Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Một phần của tài liệu tiểu luận về hợp đồng lao động (Trang 30)

Chấm dứt HĐLĐ là sự kiện NLĐ chấm dứt làm việc cho NSDLĐ do HĐLĐ

đượng nhiên chấm dứt, do NLĐ bị sa thải, hoặc bị một trong hai bên đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn:

- Đơn phương chấm dứt HĐLĐ từ phía NLĐ (Điều 37 BLLĐ 2012)

- Đơn phương chấm dứt HĐLĐ từ phía NSDLĐ (Khoản 1 Điều 38 BLLĐ 2012)

+ Bồi thường do vi phạm thời hạn báo trước:

Trong trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ, nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước, bên vi phạm phải bồi thường cho bên kia một khoảng tiền tương ứng với tiền lương của NLĐ trong những ngày không báo trước.

Những trường hợp NSDLĐ không được đơn phương chấm dứt HĐLĐ được quy định tại Điều 39 BLLĐ 2012

Đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật:

Các trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ bị xem là trái pháp luật:

+ NLĐ bị coi là đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật khi vi phạm các quy định của pháp luật lao động quy định tại Điều 37 BLLĐ 2012.

Theo quy định tại Điều 37 nói trên, việc thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐ của NLĐ phải đáp ứng một số điều kiện phụ thuộc vào loại HĐLĐ, cụ thể như sau: Đối với HĐLĐ xác định thời hạn: NLĐ muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải có một trong các lý do nêu tại điểm a,b,c,d,đ,e,g khoản 1 Điều 37 và tuân thủ thời hạn báo trước tương ứng với các lý do đó tại khỏan 2 Điều 37 BLLĐ 2012.

Đối với HĐ không xác định thời hạn: NLĐ chỉ cần báo trước cho NSDLĐ ít nhất 45 ngày làm việc bằng văn bản.

Như vậy, NLĐ đơn phương chấm dứt HĐ trái pháp luật khi không tuân thủ các điều kiện nêu trên căn cứ vào Điều 37 BLLĐ.

+ Đối với NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật là trường hợp chấm dứt không đúng lý do, không tuân thủ thời hạn báo trước hoặc chấm dứt HĐLĐ trong những trường hợp không được phép đơn phương chấm dứt do luật quy định. NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái với Điều 38 BLLĐ quy định.

Hậu quả của việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật:

- Đối với NSDLĐ (Điều 42 BLLĐ 2012)

- Đối với NLĐ (Điều 43 BLLĐ 2012)

Một phần của tài liệu tiểu luận về hợp đồng lao động (Trang 30)