Những thành tựu trong phát triển CNPT ngành Điện tử tại ViệtNam hiện

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tại Công ty cổ phần Chứng khoán MB (MBS) Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 61)

CNĐT Việt Nam bắt đầu từ giữa những năm 60 thế kỷ hai mƣơi nhƣng chỉ thực sự hình thành từ sau năm 1975, trải qua hai giai đoạn phát triển:

Giai đoạn đầu: từ 1975 đến 1990

Sau khi đất nƣớc thống nhất năm 1975, chính phủ đã tiếp quản một số xí nghiệp điện tử ở phía Nam. Phần lớn các xí nghiệp này sản xuất các hàng điện tử gia dụng, liên doanh với các công ty Nhật Bản nhƣ Sony, National, Sanyo… Các xí nghiệp này cùng với một số xí nghiệp ở miền Bắc đã hình thành nền CNĐT non trẻ ở Việt Nam. Đầu những năm 90, khi Liên Xô cũ và các nƣớc Đông Âu tan rã, CNĐT bị ảnh hƣởng rất nghiêm trọng khiến hầu hết các xí nghiệp sản xuất linh kiện điện tử ngừng hoạt động hoặc chuyển sang lắp ráp điện tử gia dụng phục vụ nội địa.

50

Ngành CNĐT Việt Nam đã phát triển trở lại sau năm 1994 với sự tham gia của doanh nghiệp nhà nƣớc (DNNN), doanh nghiệp tƣ nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. DNNN đã đổi mới các phƣơng thức hoạt động và đẩy mạnh liên kết với các hãng nƣớc ngoài với việc thành lập nhiều doanh nghiệp tƣ nhân hoạt động sản xuất kinh doanh rất năng động hiệu quả. Nhiều thƣơng hiệu điện tử nổi tiếng thế giới nhƣ Panasonic, Toshiba, LG, Canon… đã vào Việt Nam xây dựng cơ sở sản xuất lắp ráp. Kéo theo đó là nhu cầu về một nền CNPT thực sự lớn mạnh để có thể cung cấp, hỗ trợ các tập đoàn này sản xuất các mặt hàng linh kiện điện tử, điện tử gia dụng…Cơ chế và môi trƣờng hoạt động mới đã tạo động lực giúp CNPT ngành Điện tử Việt Nam bƣớc đầu có những khởi sắc rõ nét.

Thực hiện các chính sách đổi mới và kêu gọi những nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, diện mạo của ngành công nghiệp Việt Nam đã có sự thay đổi khi nhiều công ty nƣớc ngoài đã đầu tƣ sản xuất linh phụ kiện để xuất khẩu và cung cấp cho các công ty nƣớc ngoài đang hoạt động tại Việt Nam với các loại sản phẩm nhƣ: các linh kiện thụ động, các cụm chi tiết kim loại, đèn hình, nhựa, các bộ phận cho máy tính điện tử. Tốc độ tăng trƣởng hàng năm của ngành đạt 20-30%/năm. CNĐT đã cơ bản thoả mãn nhu cầu nội địa, với doanh số đạt 1,8 tỉ USD năm 2007 cho khu vực thị trƣờng trong nƣớc. Sản phẩm điện tử của Việt Nam đã xuất khẩu đi 35 quốc gia, trong đó các nƣớc ở châu Á là khu vực tiêu thụ chính (Thái Lan và Philippines là hai thị trƣờng lớn nhất ở khu vực này). Năm 1990, Việt Nam mới có vài chục doanh nghiệp điện tử, đến nay đã có khoảng 500 doanh nghiệp, trong đó khoảng 1/3 là các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, sử dụng khoảng 250 ngàn lao động, đáp ứng đƣợc nhu cầu trong nƣớc với các loại sản phẩm điện tử điện lạnh, công nghệ thông tin-viễn thông với tốc độ tăng trƣởng bình quân khoảng 20-30%. Hiện nay, các doanh nghiệp phụ trợ ngành Điện tử tại Việt Nam (phần lớn là các doanh nghiệp FDI) đang sản xuất các sản phẩm hỗ trợ chủ yếu là mạch in, màn hình, vi mạch bán dẫn, các bộ cảm biến, các linh kiện, phụ tùng cho thiết bị viễn thông, thiết bị truyền dẫn, bán dẫn, quang điện tử, vi điều khiển…Các DNVVN trong nƣớc chủ yếu chỉ hỗ trợ các sản phẩm in ấn, bao bì. Tổng doanh thu CNPT ngành ĐT Việt

51

Nam tăng đều đặn, năm sau cao hơn năm trƣớc. Từ 9.313 tỷ đồng năm 2000, lên tới 34.782 tỷ đồng năm 2005; 112.649 tỷ đồng năm 2010; 286.269 tỷ đồng năm 2012; 308.311 tỷ đồng năm 2013 (Hình 3.1) song cơ cấu sản phẩm trong ngành đang có sự lệch pha, nghiêng về điện tử tiêu dùng trong khi điện tử chuyên dụng lại rất ít, tỷ lệ chênh lệch là 7/3. CNPT ngành CNĐT vì thế cũng chƣa phát triển đồng bộ, vẫn nghiêng chủ yếu về gia công lắp ráp các mặt hàng tiêu dùng nội địa và các chi tiết điện tử.

Hình 3.1. Tổng doanh thu công nghiệp phụ trợ Điện tử Viêt Nam

Nguồn (Tổng cục thống kê, 2010)

Về số lƣợng các doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng cũng có những biến đổi đáng ghi nhận. Năm 2000, số doanh nghiệp sản xuất các loại linh kiện, phụ tùng là 1123 doanh nghiệp và năm 2013 tăng lên 1383 doanh nghiệp, tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2006-2013 là 12,42%. Trong số doanh nghiệp sản xuất các loại linh kiện, phụ tùng; sản xuất linh kiện phụ tùng kim loại phát triển nhất với 656 doanh nghiệp, tăng 352 doanh nghiệp so với năm 2005; sản xuất linh kiện điện-điện tử 416 doanh nghiệp, tăng 291 doanh nghiệp so với năm 2005; sản xuất linh kiện nhựa – cao su là 311 doanh nghiệp, tăng 198 doanh nghiệp so với năm 2005. Hình 3.2 cho ta thấy rõ điều đó:

52

Hình 3.2: Số lƣợng doanh nghiệp sản xuất điện điện tử

Nguồn: Tổng cục Thống kê, số liệu Website (www.gso.gov.vn) 2005, 2011, 2012, 2013.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2000 sản phẩm xuất, nhập khẩu ngành điện tử Việt Nam là 0,79 tỷ USD; năm 2005 là 1,43 tỷ USD; năm 2012 tăng 7,84 tỷ USD; năm 2013 đạt 11 tỷ USD. Tốc độ tăng bình quân/năm, thời kỳ 1998-2005 đạt 15,8%; thời kỳ 2006-2012 đạt 27,6%; đặc biệt 2011-2012 tăng tới 47,8%. CNPT ngành điện-điện tử là lĩnh vực thu hút đƣợc nhiều FDI nhất trong các ngành CNPT tại Việt Nam với 445 dự án FDI, số vốn đăng ký lên tới trên 10 tỷ USD, chủ yếu là các dự án sản xuất linh kiện điện tử (311 dự án với số vốn đầu tƣ trên 8,2 tỷ USD). Việc trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào đầu năm 2007 đã mở ra cho Việt Nam những cơ hội hết sức thuận lợi để ngành CNĐT Việt Nam và các lĩnh vực công nghệ cao tiếp cận các công nghệ tiên tiến của thế giới và khu vực. Chỉ tính riêng lƣợng vốn FDI đầu tƣ vào ngành CNĐT Việt Nam từ năm 2007 đến nay đạt khoảng 3 tỷ USD, lớn hơn tổng số vốn FDI vào toàn ngành CNĐT trong 13 năm (1993-1996). Số lƣợng doanh nghiệp CNPT ngành Điện tử không ngừng tăng lên, năm 2006 có 120 doanh nghiệp, năm 2010 là 372 doanh nghiệp. Đến năm 2013 lên tới 630 doanh nghiệp (Bảng 3.1)

53

Bảng 3.1: Số lƣợng doanh nghiệp CNPT ngành Điện tử 2006-2013

2006 2008 2010 2012 2013 Doanh nghiệp CNPT Số lƣợng 2643 4161 4992 <6000 >6000 Tốc độ tăng trƣởng (%) 27,9 20 21,0 21,9 CNPT ngành Điện tử Số lƣợng 120 219 372 510 630 Tốcđộ tăng trƣởng (%) 45 32 28,7 25,0 Tỷ lệ DN CNPT/DN CNPT điện tử (lần) 22 19 17,2 16,4 16,0

Nguồn: Tổng cục Thống kê, số liệu tổng điều tra, website 2013

Về mặt lao động trong lĩnh vực sản xuất linh kiện phụ tùng điện tử, hiện nay sử dụng trên 250.000 lao động với tốc độ thu hút nguồn nhân lực là 10%/năm, công việc chủ yếu tập trung vào lĩnh vực lắp ráp các loại sản phẩm điện tử tiêu dùng và các loại linh kiện điện tử xuất khẩu. Lao động có trình độ đại học tại các DNNN chiếm tỷ lệ khá cao, từ 19-63%, trong khi tại các doanh nghiệp FDI chỉ từ 4-10%. Lao động Việt Nam trong ngành CNĐT, nhất là lao động trực tiếp, nhìn chung đƣợc các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đánh giá cao về kỹ năng. Bảng 3.2 cho ta thấy rõ số lƣợng lao động trong lĩnh vực sản xuất linh kiện phụ tùng tăng trƣởng nhanh trong thời gian từ 2006-2013, tốc độ bình quân 16,1%/ năm, đạt trên 197,361 lao động năm 2013; trong đó lao động sản xuất linh kiện điện –điện tử chiếm đa số. Năm 2013 lao động sản xuất linh kiện điện-điện tử là 100.640 ngƣời.

Bảng 3.2: Lao động trong lĩnh vực sản xuất linh kiện phụ tùng điện tử

Đơn vị: Người

2005 2011 2012 2013 TTBQ (%/năm

2006-2013) Linh kiện phụ tùng kim

loại

43.546 79.820 80.280 80.638 8,0%

Linh kiện điện điện tử 15.288 80.724 90.182 100.640 26,6%

Linh kiện nhựa-cao su 971 12.455 13.769 16.083 15,8%

Tổng 59.805 172.999 184.231 197.361 16,1%

54

Cũng theo tổng cục thống kê, trong lĩnh vực sản xuất linh kiện phụ tùng giai đoạn 2005-2011, Giá trị sản xuất (GTSX) công nghiệp tăng 11,18%. Sản xuất linh kiện điện tử tuy mới phát triển trong 6 năm trở lại đây nhƣng tăng trƣởng khá nhanh, GTSX công nghiệp lĩnh vực sản xuất linh kiện phụ tùng đạt 30,9 nghìn tỷ năm 2012. Linh kiện nhựa-cao su đạt giá trị thấp, nhƣng tốc độ tăng cƣờng cao, đạt 12,87% giai đoạn 2006-2011 (Bảng 3.3)

Bảng 3.3: GTSX công nghiệp lĩnh vực sản xuất linh kiện phụ tùng

Đơn vị: nghìn tỷ đồng

2005 2011 2012

Linh kiện phụ tùng kim loại 10,7 18,2 73,3

Linh kiện Điện-điện tử 3,2 7,8 30,9

Linh kiện nhựa-cao su 2,3 4,8 17,6

Tổng 16,3 30,8 121,8

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2012

Giá trị sản xuất ngành điện-điện tử với các ngành khác cũng có những bƣớc biến chuyển đáng ghi nhận, cụ thể nhƣ Hình 3.3 dƣới đây

48599.9 34432.7 18918.5 6117.6 85003.5 66793.2 35660.8 12103.9 128068.4 76996.7 42233.1 36132.7 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000

Cơ khí chế tạo Dệt may Da giầy CN Điện tử

2005 2010 2012

Hình 3.3: Giá trị sản xuất công nghiệp một số ngành công nghiệp (tỷ đồng)

55

Từ biểu đồ trên ta thấy:

Giá trị sản xuất (GTSX) ngành cơ khí chế tạo năm 2005 từ 48.599.9 tỷ đồng đến năm 2012 tăng đến 128.068,4 tỷ đồng. GTSX ngành dệt may năm 2005 là 34.432.67 năm 2013 đạt 76.996,7 tỷ đồng. Ngành Điện tử có GTSX tăng cao nhất với mức 36132.7 tỷ đồng.

Về kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng của CNPT ngành Điện tử là sản phẩm linh kiện điện tử, linh kiện máy vi tính đã có những thay đổi rõ rệt. Sau 5 năm kể từ sau khi gia nhập WTO, giá trị xuất khẩu của nhóm các sản phẩm công nghệ thông tin của Việt Nam không ngừng tăng cao. Năm 2010, kim ngạch nhập khẩu linh kiện máy vi tính, sản phẩm linh kiện điện tử hàng tháng biến động không nhiều. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu vào những tháng cuối năm tăng mạnh, gần gấp đôi những tháng đầu năm.Những năm gần đây, xuất khẩu điện thoại và linh kiện có tốc độ tăng chóng mặt. Nếu năm 2009 xuất khẩu mặt hàng điện thoại và linh kiện còn đứng thứ 9 (sau dệt may, giày dép, dầu thô, thuỷ sản, điện tử máy tính và linh kiện, gỗ và sản phẩm gỗ, gạo, cao su) thì năm 2010 đã vƣợt lên đứng thứ 4 (sau dệt may, dầu thô, giày dép). Năm 2011 và 2012, mặt hàng này vƣợt lên đứng thứ 2 chỉ sau dệt may. Đến năm 2013, xuất khẩu điện thoại và linh kiện đã “soán ngôi” của dệt may khi đạt kim ngạch 21,5 tỷ USD, trong khi dệt may chỉ đạt hơn 20 tỷ USD. Cho đến thời điểm này, điện thoại và linh kiện vẫn giữ ổn định mức tăng trƣởng khi 4 tháng đầu năm 2014 xuất khẩu điện thoại và linh kiện tăng đến 29,2% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 7,672 tỷ USD. xuất khẩu điện thoại đã đến nhiều thị trƣờng, thậm chí có những thị trƣờng chiếm hơn nửa tổng kim ngạch xuất khẩu nhƣ Bồ Đào Nha, Các tiểu vƣơng quốc Ả rập thống nhất (UAE), Hoa Kỳ, Đức, Áo, Anh…

Nhìn vào những con số trên, có thể thấy rằng, nhóm hàng này có đóng góp không nhỏ vào thành tích xuất khẩu chung của cả nƣớc. Năm ngoái, điện thoại và linh kiện chiếm tới 20% tổng kim ngạch XK của cả nƣớc và 50% trong mức tăng trƣởng toàn ngành. Dự báo, XK điện thoại và linh kiện điện thoại của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cao trong những năm tới khi Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam đƣa nhà máy thứ hai ở Việt Nam vào hoạt động tại tỉnh Thái Nguyên; dự án

56

nhà máy sản xuất điện thoại di động và các sản phẩm điện tử các loại của LG tại Hải Phòng cũng sẽ góp phần quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu. Hình 3.4 giúp hình dung rõ hơn về vấn đề trên.

Hình 3.4: Kim ngạch xuất khẩu linh kiện máy vi tính, sản phẩm linh kiện điện tử theo tháng, giai đoạn 2010-2012 (Đơn vị tính: Triệu USD)

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2013

Theo kết quả khảo sát năm 2012 của Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt nam, 90% lực lƣợng doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực sản xuất điện tử của Việt Nam tập trung vào 2 trung tâm lớn: Hà Nội và các tỉnh lân cận Hải Dƣơng, Hƣng Yên, Bắc Ninh; và TP Hồ Chí Minh, Bình Dƣơng, Đồng Nai. Hai trung tâm này sản xuất ra phần lớn các sản phẩm điện tử của Việt Nam, chiếm 95% kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc. Ngoài 2 trung tâm này, chỉ còn một số ít các doanh nghiệp điện tử nhỏ ở Đà Nẵng và Hải Phòng.

Các doanh nghiệp FDI trong ngành CNĐT thƣờng chọn các khu công nghiệp, khu chế xuất có hạ tầng tốt và giao thông thuận tiện. Rất nhiều các doanh nghiệp tƣ nhân cũng đang theo xu hƣớng này. Các doanh nghiệp FDI định hƣớng xuất khẩu đều là các doanh nghiệp lớn, đƣợc đầu tƣ bài bản, trang thiết bị và công nghệ khá cao. Các doanh nghiệp này đánh giá cao các điều kiện làm việc và tính kỷ luật của nhân công trong ngành CNĐT ở Việt Nam.

Các doanh nghiệp này cũng có cố gắng trong đầu tƣ máy móc trang thiết bị hiện đại để có thể đồng bộ hóa và tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

57

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tại Công ty cổ phần Chứng khoán MB (MBS) Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)