Một số nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của xe máy Honda tại tỉnh Bến Tre (Trang 38)

Như đã trình bày ở trên, mô hình năm thành phần của thang đo chất lượng dịch vụ SERVQUAL của Parasuraman và cộng sự, đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới ứng dụng trong việc đo lường chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng ở nhiều lĩnh vực dịch vụ khác nhau và tại nhiều quốc gia khác nhau.

Nghiên cứu của hai tác giả Marcel Bouman and Ton van der Wiele (1992), Measuring Service Quality in the Car Service Industry: Building and testing an Instrument. Nghiên cứu này đã dựa vào lý thuyết chất lượng dịch vụ và thang đo chất lượng dịch vụ của Parasuraman để xây dựng thang đo chất lượng trong lĩnh vực dịch vụ xe ô tô với năm thành phần; tin cậy, đáp ứng, năng lực phục vụ, đồng cảm, phương tiện hữu hình được chia thành 48 câu hỏi khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy 5 thành phần ban đầu của thang đo Parasuraman sau khi kiểm định còn lại 3 thành phần: sự tử tế với khách hàng (Customer kindness), phương tiện hữu hình (Tangibles), niềm tin (Faith).

Nguyễn Đình Thọ và nhóm nghiên cứu (2003), đã thực hiện nghiên cứu “Đo lường chất lượng dịch vụ giải trí ngoài trời tại thành phố Hồ Chí Minh”. Nghiên cứu này dựa vào lý thuyết chất lượng dịch vụ, lý thuyết về đo lường và đánh giá thang đo đã có trên thị trường thế giới và nghiên cứu khám phá tại thị trường dịch vụ vui chơi giải trí ngoài trời tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu này đã đưa ra một mô hình thang đo chất lượng dịch vụ và một mô hình lý thuyết biểu mối quan hệ giữa các thành phần giữa các thành phần chất lượng dich vụ và mức độ thỏa mãn. Nghiên cứu này cho thấy tại thị trường các khu vui chơi giải trí ngoài trời, chất lượng dịch vụ bao gồm 4 thành phần, đó là (1) mức độ tin cậy, (2) mức độ đáp ứng, (3) mức độ đồng cảm và (4) phương tiện hữu hình. Kết quả cho thấy để tạo sự thỏa mãn cho khách hàng thì mức độ đáp ứng và phương tiện hữu hình là hai yếu tố ưu tiên hàng đầu.

Nguyễn Vũ Thành và nhóm nghiên cứu (2013), đã thực hiện nghiên cứu “Mối quan hệ giữa sự hài lòng khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại đại lý dịch vụ xe ô tô khu vực thành phố Hồ Chí Minh”. Nghiên cứu này được xây dựng dựa trên mô hình thang đo SERVQUAL của Parasuraman, Zeithaml, Berry làm nền tảng để

nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại các đại lý xe ô tô tại thành phố Hồ Chí Minh và cũng đưa ra mối quan hệ giữa sự hài lòng của khách hài đối với chất lượng dịch vụ gồm 5 thành phần (1) Phương tiện hữu hình, (2) Sự đồng cảm, (3) Năng lực phục vụ, (4) Mức độ đáp ứng, (5) Sự tin cậy của khách hàng. Kết quả cho thấy sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại các đại lý xe ô tô ở thành phố Hồ Chí Minh đều đạt mức trung bình đối với năm thành phần nghiên cứu nêu trên.

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của xe máy Honda tại tỉnh Bến Tre (Trang 38)