CHƯƠNG V:CÁC NGUYÊN TỐ PHÂN NHÓM IA, IIA, IIIA
5.1.2.3 Hợp chất của nhôm:
- Hợp chất của nhôm rất đa dạng trong nhiều dạng, trong nhiều hợp chất phức có số phối trí là 6: [AlF6]3- , [Al(OH)6]3-, [Al(H2O6)]3- và 4([AlF4]-), [AlCl4]-.
- Nhôm halogenua ở dạng tinh thể không màu:
• AlCl3 cấu trúc lớn hơn, dễ nóng chảy hơn.
• AlBr3 và AlI3 dễ nóng chảy hơn nữa (dưới 2000C), tan nhiều trong nước và trong nhiều dung môi hữu cơ.
- Oxit nhôm là chất rắn tinh thể, nhiệt độ nóng chảy cao, chịu lửa tốt, cứng không tan trong nước. Ở dạng tinh thể Al2O3 rất bền, không tác dụng được với axit, với kiềm phản ứng được khi nung nóng lâu. Ở dạng vô định hình Al2O3 rất bền, không tác dụng được với axit, với kiềm phản ứng được khi nung nóng lâu. Ở dạng vô định hình Al2O3 hoạt động hơn tác dụng được với axit và kiềm.
Al2O3 + 6Hcl = 2AlCl3 + 3H2O Al2O3 + 2NAOH = 2NaAlO2 + H2O
- Al(OH)3 được điều chế bằng phản ứng trao đổi giữa NH4OH và muối nhôm
- Các muối nhôm và muối aluminat điều bị thủy phân mạnh trong H2O ( một số muối bị phân hủy hòan tòan như Al2S3, Al2(CO3)3.
- Các muối halogenua, sunfat, nitrat của Al đều tan trong H2O và bị thủy phân cho môi trường axit.
- Một số muối quan trọng của nhôm là AlCl3,Al2(SO4),Al2(SO4)2.24H2O
5.2 NGUYÊN TỐ PHÂN NHÓM II A: (kim loại kiềm thổ)
5.2.1 Đặc điểm cấu tạo:Be, Mg, Ca, Sr, Ba, Ra.
- Nguyên tử có 2e ở lớp ngoài cùng, dễ mất 2e hóa trị để trở thành ion M2+.
- Từ Mg Ra tính khử tăng dần, chúng là những kim loại hoạt động mạnh chỉ kém kim loại kiềm.
5.2.2 Tính chất: