Nguyên tắc quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của quận

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của UBND quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội (Trang 31)

Quản lý vốn NSNN cấp quận có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng tại quận. Việc bố trí các khoản vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN một cách tuỳ tiện, thiếu sự phân tích hoàn cảnh cụ thể sẽ có ảnh hƣởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của quận cũng nhƣ toàn Thành phố. Do vậy việc tổ chức các khoản vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN phải đƣợc tổ chức theo những nguyên tắc nhất định.

Việc quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN ở của quận đƣợc quản lý chặt chẽ từ khâu giao kế hoạch cho đến khi đầu tƣ. Do vậy nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản cũng đƣợc quản lý chặt chẽ và phải tuân thủ theo các nguyên tắc:

* Nguyên tắc quản lý lập và phấn bổ kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Tiết kiệm và đạt hiệu quả cao vừa là mục tiêu, vừa phƣơng hƣớng, tiêu chuẩn đánh giá trình độ, năng lực quản lý vốn đầu tƣ XDCB của quận.

Nội dung của nguyên tắc này là quản lý lập và phân bổ kế hoạch sao cho với một đồng vốn đầu tƣ XDCB của quận bỏ ra phải thu đƣợc lợi ích lớn

23

nhất. Vốn đầu tƣ các công trình xây dựng cơ bản phải đạt đƣợc hiệu quả cao. Căn cứ vào tiến độ và mục tiêu thực hiện dự án của quận quản lý lập và phân bổ kế hoạch vốn đầu tƣ của dự án hợp lý, phù hợp với nhu cầu của xã hội.

* Nguyên tắc thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Trong quản lý vốn đầu tƣ XDCB nguyên tắc này thể hiện toàn bộ vốn đầu tƣ XDCB của quận Nhà nƣớc phải đƣợc tập trung quản lý theo một cơ chế thống nhất của Nhà nƣớc thông qua các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức, các qui trình, qui phạm về kỹ thuật nhất quán và rành mạch.

Việc thanh toán vốn đầu tƣ đƣợc thực hiện trong cả 3 giai đoạn của quá trình đầu tƣ và xây dựng. Các khoản chi phí cần thanh toán vốn là:

- Chi phí xây dựng

- Chi phí mua sắm, lắp đặt thiết bị. - Chi phí tƣ vấn.

- Chi phí khác (chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý dự án, thuế, lệ phí phải nộp…)

Đối với các dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc việc cấp phát vốn đƣợc thực hiện dƣới hình thức cấp bằng hạn mức kinh phí đầu tƣ và đƣợc thanh toán qua KBNN.

Căn cứ chính để KBNN tiến hành thanh toán cho đơn vị sử dụng vốn ngân sách là:

- Đã có trong dự toán ngân sách nhà nƣớc đƣợc giao.

- Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền ra lệnh chuẩn chi.

24

Việc thanh toán vốn đƣợc thực hiện theo dõi khối lƣợng công việc hoàn thành nghiệm thu trong từng thời kỳ. Nhƣ vậy, cơ quan quản lý vừa kiểm tra đƣợc tiến độ thực hiện dự án vừa kiểm soát đƣợc việc thanh toán vốn cho công trình.

Đối với những dự án đầu tƣ hoặc khối lƣợng công việc thuộc dự án đầu tƣ đƣợc phép cấp tạm ứng thì KBNN sẽ cấp trƣớc vốn tạm ứng cho đơn vị thụ hƣởng và thu hồi vốn tạm ứng khi thanh toán khối lƣợng công việc hoàn thành.

Việc phân bổ vốn đầu tƣ XDCB của Nhà nƣớc phải theo một chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch tổng thể.

* Nguyên tắc quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Khi kết thúc năm kế hoạch, đơn vị phải quyết toán khối lƣợng xây dựng dở dang đang chuyển sang năm sau, tổng hợp trong báo cáo quyết toán cùng với các khoản chi ngân sách trong năm của đơn vị.

Đối với dự án có nhiều hạng mục công trình mà mỗi hạng mục (hoặc nhóm hạng mục công trình) khi hoàn thành nếu độc lập vận hành khai thác sử dụng và xét thấy cần thiết thì cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán có thể cho phép quyết toán hạng mục (hoặc nhóm hạng mục) bao gồm chi phí xây lắp, thiết bị và chi khác có liên quan trực tiếp của hạng mục (hoặc nhóm hạng mục công trình) nói trên. Sau khi toàn bộ dự án hoàn thành chủ đầu tƣ phải tổng quyết toán toàn bộ dự án và phân bổ chi phí khác cho từng hạng mục theo quy định.

Khi kết thúc xây dựng, công trình phải đƣợc nghiệm thu, bàn giao, vận hành thử, bảo hành, bảo hiểm…, phải tiến hành quyết toán vốn đầu tƣ, thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tƣ.

25

“Vốn đầu tƣ đƣợc quyết toán” là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tƣ để đƣa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí theo đúng quy chuẩn, định mức, đơn giá, chế độ tài chính – kế toán và những quy định hiện hành của Nhà nƣớc có liên quan. Vốn đầu tƣ đƣợc quyết toán trong giới hạn tổng mức đầu tƣ đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt và điều chỉnh (nếu có).

Quyết toán đầu tƣ phải xác định đẩy đủ, chính xác tổng mức vốn đầu tƣ đã thực hiện; phân định rõ nguồn vốn đầu tƣ; vốn đầu tƣ chuyển thành tài sản cố định, tài sản lƣu động, hoặc chi phí không thành tài sản của dự án. Qua quyết toán vốn đầu tƣ xác định số lƣợng, năng lực sản xuất, giá trị TSCĐ mới tăng do đầu tƣ mang lại để có kế hoạch huy động, sử dụng kịp thời và phát huy hiệu quả của dự án đầu tƣ đã hoàn thành. Trên cơ sở đó xác định trách nhiệm của chủ đầu tƣ, cơ quan quản lý Nhà nƣớc về đầu tƣ và xây dựng trong quá trình quản lý sử dụng vốn đầu tƣ.

Quyết toán vốn đầu tƣ phải đầy đủ, đúng nội dung, bảo đảm thời gian lập thẩm tra và phê duyệt theo quy định.

Chủ đầu tƣ chịu trách nhiệm quyết toán vốn đầu tƣ và gửi báo cáo quyết toán vốn đầu tƣ cho ngƣời có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tƣ.

Đối với các dự án sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ xây dựng thì ngƣời có thẩm quyền quyết định đầu tƣ đồng thời là ngƣời phê duyệt quyết toán vốn đầu tƣ.

Trƣớc khi quyết toán vốn đầu tƣ, tất cả các báo cáo quyết toán phải đựơc tổ chức thẩm tra quyết toán. Tuỳ theo quyết định của ngƣời có thẩm quyền phê duyệt, hình thức tổ chức thẩm tra quyết toán có thể là do cơ quan chức năng trực thuộc cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán thực hiện hoặc thuê tổ chức kiểm toán.

26

Chi phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tƣ đƣợc tính trong tổng dự toán đƣợc phê duyệt.

Công tác quyết toán vốn đầu tƣ không chỉ nhằm kiểm tra các khoản chi xem có đúng với mục đích, tiêu chuẩn định mức, chế độ chính sách, quy trình thủ tục của Nhà nƣớc không mà còn để đánh giá kết quả quá trình đầu tƣ, rút kinh nghiệm nhằm tăng cƣờng công tác quản lý đầu tƣ và xây dựng.

* Nguyên tắc kiểm soát vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Kiểm soát vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc là một nội dung quan trọng trong quá trình quản lý sử dụng vốn đầu tƣ. Kiểm soát nhằm tìm ra những mặt ƣu nhƣợc điểm, những nhân tố mới, tích cực để phát huy, đồng thời phát hiện kịp thời những sai lệch hồ sơ. Mặt khác, qua kiểm soát, giám sát có thể hiện những điểm bất cập, bất hợp lý trong cơ chế đểkịp thời sửa đổi cho phù hợp.

Để đảm bảo việc quản lý, sử dụng vốn đầu tƣ có hiệu quả, việc kiểm soát vốn đầu tƣ phải đƣợc công khai, minh bạch cũng nhƣ phải thƣờng xuyên kiểm soát ở tất cả các khâu trong chu trình đầu tƣ, từ khâu phân bổ kế hoạch đến khâu thanh toán, quyết toán. Việc kiểm soát cần phải thực hiện nghiêm túc từ chủ đầu tƣ, ngƣời quyết định đầu tƣ, các cơ quan quản lý nhà nƣớc và kiểm tra giám sát cộng đồng.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của UBND quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)