Bên cạnh việc thực hiện tốt công tác kiểm tra chất lƣợng của Tổ công tác kiểm tra chất lƣợng do phòng Quản lý Đô thị chủ trì cần tăng cƣờng công tác giám sát, đánh giá đầu tƣ của tổ công tác giám sát, đánh giá đầu tƣ do Phòng Tài chính - Kế hoạch chủ trì thực hiện. Hai tổ công tác cần có sự phối hợp chặt chẽ về chƣơng trình, kế hoạch làm việc để đảm bảo việc thực hiện
91
không bị chồng chéo. Việc giám sát, đánh giá cũng lấy chất lƣợng là chính và không chạy theo số lƣợng công trình đƣợc thực hiện giám sát, đánh giá.
Thực hiện nghiêm Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ về giám sát, đánh giá đầu tƣ và Thông tƣ 13/2010/TT-BKH ngày 02/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ quy định về biểu mẫu giám sát, đánh giá đầu tƣ. Công tác giám sát đầu tƣ phải thực hiện theo đúng quy hoạch, kế hoạch nhằm bảo đảm việc đầu tƣ tập trung, đúng định hƣớng, đúng mục tiêu, đạt hiệu quả.
Thực hiện việc giám sát khâu chuẩn bị đầu tƣ và quyết định đầu tƣ (lập dự án đầu tƣ, thẩm tra, thẩm định, quyết định đầu tƣ) nhằm bảo đảm thủ tục pháp lý và tính khả thi của các quyết định đầu tƣ. Giám sát việc thực hiện dự án đầu tƣ nhằm bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật (thủ tục xây dựng, chất lƣợng, tiến độ, giải phóng mặt bằng, thực hiện phƣơng án tái định canh, định cƣ, ổn định đời sống nhân dân; tổ chức đấu thầu, hoạt động xây lắp, mua sắm, giới hạn chi phí dự án…). Đi liền với giám sát phải tổ chức đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ và đánh giá kết thúc dự án. Thời gian tổ chức đánh giá phải đảm bảo tƣơng ứng với tiến độ triển khai thực hiện dự án nhằm phát hiện và đƣa ra những kiến nghị kịp thời đối với các cơ quan liên quan về những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung để dự án phát huy hiệu quả.
Sau mỗi kỳ kiểm tra chất lƣợng, giám sát, đánh giá đầu tƣ cần phải tổ chức họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm với các chủ đầu tƣ, đơn vị đầu mối quản lý dự án và tham mƣu cho UBND quận văn bản chỉ đạo điều hành các chủ đầu tƣ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của nhà nƣớc trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng.