn, chợ Phổ Yên thuộc huyện Phổ Yên…

Các cửa hàng cũng là địa điểm tốt đƣợc ngƣời dân trong xã Thuận Thành lựa chọn do đây là các đại lý lớn nên giá cả rẻ hơn, nhiều loại mặt hàng hơn so với các cửa hàng nhỏ trong xã. Các hộ dân trong xã cũng thƣờng mua các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và giống cây trồng tại đại lý Hồng Hà thuộc Sóc Sơn, khi muốn thức ăn chăn nuôi với số lƣợng lớn thì mua ở đại lý nhà bà Cù Thị Nhài ở Trung Giã…

Trên địa bàn huyện có 3 công ty sản xuất các mặt hàng phục vụ cho hoạt động nông nghiệp là:

1. Công ty cổ phần dinh dƣỡng nông nghiệp quốc tế (ANCO) tại xã Trung Thành, huyện Phổ Yên

2. Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Nam Việt nằm tại khối phố 1, phƣờng Phố Cò, Sông Công, Thái Nguyên

3. Công Ty cổ phần thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thuốc thú y, vacxin, thuốc thủy sản, chế phẩm sinh học, thức ăn chăn nuôi, thực phẩm bổ sung tại xã Trung Thành

4.2.3. Chất lượng các dịch vụ khuyến nông tại xã Thuận Thành

Trên cơ sở kế hoạch hoạt động do trung tâm khuyến nông huyện Phổ Yên giao, kết hợp với kế hoạch của UBND xã đã xây dựng các chƣơng trình hoạt động khuyến nông hàng năm. Trong quá trình hoạt động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ngành dịch vụ. Để xây dựng chƣơng trình dự án khuyến nông chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Xây dựng các mô hình trình diễn, mô hình điểm, phối hợp với khuyến nông viên cơ sở tổ chức các lớp tập huấn.

Bảng 4.6. Mức độ thay đổi chất lƣợng và đáp ứng nhu cầu của DVKN

STT Chỉ tiêu

Ý kiến đánh giá của ngƣời dân Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

1

Tổng số hộ điều tra 60 100 Mức độ thay đổi chất lƣợng DVKN 60 100 - Thay đổi tốt lên 34 56,66

- Chậm thay đổi 15 25,00

- Không thay đổi 11 18,34

2

Mức độ đáp ứng nhu cầu của DVKN 60 100

- DVKN nhà nƣớc 22 36,66

- DVKN tƣ nhân 38 63,34

Nhìn chung, qua số liệu điều tra, mức độ hài lòng của ngƣời dân đối với các dịch vụ khuyến nông (bao gồm cả DVKN nhà nƣớc và DVKN tƣ nhân) tăng lên. Có 56,66% số hộ đƣợc phỏng vấn nhận thấy có sự thay đổi tốt lên từ phía các nhà cung cấp dịch vụ khuyến nông. Các thay đổi chính trong dịch vụ khuyến nông là có thêm hỗ trợ về vật tƣ, con giống và đào tạo cũng nhƣ các hỗ trợ đều theo kịp mùa vụ của ngƣời dân. Và 18.34% số hộ đƣợc phỏng vấn cho rằng không sự thay đổi.

Ngoài ra, cán bộ khuyến nông cũng đƣợc đánh giá là có thái độ tốt hơn, hƣớng dẫn kỹ thuật hiệu quả hơn và theo đúng yêu cầu của ngƣời dân, bao gồm cả nội dung các tờ gấp tờ rơi và các tài liệu hƣớng dẫn kỹ thuật khác. Ở các cửa hàng cũng chú trọng đầu tƣ mở rộng các mặt hàng, phạm vi kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp.

Qua bảng 4.6 cho thấy: Có 63,34% ngƣời dân đƣợc phỏng vấn cho rằng dịch vụ khuyến nông tƣ nhân đáp ứng nhu cầu của họ, trong khi đó chỉ có 36,66% số hộ cho rằng DVNN nhà nƣớc là đáp ứng đƣợc nhu cầu của mình. Chứng tỏ KNNN còn những tồn tại nên chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân, DVKN tƣ nhân đang chiếm vai trò quan trọng trong sản xuất của bà con.

Từ những kết quả thu đƣợc từ bảng 4.6 và những cuộc trao đổi, trò chuyện với ngƣời dân tại xã Thuận Thành cho thấy chất lƣợng các dịch vụ khuyến nông đang đần đƣợc thay đổi tốt lên đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời nông dân, giúp họ yên tâm sản xuất. Nhƣng bên cạnh đó chất lƣơng dịch vụ khuyến nông nhà nƣớc cũng nhƣ tƣ nhân vẫn còn nhiều tồn tại, em xin nhận xét nhƣ sau:

Đối với dịch vụ khuyến nông nhà nước tại xã Thuận Thành

- Nội dung khuyến nông chƣa đa dạng, phong phú: Các dịch vụ khuyến nông chỉ mới chú trọng tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật mà chƣa đáp ứng các nhu cầu khác nhƣ: bao tiêu, tìm đầu ra cho các sản phẩm mà các hộ sản xuất ra hay việc cung cấp các thông tin cần thiết về thị trƣờng giá cả các mặt hàng liên quan đến sản xuất của bà con.

- Số cán bộ khuyến nông còn thiếu: Tính trên địa bàn toàn xã Thuận Thành với 14 xóm chỉ có 1 CBKN, tuy đƣợc đào tạo hệ Thạc sỹ theo đúng chuyên ngành

nhƣng so với tỷ lệ hộ dân toàn xã là 1/1.355 hộ dân. Do đó, CBKN khó có thể bao

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ KHUYẾN NÔNG CỦA HỘ NÔNG DÂN XÃ THUẬN THÀNH HUYỆN PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 40 -40 )

×