CHƯƠNG V:CÁC NGUYÊN TỐ PHÂN NHÓM IA, IIA, IIIA
5.2.2.2 Tính chất hóa học:
- Be có số phối trí là 4 tạo được 2 phức bền [Be(OH2)4], [BeF4], Mg có số phối trí là 6 tạo được 3 phức bền [Mg(H2O)6]2+ , [Mg(NH3)6]2+, [MgF6]4-. Các nguyên tố còn lại trong nhóm ngoài số phối trí 6 còn số phối trí 8 hoặc 9 (vì các nguyên tố này bắt đầu xuất hiện các obitan f).
* Be giống Al nó bền trong kk chỉ tạo ra lớp Be bền bảo vệ kim loại bên trong. Be có tính lưỡng tính.
Be + OH- + H2O = [Be(OH)4]2- + H2 - Do lớp oxit bảo vệ mà Be không phản ứng với H2O
- Be được điều chế bằng cách điện phân muối BeCl nóng chảy
* Mg: trong dung dịch Mg nằm dưới dạng ion phức [Mg(H2O6)]2-. Ion này tồn tại trong những tinh thể muối hidrat.
- Mg tác dụng với H2, với các ánh kim, với các axit Mg + H2 = MgH2
Mg + Cl2 = MgCl2 3Mg + N2 =to Mg3N2
- Khi đốt Mg trong không khí sản phẩm hình thành là hh gồm MgO, Mg3N2.
- Mg còn phản ứng với các halogenua akyl tạo nên hợp chất hữu cơ. Mg được ứng dụng nhiều trong hóa hữu cơ.
- Mg được điều chế bằng cách điện phân quặng cacnalit (KCl, MgCl2, 6H2O) hoặc MgCl2 nóng chảy ở nhiệt độ từ 720 đến 7500. Ngoài ra người ta còn dùng phương pháp nhiệt kim loại để khử đôlômit nóng đỏ bằng Si ở 12000C
2CaOMgO + Si = Ca2SiO4 + 2Mg
* Ca, Sr, Ba là 3 kim loại tác dụng mãnh liệt với những ánh kim, hoạt động mạnh ở điều kiện thường.
- Với O2 tạo oxit hay peoxit 2Ca + O2 = 2CaO Ba + O2 = BaO2
- Với halogen ở nhiệt độ thường, với N2, P, C, S, H2 khi đun nóng.
- Các kim loại này hoạt động hóa học cao nên phải bảo quản chúng trong dầu hoặc trong những lọ kín.
5.2.3 Điều chế:
Ca, Sr được điều chế bằng cách điện phân muối clorua nóng chảy còn Ba tinh khiết được điều chế bằng phương pháp khử đi từ oxit.