2.1.1. Cơ sở phương pháp luận:
Cơ sở phƣơng pháp luận đƣợc sử dụng trong đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đƣợc sử dụng để nghiên cứu xem xét hiện tƣợng, trạng thái vận động khoa học, khách quan của đối tƣợng nghiên cứu. Sử dụng phƣơng pháp này cho thấy mọi sự vật hiện tƣợng không tồn tại một cách độc lập, tách rời mà chúng tồn tại trong mối liên hệ phổ biến với các hiện tƣợng sự vật xung quanh. Công tác quản lý thuế TNDN có liên quan đến nhiều yếu tố nhƣ trình độ chuyên môn, các chính sách của nhà nƣớc, trang thiết bị phục vụ, yếu tố văn hoá...
Chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê Nin đƣợc sử dụng nhằm đúc rút những quan điểm, các cơ sở lý luận và các bài học kinh nghiệm về liên quan đến công tác quản lý thuế ở một số nƣớc trong những năm qua.
2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu:
Để tiến hành nghiên cứu, đề tài sử dụng tài liệu thứ cấp.
Để tiến hành nghiên cứu, đề tài sử dụng tài liệu thứ cấp. Những tài liệu liệu thứ cấp đƣợc thu thập tại các cơ quan địa phƣơng (nhƣ Sở kế hoạch – Đầu tƣ, Sở Tài chính tỉnh Hà Giang) tại các cơ quan chuyên môn Cục Thuế tỉnh Hà Giang.
Tài liệu thu thập gồm:
- Báo cáo tổng kết thu NSNN hàng năm của Cục thuế tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2010-2013;
- Khai thác thông tin từ hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung của cơ quan thuế nhƣ: Hệ thống tự khai, tự nộp (QLT), phần mền ứng dụng đăng ký thuế (TINCC), Hệ thống thanh tra, kiểm tra (TTR).
35
- Các bài báo tại các tạp chí khoa học chuyên ngành kinh tế, quản lý, thuế.
- Các công trình nghiên cứu, dự án thực hiện trên địa bàn. - Các tài liệu liên quan khác.
Mục tiêu của phƣơng pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Dựa vào những thông tin thu thập đƣợc, tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng công tác quản lý thu thuế tại Cục thuế tỉnh Hà Giang, đồng thời thấy rõ những dữ liệu còn thiếu để bổ sung và cập nhật thông tin giúp công tác nghiên cứu thực trạng đạt hiệu quả hơn.
2.1.3. Phương pháp tổng hợp số liệu:
Toàn bộ số liệu thu thập đƣợc xử lý bởi chƣơng trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lƣợng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết nhƣ số tuyệt đối, số tƣơng đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.
2.1.3.1. Phân tổ thống kê: Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Qua phân tổ, các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có sự khác nhau rõ rệt, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ. Từ đó, có thể đi sâu tính toán, nghiên cứu các đặc điểm riêng của mỗi tổ cũng như các đặc điểm chung của tổng thể. Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chí. Phương pháp phân tổ sẽ cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng để có được những kết luận chính xác nhất đối với công tác quản lý thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Hà Giang.
2.2.3.2. Bảng thống kê: Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc
36
trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc phân tích thống kê được thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu đã thu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu. Các loại bảng được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp.
2.1.3.3. Phương pháp phân tích thông tin: Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã được thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Quá trình phân tích phải xác định cụ thể các mức độ của hiện tượng, xu hướng biến động cũng như tính chất và mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tượng, để từ đó rút ra được những kết luận khoa học về bản chất cũng như tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu; dự báo quá trình tiếp theo của hiện tượng trong thời gian ngắn.
2.2.3.4. Phƣơng pháp phân tích dãy số thời gian: Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm, 2 năm và 4 năm.
2.2.3.5. Phƣơng pháp so sánh
So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế, xã hội đã đƣợc lƣợng hoá có cùng một nội dung, tính chất tƣơng tự nhau:
- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm - Phƣơng pháp so sánh gồm các dạng + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau
37
2.2. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
- Tổng hợp số thu nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp - Kết quả kiểm tra thuế tại doanh nghiệp
- Tình hình quản lý nợ thuế - Tình hình miễn, giảm thuế
38
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CỤC THUẾ TỈNH HÀ GIANG
(2010 - 2013)
3.1. Tổng quan về cục thuế tỉnh Hà Giang
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Cùng với việc chia tách và tái lập tỉnh từ tháng 10/1991 theo Nghị quyết của Quốc hội, Cục thuế Hà Giang đƣợc thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động. Trong thời gian đầu, Cục thuế Hà Giang gặp không ít khó khăn thiếu thốn, cán bộ có trình độ đại học chỉ có 18 ngƣời, trung cấp 64 ngƣời, sơ cấp 74 ngƣời, lãnh đạo các phòng nghiệp vụ, lãnh đạo các Chi cục vừa thiếu vừa yếu về chuyên môn nghiệp vụ, cơ sở vật chất và phƣơng tiện làm việc còn nhiều thiếu thốn, trụ sở làm việc của Văn phòng Cục và các Chi cục mới chỉ đƣợc xây dựng nhà tạm và nhà cấp 4. Một số Chi cục phải ở nhờ các cơ quan bạn, điều kiện và phƣơng tiện phục vụ làm việc, đời sống của đại bộ phận cán bộ còn nhiều khó khăn thiếu thốn. Một số cán bộ tƣ tƣởng không yên tâm công tác, cộng với nguồn thu không ổn định, phân tán nhỏ lẻ trên khắp địa bàn tỉnh.
Trong những năm qua, đƣợc sự quan tâm chỉ đạo giúp đỡ của cấp uỷ, chính quyền các cấp, của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, sự phối hợp có hiệu quả của các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở, sự nghiêm chỉnh chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của các DN, hộ kinh doanh, đồng bào các dân tộc trong tỉnh, Ngành thuế Hà Giang đã trƣởng thành về mọi mặt. Đến nay, toàn Ngành đã có 370 cán bộ, công chức, trình độ chuyên môn và Lý luận chính trị đƣợc tăng lên cả về số lƣợng và chất lƣợng, cụ thể: Sau Đại học 02 ngƣời; Đại học 174 ngƣời; Cao đẳng 26 ngƣời; Trung cấp136 ngƣời. Trình độ lý luận chính trị: Cử nhân 2 ngƣời; Cao cấp 26 ngƣời; Trung cấp 10 ngƣờì. Các đồng
39
chí Trƣởng phòng, Trƣởng các Chi cục đều có trình độ đại học, hầu hết các đồng chí lãnh đạo từ Chi cục trƣởng trở lên đã có chứng chỉ học xong chƣơng trình quản lý nhà nƣớc ngạch chuyên viên, chuyên viên chính và lý luận chính trị từ trung cấp đến cử nhân. Một số đồng chí trƣởng các Chi cục và các phòng đã trƣởng thành và phát triển, đƣợc Tỉnh uỷ tín nhiệm giao giữ các chức vụ lãnh đạo cấp uỷ và chính quyền ở địa phƣơng.
Về cơ sở vật chất và phƣơng tiện làm việc, từ tháng 8/2012 trụ sở làm việc của Văn phòng Cục Thuế ở địa điểm mới với quy mô 9 tầng, tổng diện tích sàn sử dụng 5.830m2; Các Chi cục Thuế đều đƣợc xây dựng khang trang kiên cố từ 3-5 tầng, các huyện vùng cao có nhà tập thể cho cán bộ công chức ở và sinh hoạt, hầu hết các đội thuế có trụ sở mái bằng kiên cố, các phòng, các Chi cục đều đƣợc trang bị đầy đủ trang thiết bị, bàn ghế, gƣờng tủ tài liệu, máy vi tính và phƣơng tiện ô tô để phục vụ công tác. Toàn Ngành đã thực hiện quản lý thu hiện đại với sự tích hợp đồng bộ trong khai thác quản lý thu nộp ngân sách. Với các điều kiện trên đây Ngành thuế Hà Giang đã bao quát đƣợc các nguồn thu ngân sách phát sinh trên địa bàn, cơ bản đủ điều kiện để đảm đƣơng nhiệm vụ thu ngân sách ngày càng lớn hơn đƣợc cấp trên giao.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, chia tách địa giới hành chính các huyện trong tỉnh, qua nhiều lần thay đổi về tổ chức bộ máy. Đến nay, cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của ngành sau khi thực hiện Quyết định số 115/2010/QĐ-TTg ngày 28/10/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ, Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính. Tổ chức bộ máy gồm: 11 Chi cục Thuế huyện,Thành phố, có 58 đội thuế; Văn phòng Cục có 11 phòng Nghiệp vụ- chức năng thực hiện chức năng tham mƣu giúp việc cho Ban Lãnh đạo Cục trong việc tổ chức chỉ đạo, điều hành các hoạt động của toàn ngành và thực hiện các chức năng quản lý thuế theo quy định của Luật quản lý thuế .
40
(Nguồn: Cục thuế tỉnh Hà Giang)
Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chƣ́c bô ̣ máy quản lý ta ̣i Cu ̣c thuế Hà Giang.
Tổ chức bộ máy của Cục Thuế tỉnh Hà Giang, gồm có:
- Lãnh đạo Cục Thuế, gồm có: Cục trưởng và 3 Phó Cục trưởng. Cục trƣởng Cục Thuế chịu trách nhiệm trƣớc Tổng cục trƣởng Tổng cục Thuế và trƣớc pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục Thuế trên địa bàn.
Phó Cục trƣởng Cục Thuế chịu trách nhiệm trƣớc Cục trƣởng và trƣớc pháp luật về lĩnh vực công tác đƣợc phân công phụ trách.
- Các phòng chức năng tham mưu giúp việc Cục trưởng, gồm có: + Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ ngƣời nộp thuế, có Trƣởng phòng, 01 phó trƣởng phòng và 5 cán bộ.
41
+ Phòng Kê khai và Kế toán thuế, có Trƣởng phòng, 01 phó trƣởng phòng và 9 cán bộ.
+ Phòng Quản lý nợ và Cƣỡng chế nợ thuế, có Trƣởng phòng, 01 phó trƣởng phòng và 5 cán bộ.
+ Phòng Kiểm tra thuế, Trƣởng phòng, 02 phó trƣởng phòng và 8 cán bộ. + Phòng Thanh tra thuế, Trƣởng phòng, 02 phó trƣởng phòng và 9 cán bộ.
+ Phòng quản lý thuế thu nhập cá nhân, Trƣởng phòng, 01 phó trƣởng phòng và 1 cán bộ.
+ Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán, Trƣởng phòng, 02 phó trƣởng phòng và 5 cán bộ.
+ Phòng Kiểm tra nội bộ, Trƣởng phòng, 02 phó trƣởng phòng và 3 cán bộ. + Phòng Tổ chức cán bộ, Trƣởng phòng, 01 phó trƣởng phòng và 3 cán bộ. + Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ - ấn chỉ, Trƣởng phòng, 04 phó trƣởng phòng và 13 cán bộ. + Phòng Tin học, Trƣởng phòng, 01 phó trƣởng phòng và 4 cán bộ.
- Đơn vị trực thuộc Cục Thuế, gồm có: Chi cục Thuế các huyện,
thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Chi cục Thuế) trực thuộc Cục Thuế đƣợc tổ chức thống nhất theo đơn vị hành chính cấp huyện, thành phố gồm có 11 đơn vị sau:
3.2.2. Một số thành tựu mà Cục thuế Hà Giang đã đạt được
Với tinh thần đoàn kết nhất trí, vƣợt khó đi lên của tập thể cán bộ công chức Ngành thuế Hà Giang, từ năm tái lập tỉnh (1991) đến năm 2013 liên tục đều hoàn thành vƣợt mức dự toán thu ngân sách đƣợc Trung ƣơng và tỉnh giao cho, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng và
42
có điều kiện trang bị thêm cơ sở vật chất phƣơng tiện làm việc cho ngành phục vụ tốt công tác thu thuế trên địa bàn.
Năm 1991, nguồn thu chỉ đƣợc 1tỷ 970 triệu đồng/năm. Với sự quan tâm đầu tƣ của Chính phủ, các bộ Ngành TW đầu tƣ xây dựng trụ sở các cơ quan, Ban ngành của tỉnh nên nguồn thu về xây dựng cơ bản tăng lên đáng kể, đến năm 1995 số thu nộp ngân sách đã tăng lên 24 tỷ 508 triệu đồng. Ngoài nguồn thu lớn về xây dựng cơ bản thì các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh CTN ngoài quốc doanh cũng tăng khá. Nhiều DN đƣợc thành lập và đăng ký kinh doanh ở nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau. Các hộ kinh doanh cá thể ra kinh doanh ở các huyện, thị xã cũng tăng lên cả về số lƣợng và quy mô kinh doanh, đáp ứng nhu cầu về hàng hoá, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, là cở sở kinh tế quan trọng để tăng thu ngân sách. Đến năm 2000 số thu nộp ngân sách đã tăng lên 39 tỷ 200 triệu đồng, tốc độ thu nộp ngân sách các năm sau đều có tỷ lệ tăng cao so với năm trƣớc. Đến năm 2005, số thu đã tăng gần gấp 3 lần so với năm 2000. Năm 2010 số thu nộp ngân sách đạt trên 447 tỷ đồng. Năm 2013, phấn đấu thu nộp ngân sách 750 tỷ. Sau 22 năm thành lập số thu nộp ngân sách đã tăng 355 lần so với năm đầu mới thành lập Cục thuế .
Để đạt đƣợc các kết quả trên, Ngành thuế Hà Giang đã ra nhiều biện quản lý thu tích cực có hiệu quả, nhƣ: Ngay từ khi thực hiện luật thuế GTGT năm 1999, Ngành thuế đã triển khai việc đóng dấu ngành nghề kinh doanh, mã số thuế trên hoá đơn. Do vậy, đã hạn chế tình trạng mua, bán hoá đơn trên thị trƣờng. Sau khi thực hiện kết quả thu ngân sách đã tăng lên rõ rệt, phối hợp với cơ quan Tài chính đối chiếu hoá đơn mua hàng hoá của các đơn vị, cơ quan thụ hƣởng ngân sách đã phát hiện nhiều trƣờng hợp ghi hoá đơn có nội dung khác nhau giữa các liên đã kịp thời xử lý các vi phạm. Đến nay, tình trạng trên đã đƣợc khắc phục. Để tăng cƣờng trách nhiệm của chính quyền cơ
43
sở đối với công tác thu ngân sách, tăng cƣờng khai thác nguồn thu, chống thất thu, chủ động trong chi ngân sách, ngành thuế đã triển khai công tác UNT cho Uỷ Ban Nhân dân xã, Phƣờng, Thị trấn tổ chức thu, qua triển khai kết quả thu đã tăng lên rõ rệt so với trƣớc khi triển khai công tác UNT. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra các đối tƣợng, các nguồn thu, sắc thuế, thực hiện tốt các chức năng quản lý thuế, tăng cƣờng đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ theo hƣớng chuyên sâu, chuyên nghiệp...
Thực hiện nghị quyết của Đảng về luân phiên, luân chuyển cán bộ, ngành thuế đã thực hiện công tác luân phiên, luân chuyển cán bộ trong toàn ngành đối với cán bộ, thông qua việc làm trên đã tạo điều kiện cho cán bộ phát huy năng lực sở trƣờng và nâng cao khả năng điều hành, đúc kết đƣợc kinh nghiệm trong công tác nhiều đồng chí đã trƣởng thành phát triển và hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.
Bên cạnh những thành tích trong công tác thu ngân sách, Ngành thuế còn triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm khác, nhƣ: