Khái niệm CNPT và CNPT ngành điện tử

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tại Công ty cổ phần Chứng khoán MB (MBS) Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 25)

* CNPT

Cụm từ Công nghiệp phụ trợ đƣợc bắt nguồn từ Nhật Bản khi lần đầu tiên xuất hiện trong “Sách trắng về Hợp tác kinh tế năm 1985” của Bộ Công Thƣơng Nhật Bản. Bản thân cụm từ CNPT đƣợc dịch trực tiếp từ thuật ngữ gốc trong tiếng Nhật là “Suso-no San Gyuo” trong đó Suso-no là “Chân núi” và San Gyuo là “Công nghiệp”. Nếu xem toàn bộ quy trình sản xuất một sản phẩm nhƣ một quả núi thì các ngành CNPT đóng vai trò chân núi, còn công nghiệp lắp ráp, sản xuất hoàn tất sản phẩm cuối cùng đóng vai trò đỉnh núi. Do đó, nếu không có CNPT vững chắc nhƣ chân núi thì sẽ không có công nghiệp lắp ráp sản xuất cuối cùng bền vững, ổn định.Ở tài liệu này CNPT đƣợc dùng để chỉ doanh nghiệp có đóng góp cho việc phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp ở các nƣớc châu Á hay các công ty sản xuất linh phụ kiện. Ở các nƣớc khác nhau, tùy theo tình hình cụ thể và đặc thù của từng quốc gia mà khái niệm về CNPT hiện cũng chƣa thực sự rõ ràng và có những khác biệt nhất định.

Ở Thái Lan, theo định nghĩa của cục phát triển CNPT (BSID) Thái Lan: “CNPT là các ngành công nghiệp cung cấp các linh kiện máy móc và các dịch vụ kiểm tra, đóng gói kiểm tra cho các ngành công nghiệp cơ bản”

Trong khi CNPT rất phổ biến ở các nƣớc châu Á, đặc biệt là các nƣớc Đông Á thì lại rất khó có thể tìm đƣợc tài liệu liên quan tới lĩnh vực này ở Hoa Kỳ hay Châu Âu. Mặc dù vậy, việc phân chia và chuyên môn hóa quá trình sản xuất sản phẩm thành nhiều công đoạn bởi nhiều doanh nghiệp khác nhau đã thông dụng từ lâu ở các quốc gia phát triển với một số thuật ngữ nhƣ Chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị, mạng lƣới sản xuất, thầu phụ, thuê ngoài và nhà cung ứng.

Ở Việt Nam cho đến nay vẫn thiếu một định nghĩa pháp lý về CNPT, bản thân khái niệm này đƣợc hiểu khác nhau giữa các cơ quan chính phủ. Tuy vậy, nhìn chung CNPT là khái niệm chỉ toàn bộ những sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các sản phẩm chính. Sản phẩm CNPT thƣờng đƣợc sản xuất với quy mô nhỏ, thực hiện

14

bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thuật ngữ CNPT đƣợc phổ biến rộng rãi từ năm 2003 và có nhiều tài liệu tham khảo có sử dụng cụm Công nghiệp hỗ trợ thay cho cụm từ Công nghiệp phụ trợ. Cụ thể, từ năm 2007 trong “Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đến 2010, tầm nhìn đến 2020” do bộ Công nghiệp cũ, nay là Bộ Công thƣơng soạn thảo và Thủ tƣớng phê duyệt, công nghiệp hỗ trợ đƣợc

định nghĩa: “Hệ thống công nghiệp hỗ trợ là hệ thống các nhà sản xuất (sản phẩm) và

công nghệ sản xuất có khả năng tích hợp theo chiều ngang, cung cấp nguyên vật liệu,

linh kiện, phụ tùng… cho khâu lắp ráp cuối cùng”. CNHT (supporting industries) cũng

đã đƣợc định nghĩa tại Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 của Thủ tƣớng

Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ, theo đó “Công

nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu, phụ kiện, phụ tùng, linh kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất hoặc sản phẩm

tiêu dùng”. Có thể nói về bản chất hai khái niệm công nghiệp hỗ trợ và CNPT này cùng

là một, và cùng để chỉ chung các ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các sản phẩm chính. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả xin phép đƣợc sử dụng cụm CNPT thay cho Công nghiệp hỗ trợ.

* CNPT ngành điện tử

Theo nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/05/2007 của thủ tƣớng chính phủ Quy định

chi tiết và hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Luật công nghệ thông tin có nêu rõ: hoạt

động CNPT trong lĩnh vực điện tử bao gồm các loại hình sản xuất, lắp ráp,gia công các linh phụ kiện, cung cấp nguyên liệu, ốc vít, linh kiện điện tử, bao bì… cho các sản phẩm như Điện tử nghe nhìn, Điện tử gia dụng, Điện tử chuyên dùng, Thông tin-viễn thông,

Thiết bị ngoại vi, Thiết bị đa phương tiện. Nói cách khác, CNPT ngành điện tử chỉ toàn

bộ những sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính. Cụ thể là những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm…, và cũng có thể bao gồm những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế. Nếu kể các sản phẩm tƣơng tự thì phạm vi sẽ rất rộng nhƣng nếu thêm một đặc tính nữa sẽ thấy phạm vi rõ ràng hơn: Sản phẩm CNPT thƣờng đƣợc sản xuất với quy mô nhỏ, thực hiện với các DNVVN.

15

Ở hầu hết các quốc gia, thiết bị điện tử là những sản phẩm có nhu cầu đặc biệt cao trong giai đoạn đầu của CNH. Các TĐĐQG trong ngành điện tử thƣờng xây dựng nhà máy tại thị trƣờng tiêu thụ để không bỏ lỡ các cơ hội này.

Tóm lại, theo tác giả, thuật ngữ CNPT ngành điện tử chỉ toàn bộ việc sản xuất

nguyên vật liệu đến gia công chế tạo những linh phụ kiện, cung cấp nguyên liệu điện tử, ốc vít, các bộ phận chi tiết, bao bì, nhãn mác…cung cấp cho việc lắp ráp

các sản phẩm cuối cùng. Sản phẩm của CNPT ngành này bao gồm một số lĩnh vực

nhƣ kim loại, nhựa và cao su, điện và điện tử. Nhìn chung, các doanh nghiệp sản xuất CNHT trong lĩnh vực điện tử hầu hết quy mô nhỏ và vừa, đòi hỏi trình độ công nghệ và quản lý cao, điều kiện hợp đồng chặt chẽ và tƣơng đối phụ thuộc lẫn nhau.

*Đặc điểm của CNPT và CNPT trong ngành Điện tử: ** Đặc điểm của CNPT nói chung:

Thứ nhất, về tính đa cấp và liên kết:

Trong quá trình sản xuất công nghiệp luôn có sự đan xen, tác động lẫn nhau; sản phẩm đầu ra, quá trình sản xuất của ngành này lại là sản phẩm hỗ trợ hay sản phẩm đầu vào, quá trình sản xuất của ngành khác. Xét trong mối quan hệ nhất định sự đan xen tác động lẫn nhau nhƣ thế sẽ tiếp tục cho đến khi có đƣợc sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh cuối cùng. Một sản phẩm hoàn chỉnh có thể đƣợc sản xuất ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực trên nhiều địa bàn, khu vực, địa lý khác nhau, Đó là điều tạo nên tính liên kết nhƣ đặc điểm nổi bật của CNPT.

Về tính đa cấp, do các sản phẩm của CNPT nằm ở các vị trí khác nhau trong chuỗi giá trị sản xuất ra sản phẩm cuối cùng nên vị trí các nhà cung cấp cũng đƣợc phân loại theo cấp độ, hệ thống: tính đa cấp của CNPT kéo theo sự phân chia khá rõ ràng trong các thành phần tham gia CNPT và xuất hiện các nhà cung cấp lớp I,II,III… và trên cùng là nhà lắp ráp sản phẩm cuối cùng. Điều này cũng dẫn đến việc các nhà cung cấp ở các cấp hay vị trí khác nhau sẽ có đặc điểm, vai trò, quy mô vốn, công nghệ và tính chất hỗ trợ khác nhau.

Nhà cung cấp lớp I là các cơ sở sản xuất tin cẩn nhất, đƣợc đầu tƣ vốn và chỉ chuyên sản xuất các sản phẩm riêng của chính hãng thiết kế đặt hàng. Phần lớn là

16

loại hình tập đoàn công nghiệp, thành lập và phát triển cho mình một mạng lƣới các nhà cung ứng dƣới hình thức công ty mẹ-con, thực hiện sản xuất linh kiện phụ tùng quan trọng, hàm chứa các bí quyết công nghệ theo yêu cầu của công ty lắp ráp trong tập đoàn.

Nhóm cung cấp lớp 2 thƣờng là các DNVVN độc lập, chuyên cung cấp các chi tiết, linh kiện quan trọng cho các nhà cung ứng ở đối tƣợng thứ nhất hoặc cung ứng thẳng cho các nhà lắp ráp theo một hợp đồng tƣơng đối thƣờng xuyên. Đây đƣợc coi là liên kết khá gắn bó và đƣợc đảm bảo bằng thời gian hợp tác, uy tín, quyền lợi hai bên.

Nhóm cung cấp thứ 3 là các cơ sở sản xuất các sản phẩm hỗ trợ hàng loạt, mua sẵn, quan hệ với nhà lắp ráp theo kiểu mua bán thông thƣờng; chủ yếu là các chi tiết đơn giản, rẻ tiền, có giá trị gia tăng thấp với hàm lƣợng nguyên vật liệu trong sản phẩm cao. Trong hệ thống đa cấp của CNPT, các nhóm cung ứng này luôn phụ thuộc, tạo tiền đề cho nhau phát triển hƣớng đến phục vụ ngành lắp ráp, tạo ra sự liên kết trong một mạng lƣới tổ chức sản xuất phối hợp, thống nhất và có tính hợp tác cao giữa các doanh nghiệp chính và các doanh nghiệp sản xuất hỗ trợ. Mối liên kết này giúp các ngành công nghiệp nội địa gắn bó chặt chẽ với nhau trong chuỗi giá trị, chuỗi phân công lao động không thể tách rời dựa trên mối quan hệ lợi ích và hiệu quả kinh tế.

Thứ hai, về công nghệ:

Để có một sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh trƣớc khi đƣa ra thị trƣờng, trong quá trình sản xuất luôn đòi hỏi sự đa dạng về công nghệ và trình độ công nghệ. Mỗi lớp cung ứng I,II,III… lại đòi hỏi mức độ và trình độ công nghệ khác nhau. Thƣờng những bộ phận tinh xảo, có giá trị gia tăng lớn, đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ rất cao sẽ do những nhà cung cấp lớn có trình độ công nghệ cao đảm nhận. Ngƣợc lại những chi tiết cấp thấp hơn, kỹ thuật sản xuất không quá khó thì do những nhà cung cấp cấp thấp có trình độ công nghệ thấp hơn cung cấp.

Thứ 3 là về thị trường:

Thị trƣờng của CNPT ngày càng mở rộng, dung lƣợng thị trƣờng không chỉ đáp ứng trong nội bộ ngành mà còn đáp ứng nhu cầu liên ngành, đa ngành và không

17

giới hạn không gian địa lý. Đối với các nƣớc có nền CNPT phát triển, sau khi đảm bảo cung cấp cho công nghiệp trong nƣớc có thể xuất khẩu sang các nƣớc khác. Điều này lý giải xu hƣớng các nhà lắp ráp thƣờng chuyển dịch từ các nƣớc phát triển sang các nƣớc đang phát triển. Tuy nhiên, ngƣời tiêu dùng cuối cùng của các ngành CNPT sẽ là các nhà lắp ráp các sản phẩm công nghiệp, do vậy thị trƣờng của CNPT không rộng nhƣ sản xuất sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng cuối cùng. Dung lƣợng thị trƣờng sẽ thu hẹp hơn, thậm chí có một số sản phẩm phục vụ thị trƣờng rất hẹp, chỉ dành cho một số khách hàng nhất định. CNPT cũng sẽ trở nên hấp dẫn hơn và ổn định hơn nếu doanh nghiệp sản xuất sản phẩm CNPT tìm và đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng dài hạn hoặc tìm đƣợc thị trƣờng đặc thù của chính mình.

Thứ tư, về nguồn nhân lực:

CNPT là ngành đòi hỏi nguồn lực có trình độ cao, lao động trong ngành CNPT phần lớn là các nhà vận hành máy móc, những kiểm soát viên về chất lƣợng sản phẩm, các kỹ thuật viên và các kỹ sƣ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, đƣợc đào tạo theo tiêu chuẩn trình độ lành nghề, có chuyên môn sâu. CNPT ở các nƣớc đang phát triển nhƣ nƣớc ta có xu hƣớng kém cạnh tranh hơn do không có khả năng tài chính và lao động trình độ cao để vận hành tốt các thiết bị, từ đó giảm khả năng cạnh tranh quốc tế.

Điểm cuối cùng là về đối tượng tham gia:

CNPT đã thu hút số lƣợng lớn doanh nghiệp với quy mô khác nhau tham gia, trong đó doanh nghiệp lớn thuộc nhóm đối tƣợng I, các lớp khác chủ yếu là DNVVN. Phát triển CNPT là cơ sở quan trọng và là tiền đề để các doanh nghiệp nội địa tham gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế nói chung, hệ thống sản xuất của các công ty đa quốc gia nói riêng để tiếp cận công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đem lại giá trị gia tăng cao. Phát triển CNPT không chỉ là phƣơng thức tối ƣu thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài mà còn là cơ sở tạo lập nền công nghiệp trong nƣớc phát triển bền vững.

18

** Đặc điểm của CNPT ngành Điện tử tại Việt Nam

Mang trong mình đầy đủ các đặc trƣng của CNPT nói chung, CNPT ngành Điện tử có đầy đủ các tính chất của CNPT nhƣ đã phân tích ở trên. Tuy nhiên, do những đặc thù riêng nên CNPT ngành Điện tử tại Việt Nam có một số nét khác biệt nhƣ sau:

Thứ nhất: về tính đa cấp và liên kết:

Nếu nhƣ ở các nƣớc có nền CNPT phát triển, sự phát triển của các đơn vị cung ứng cấp I là rất nổi bật thì ở nƣớc ta, CNPT ngành điện tử chủ yếu chỉ tập trung với các nhà cung ứng cấp II và III: là các DNVVN độc lập chuyên cung cấp chi tiết linh kiện quan trọng cho các nhà cung ứng ở đối tƣợng thứ nhất và các cơ sở sản xuất các sản phẩm hỗ trợ hàng loạt, mua sẵn, quan hệ với nhà lắp ráp.

Liên kết trong các doanh nghiệp CNPT trong lĩnh vực Điện tử ở Việt Nam còn lỏng lẻo, mang tính chất tự phát chứ chƣa có định hƣớng rõ ràng. Đây cũng có thể coi là một điểm yếu của CNPT trong lĩnh vực Điện tử ở Việt Nam hiện nay.

Thứ 2: Về công nghệ:

Các doanh nghiệp FDI định hƣớng xuất khẩu đều là các doanh nghiệp lớn, đƣợc đầu tƣ bài bản, trang thiết bị và công nghệ khá cao. Các doanh nghiệp tƣ nhân của Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ. Trừ một số ít có công nghệ tƣơng đối tiên tiến, các trang thiết bị công nghệ và hệ thống doanh nghiệp này đều lạc hậu yếu kém. Nhìn chung, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ sản xuất các sản phẩm Điện tử tại Việt Nam đều chỉ đơn thuần sản xuất các sản phẩm có mức độ công nghệ thấp, đơn giản, mang tính lắp ráp và gia công là chủ yếu, dẫn tới mất cân đối giữa sản phẩm điện tử gia dụng và điện tử chuyên dùng (80% và 20%)

Thứ 3, về thị trường

Thị trƣờng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNPT sản xuất các sản phẩm linh phụ kiện điện tử tại nƣớc ta có dung lƣợng rất nhỏ, chủ yếu chỉ đáp ứng đƣợc một phần rất ít nhu cầu cho các công ty chính ở trong nƣớc, chƣa có khả năng cạnh tranh để xuất khẩu các sản phẩm CNPT ra nƣớc ngoài. Sự chi phối của các nhà lắp ráp nƣớc ngoài còn quá lớn làm các doanh nghiệp phụ trợ trong nƣớc khó tham gia vào chuỗi cung ứng.

19

Công nghiệp sản xuất linh phụ kiện (trừ các linh kiện xuất khẩu 100%) kém phát triển, nên tỉ lệ nội địa hóa các sản phẩm điện tử rất thấp, bình quân 13% (nguồn: Niên giám thống kê 2013), chủ yếu là bao bì đóng gói với các chi tiết nhựa, kim loại nhƣng cũng là chi tiết có giá trị thấp.

Thứ 4, về nguồn nhân lực:

Nếu nhƣ đòi hỏi của CNPT thông thƣờng là một nguồn nhân lực trình độ cao thì với CNPT ngành Điện tử, việc đòi hỏi đó càng rõ nét hơn. CNPT ngành Điện tử đòi hỏi các kỹ sƣ có trình độ chuyên môn cao, đƣợc đào tạo theo tiêu chuẩn, trình độ lành nghề, chuyên môn sâu. Tuy nhiên, nguồn nhân lực ngành này ở nƣớc ta hiện nay mang đặc điểm của sự thiếu hụt nhân lực chất lƣợng cao, có tay nghề. Lao động đƣợc sử dụng hiện tại mang tính chất đại trà do chúng ta thiên nhiều về công đoạn gia công lắp ráp các sản phẩm linh kiện điện tử đơn thuần. Các chuyên gia trong và ngoài nƣớc từng nhận định nếu đơn thuần dựa vào máy móc dây chuyền thì không tạo ra khả năng cạnh tranh quốc tế vì các quốc gia đều có thể sở hữu chúng. Do vậy điểm làm nên khác biệt chính là đội ngũ nhân công có tay nghề cao vì họ là ngƣời trực tiếp vận hành cải tiến máy móc, phát minh ra phƣơng pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả công việc. Nhu cầu nhân công có trình độ tay nghề cao trong CNPT ngành Điện tử càng ngày càng bức thiết.

Thứ năm, về đối tượng tham gia:

Với CNPT ngành Điện tử ở Việt Nam, việc đòi hỏi số lƣợng doanh nghiệp cấp thấp là rất lớn, đa phần các doanh nghiệp ở cấp này là DNVVN. Việc phát triển

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tại Công ty cổ phần Chứng khoán MB (MBS) Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)