Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của UBND quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội (Trang 49)

nước cấp quận tại quận Thanh Xuân

Quận Thanh Xuân nằm ở vị trí quan trọng của Thủ đô Hà Nội có nhiều thuận lợi về vị trí trong nội thành Hà Nội, là quận có diện tích tƣơng đối rộng với 913,2 ha, trên địa bàn quận bao gồm tất cả 11 phƣờng.

- Trong những năm vừa qua, tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn đạt mức độ tăng trƣởng khá cao và ổn định. Kinh tế phát triển, tốc độ năm sau

41

cao hơn năm trƣớc, bình quân tăng 14,93% năm. Xây dựng cơ bản, quản lý đô thị, quản lý đất đai có nhiều tiến bộ. Đã đầu tƣ hàng trăm tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, sửa chữa nâng cấp các công trình giao thông, trƣờng học, nhà văn hóa, trạm y tế, trụ sở làm việc, cấp thoát nƣớc, điện chiếu sáng, hệ thống chợ...

- Quận Thanh Xuân là quận đƣợc Thành phố giao nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản tự cân đối từ các nguồn thu của quận không có sự công trợ từ ngân sách cấp trên nên công tác quản lý vốn cho đầu tƣ xây dựng cơ bản đã từ khâu lập kế hoạch, chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ và thanh toán, quyết toán từ ngân sách.

- Quận đã tiến hành khoán biên chế và khoản chi hành chính cho các đơn vị dự toán, chủ động trong sử dụng kinh phí đƣợc ngân sách giao, sắp xếp bộ máy, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ và tăng thu nhập cho cán bộ, công chức. Thực hiện nghiêm túc việc công khai ngân sách các cấp, nhất là các quỹ nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời sử dụng nguồn lực huy động xã hội hóa để đầu tƣ đạt hiệu quả cao.

- Việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cũng nhƣ tỷ lệ điều tiết các khoản thu giữa các cấp ngân sách đƣợc thực hiện ổn định trong 4 năm đã từng bƣớc nâng các đƣợc tính chủ động và trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng trong điều hành ngân sách, tăng nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng.

1.3.2. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cấp quận tại quận Cầu Giấy

Quận Cầu Giấy nằm ở vị trí quan trọng của Thủ đô Hà Nội có nhiều thuận lợi về vị trí trong nội thành Hà Nội, là quận có diện tích tƣơng đối rộng với 12,04 km2, trên địa bàn quận bao gồm tất cả 8 phƣờng.

42

mức độ tăng trƣởng khá cao và ổn định. Kinh tế phát triển, tốc độ năm sau cao hơn năm trƣớc, bình quân tăng 13,7% năm.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2011 thực hiện 2.108,9 tỷ đồng (bằng 70% kế hoạch). Nguyên nhân do nền kinh tế khó khăn nên nguồn thu ngoài quốc doanh, thu thuế ôtô, xe máy giảm và không thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất.

Tổng nguồn vốn cho công tác đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách ƣớc thực hiện 115,6 tỷ đồng, đạt 25% so với dự toán. Đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội. Nhiệm vụ đầu tƣ cho công tác xây dựng cơ bản đạt thấp do quận không tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất là 195 tỷ đồng, chỉ thực hiện chi từ nguồn phân cấp trong cân đối nên chƣa có nguồn thu để thực hiện.

Qua đây, nhận thấy quận Cầu Giấy thực hiện nhiệm vụ quản lý VĐTXDCB từ NSNN không đạt so với Kế hoạch năm, do quận trong năm không đấu giá quyền sử dụng đất, dẫn đến nguồn thu điều tiết không đảm bảo để thực hiện đầu tƣ xây dựng cơ bản theo kế hoạch.

1.3.3. Bài học về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách cấp quận rút ra cho quận Hai Bà Trưng

Qua nghiên cứu công tác quản lý VĐTXDCB từ ngân sách tại hai quận Thanh Xuân và quận Cầu Giấy trên có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

Coi việc công khai tài chính ngân sách của các dự án là biện pháp để tăng cƣờng giám sát của cán bộ, công chức và nhân dân trong việc quản lý sử dụng ngân sách ngân sách địa phƣơng, đơn vị sử dụng ngân sách, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách.

Công tác tổ chức thực hiện đầu tƣ phải sát với kế hoạch lập đầu năm, tránh tình trạng điều chỉnh, bổ sung, giãn hoãn công trình đầu tƣ, ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận.

43

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA QUẬN HAI BÀ TRƢNG,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Tổng quan về kinh tế xã hội của quận Hai Bà Trƣng có ảnh hƣởng đến quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản

2.1.1. Đặc điểm về lịch sử hình thành và phát triển của UBND quận Hai Bà Trưng

Quận Hai Bà Trƣng nằm ở phía Đông Nam nội thành thành phố Hà Nội, là địa bàn có vinh dự đƣợc mang tên hai vị Nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc: Hai Bà Trƣng Trắc và Trƣng Nhị.

Trƣớc đây, vùng đất Hai Bà Trƣng thuộc các tổng Hậu Nghiêm (sau đổi là Thanh Nhàn), Tả Nghiêm (sau đổi là Kim Liên), Tiền Nghiêm (sau đổi là Vĩnh Xƣơng) thuộc huyện Thọ Xƣơng cũ; một số xã của huyện Thanh Trì, thuộc trấn Sơn Nam Thƣợng. Từ năm 1954-1961, vùng đất Hai Bà Trƣng gồm các khu phố mang tên Bạch Mai, Hai Bà, Hàng Cỏ và một phần đất thuộc quận VI ngoại thành Hà Nội. Từ năm 1961-1981, gọi là khu Hai Bà (sau gọi là quận Hai Bà Trƣng). Tháng 6/1981, khu Hai Bà Trƣng chính thức gọi là quận Hai Bà Trƣng gồm 22 phƣờng: Nguyễn Du, Lê Đại Hành, Bùi Thị Xuân, Phố Huế, Ngô Thì Nhậm, Phạm Đình Hổ, Đồng Nhân, Đống Mác, Bạch Đằng, Thanh Lƣơng, Thanh Nhàn, Cầu Dền, Bách Khoa, Quỳnh Lôi, Bạch Mai, Quỳnh Mai, Vĩnh Tuy, Minh Khai, Trƣơng Định, Đồng Tâm, Giáp Bát, Tƣơng Mai. Ngày 2/6/1982, Hội đồng Bộ trƣởng ban hành Quyết định số 173-HĐBT, thành lập phƣờng Mai Động thuộc quận Hai Bà Trƣng trên cơ sở điều chỉnh diện tích và nhân khẩu của thôn Mai Động và xóm Mơ Táo của xã Hoàng Văn Thụ thuộc huyện Thanh Trì. Sau khi điều chỉnh, quận Hai Bà Trƣng có 23 phƣờng. Ngày 14/3/1984, Hội đồng Bộ trƣởng ban hành Quyết

44

định số 42-HĐBT, thành lập thêm phƣờng Tân Mai trên cơ sở tách từ phƣờng Giáp Bát. Sau khi điều chỉnh, quận Hai Bà Trƣng có 24 phƣờng. Tháng 10/1990, xã Hoàng Văn Thụ thuộc huyện Thanh Trì đƣợc sáp nhập vào quận Hai Bà Trƣng và đổi thành phƣờng Hoàng Văn Thụ. Sau khi điều chỉnh, quận Hai Bà Trƣng có 25 phƣờng. Ngày 6/11/2003, Chính phủ ra Nghị định số 132/2003/NĐ-CP, điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phƣờng Mai Động, Tƣơng Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ (quận Hai Bà Trƣng) về thuộc Quận Hoàng Mai quản lý. Sau khi điều chỉnh, quận Hai Bà Trƣng còn 20 phƣờng với dân số trên 37 vạn ngƣời.

Với bề dày truyền thống và luôn có vị trí trung tâm qua các thời đại nên việc đầu tƣ trên địa bàn quận Hai Bà Trƣng cần phải thực hiện thận trọng, các công trình xây dựng phải kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại. Việc đầu tƣ trên địa bàn quận Hai Bà Trƣng không chỉ thuộc trách nhiệm của quận Hai Bà Trƣng mà còn có trách nhiệm của Thành phố Hà Nội và của Trung ƣơng.

2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội của quận Hai Bà Trưng

* Về kinh tế: Trên địa bàn quận Hai Bà Trƣng có nhiều nhà máy, xí nghiệp của Trung ƣơng và Hà Nội nhƣ: Dệt Kim Đồng Xuân; cảng Hà Nội; cụm công nghiệp Minh Khai-Vĩnh Tuy với hàng chục xí nghiệp nhà máy, chủ yếu thuộc các ngành dệt, cơ khí, chế biến thực phẩm.

* Về văn hóa: Mặc dù các hoạt động văn hóa của quận Hai Bà Trƣng hàng năm đƣợc tổ chức rất sôi nổi, tuy nhiên so với các quận huyện khác của Thành phố Hà Nội thì cơ sở vật chất của ngành văn hóa quận Hai Bà Trƣng còn rất hạn chế. Hiện nay, trụ sở Trung tâm văn hóa Hai Bà Trƣng vẫn rất chật hẹp tại ngã tƣ phố Bạch Mai – Thanh Nhàn.

* Về thể dục thể thao: Trên địa bàn quận có trung tâm thể dục thể thao tại phố Hồng Mai, phƣờng Bạch Mai. Tuy nhiên cơ sở vật chất của Trung tâm

45

TDTT do Thành phố quản lý. Do vậy, các hoạt động thể dục thể thao của quận chủ yếu dựa vào cơ sở vật chất của Trung tâm thể dục thể thao quận.

* Về giáo dục đào tạo: Quận Hai Bà Trƣng luôn đƣợc biết đến là một trong các đơn vị dẫn đầu về chất lƣợng giáo dục và đào tạo của Thành phố, với nhiều trƣờng uy tín, có chất lƣợng cao, đƣợc học sinh và phụ huynh tin tƣởng, đánh giá cao nhƣ: Trƣờng THCS Lê Văn Tám, Lê Ngọc Hân, Tây Sơn, trƣờng Mẫu giáo Bách Khoa, Lê Đại Hành...

* Về y tế: Trên địa bàn quận Trên địa bàn quận có Bệnh Viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Ung bƣớu Hà Nội... Tuy nhiên, các bệnh viện này đều do Thành phố quản lý. Việc khám chữa bệnh tuyến cơ sở chủ yếu dựa vào các trạm y tế. Đặc biệt khi triển khai trƣơng trình y tế: tiêm chủng mở rộng, chƣơng trình bảo hiểm y tế cho ngƣời cao tuổi... thì trạm y tế phƣờng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tuyên truyền, khám chữa bệnh ban đầu...

* Về sở vật chất của các cơ quan, đoàn thể thuộc quận: Hiện nay trụ sở UBND quận Hai Bà Trƣng tại 30 Lê Đại Hành, phƣờng Lê Đại Hành đã xuống cấp và diện tích chật hẹp. Vì vậy, các cơ quan, đoàn thể thuộc quận vẫn phải làm việc tại các trụ sở nằm rải rác trên địa bàn quận.

Với thực trạng các trụ sở nêu trên, trong giai đoạn 2011 - 2015 cần ƣu tiên tập trung vốn đầu tƣ xây dựng trụ sở chính của UBND quận tại đƣờng Đại Cồ Việt . Đồng thời đối với các đơn vị đã có trụ sở nhƣng đã xuống cấp cần có kế hoạch cải tạo để đáp ứng nhu cầu hoạt động của các đơn vị.

* Về cơ sở hạ tầng đường, thoát nước: Trên địa bàn quận, ngoài các tuyến phố chính, tuyến phố trung tâm đƣợc đầu tƣ nhƣ phố Bà Triệu, phố Huế, Bạch Mai, Bùi Thị Xuân, Mai Hắc Đế.. vẫn còn rất nhiều tuyến phố nhƣ: Lƣơng Yên, Trƣơng Định, Lạc Trung... chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ đồng bộ.

46

các tuyến phố hàng ngày, hàng giờ tác động trực tiếp đến đời sống dân sinh. Do vậy, để nhân dân thấy đƣợc hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền và sự quan tâm của lãnh đạo các cấp chính quyền đối với nhân dân, trong thời gian tới đây cũng là nhóm công trình phải quan tâm đầu tƣ. Đối với các tuyến ngõ ngách, quy mô đầu tƣ không lớn và do các phƣờng trực tiếp quản lý nên đây sẽ là điều kiện thuận lợi để phân cấp đầu tƣ cho cấp phƣờng triển khai thực hiện.

2.2. Tình hình vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN của quận Hai Bà Trƣng giai đoạn 2008-2012

2.2.1. Nguồn vốn

Trong những năm qua, danh mục kế hoạch vốn đầu tƣ các dự án của quận Hai Bà Trƣng đƣợc tách theo hai nguồn để theo dõi, quản lý: nguồn vốn XDCB Thành phố phân cấp và nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ:

Vốn XDCB Thành phố phân cấp: Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản đƣợc phân cấp quản lý về đến cấp quận, tức là, Ngân sách quận đƣợc bố trí một khoản vốn từ ngân sách có tính chất đầu tƣ xây dựng cơ bản và UBND quận đƣợc UBND thành phố phân cấp quyết định đầu tƣ với các dự án thuộc phạm vi này.

Vốn ngân sách nhà nước có tính chất đầu tư: đƣợc dùng để chi cho việc sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất sẵn có của các đơn vị HCSN, nhằm duy trì hoặc tăng cƣờng chức năng hoạt động của các cơ sở vật chất này. Không đƣợc dùng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ xây dựng để đầu tƣ xây dựng mới, trừ việccải tạo, nâng cấp các hạng mục công trình trong các cơ sở đã có của các cơ quan, đơn vị HCSN. Các dự án xây dựng mới phải xin khinh phí từ nguồn vốn đầu tƣ XDCB.

Tình hình sử dụng vốn đầu tƣ xây dựng quận Hai Bà Trƣng đƣợc thể hiện qua Bảng 2.1: Tổng vốn đầu tƣ XDCB của các dự án trên địa bàn quận

47 Hai Bà Trƣng từ năm 2008 đến năm 2012.

Bảng 2.1: Tổng VĐT XDCB của quận Hai Bà Trƣng từ năm 2008 - 2012

Đơn vị: triệu đồng

Năm

Vốn đầu tƣ XDCB

Tổng số Nguồn XDCB Thành phố phân cấp Nguồn SN có tính chất đầu tư

Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%)

2008 48.902 100 22.563 46,1 26.339 53,9 2009 103.533 100 65.997 63,7 37.536 36,3 2010 106.716 100 58.000 54,3 48.716 45,7 2011 109.769 100 53.000 45,7 56.769 54,3 2012 115.883 100 67.986 58,6 47.897 41,4 Tổng 484.803 100 267.546 53,6 217.257 46,4

Nguồn số liệu: Phòng Tài chính - Kế hoạch quận Hai Bà Trưng.

2.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư XDCB từ NSNN cấp quận

Trên cơ sở phân cấp nhiệm vụ chi hàng năm, UBND Thành phố giao cho các UBND các quận làm chủ đầu tƣ các dự án, công trình nằm trên địa bàn quận Ngoài nguồn vốn ngân sách Thành phố phân bổ hàng năm, quận còn đầu tƣ các công trình bằng chính nguồn vốn của quận.

Dựa trên nguồn vốn chi cho lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của quận Hai Bà Trƣng, UBND quận Hai Bà Trƣng sẽ phân bổ vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản cho từng lĩnh vực theo tỷ lệ. Trên thực tế vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản giai đoạn 2008-2012 đƣợc phân bổ tại bảng 2.3 về cơ cấu vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN của UBND quận Hai Bà Trƣng.

48

quận thực hiện đƣợc hình thành từ các nguồn sau:

Một là, nguồn vốn xây dựng cơ bản Thành phố phân cấp: Dựa vào dự toán thu và tỉ lệ điều tiết đối với từng quận, huyện, UBND Thành phố phân bổ một khoản vốn nằm trong tổng chi của quận gọi là vốn XDCB Thành phố phân cấp. Quận đƣợc chủ động phân bổ và sử dụng nguồn vốn này cho các dự án đầu tƣ thuộc thẩm quyền quyết định của UBND quận và quyết toán vào ngân sách quận.

Hai là, sử dụng một phần vốn nằm trong tổng chi thƣờng xuyên để đầu tƣ cải tạo, sửa chữa các công trình, nguồn vốn này có tên gọi là vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ.

Ba là, nguồn thƣởng vƣợt thu: Căn cứ vào kết quả thu vƣợt kế hoạch, hàng năm Thành phố sẽ thông báo số thƣởng vƣợt thu cho quận. Sau khi nhận đƣợc tiền thƣởng từ ngân sách Thành phố, UBND quận lập phƣơng án sử dụng trình Hội đồng nhân dân quận quyết định để bổ sung vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản cho các công trình hạ tầng kỹ thuật, xã hội và nhiệm vụ quan trọng khác của quận.

Bốn là, nguồn kết dƣ ngân sách: Những năm qua, nguồn kết dƣ ngân sách quận là khá lớn. Giữa năm kế hoạch, nguồn này thƣờng đƣợc quận sử dụng để bổ sung kế hoạch vốn cho các dự án đầu tƣ.

Nhƣ vậy, nếu phân theo dõi để hạch toán thì nguồn vốn đầu tƣ XDCB của quận đƣợc hình thành từ 4 nguồn trên. Tuy nhiên, để theo dõi quản lý điều hành kế hoạch, quận phân biệt dự án sử dụng nguồn vốn XDCB Thành phố phân cấp hay nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ. Dự án sử dụng nguồn vốn XDCB Thành phố phân cấp thì phải thực hiện cấp mã số dự án đầu tƣ, còn dự án sử dụng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ không phải cấp

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của UBND quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)