Quy trình quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cục thuế tỉnh Hà Giang (Trang 39)

phát triển nhanh chóng và đúng hƣớng; huy động triệt để các nguồn vốn ngày càng hiệu quả, sử dụng nguồn lao động, thiết bị tốt hơn.

Công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp góp phần quan trọng phát huy mặt tốt của nền kinh tế thị trƣờng và hạn chế mặt trái của nó. Một trong những “trục trặc” của cơ chế thị trƣờng là sự phân hóa thu nhập giữa ngƣời giàu và ngƣời nghèo, dễ phát sinh nạn tham nhũng, làm tha hóa bản chất đạo đức do kinh doanh chạy theo lợi nhuận bất chấp luật pháp. Hoạt động quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp góp phần điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cƣ, góp phần thực hiện công bằng xã hội và tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể kinh doanh.

Công tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò giáo dục ý thức và trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ với nhà nƣớc. Thông qua công tác tuyên truyền pháp luật thuế của ngành Thuế đã làm cho mọi ngƣời biết và hiểu các quy định của nhà nƣớc để chấp hành. Đối tƣợng nộp thuế thuộc doanh nghiệp nhỏ và vừa rất đa dạng và phức tạp, nhiều nơi có trình độ dân trí chƣa cao, ý thức chấp hành luật pháp của nhân dân chƣa nghiêm, sự hiểu biết về pháp luật và nhận thức về trách nhiệm nghĩa vụ của công dân chƣa đầy đủ, thông qua công tác quản lý thu thuế, cán bộ thuế đã truyền đạt chính sách pháp luật của Đảng và nhà nƣớc, giải thích chính sách thuế cho đối tƣợng nộp thuế để họ hiểu và tự giác thực hiện nghĩa vụ của mình. Từ đó, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào ngân sách nhà nƣớc.

1.4.2. Quy trình quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nhỏ và vừa

1.4.2.1. Đăng ký thuế

28

Hiện nay theo quy trình mới, thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuế thì cơ quan cấp giấy chứng nhận kinh doanh hoặc giấy phép kinh doanh đồng thời sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế cho doanh nghiệp.

Sau khi cấp mã số thuế cho doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chuyển dữ liệu sang để cơ quan nhập dữ liệu, lƣu hồ sơ quản lý thuế đối với doanh nghiệp.

Bộ phận kê khai và kế toán thuế trong cơ quan thuế có trách nhiệm lập hồ sơ doanh nghiệp và chuyển dữ liệu cho các bộ phận có liên quan trong cơ quan thuế để thực hiện theo dõi quá trình kê khai, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.

Một số biện pháp quản lý thông tin đăng ký thuế

Đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, cá nhân, ngừng kê khai và nộp thuế nhƣng không khai báo với cơ quan thuế: Trƣờng hợp quá thời hạn nộp tờ khai thuế sau 3 lần bộ phận kê khai và kế toán thuế gửi thông báo nhắc nhở ngƣời nộp thuế phải kê khai và nộp thuế đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, nếu không có phản hồi từ phía ngƣời nộp thuế hoặc trƣờng hợp cá nhân quá 3 tháng không nộp tờ khai và nộp thuế, bộ phận kê khai và kế toán thuế lập phiếu đề nghị xử lý, chuyển bộ phận kiểm tra để xác minh sự tồn tại của ngƣời nộp thuế, đồng thời cập nhật trạng thái tạm ngừng hoạt động của ngƣời nộp thuế vào ứng dụng đăng ký thuế.

Đôn đốc ngƣời nộp thuế thực hiện đăng ký thuế mới và khai bổ sung thông tin đăng ký thuế: Trong quá trình thực hiện các chức năng quản lý thuế nhƣ tuyên truyền hỗ trợ, kê khai và kế toán thuế, quản lý thu nợ và thanh tra thuế… Nếu phát hiện ngƣời nộp thuế có tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣng chƣa đăng ký thuế; thay đổi thông tin đăng ký thuế nhƣng chƣa nộp cho cơ quan thuế hồ sơ thay đổi thông tin… Các bộ phận có chức năng có trách nhiệm lập phiếu đề nghị xử lý chuyển bộ phận đăng ký thuế để

29

thông báo đôn đốc ngƣời nộp thuế nộp hồ sơ đăng ký thuế mới hoặc khai bổ sung thông tin đăng ký thuế.

Xử phạt vi phạm hành chính đối với trƣờng hợp ngƣời nộp thuế nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc kê khai bổ sung thông tin đăng ký thuế quá thời hạn quy định: Bộ phận đăng ký thuế lập biên bản đối với hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế của ngƣời nộp thuế. Đồng thời với việc lập biên bản xác định hành vi nhận và trả kết quả cho ngƣời nộp thuế theo đúng trình tự quy định.

Bộ phận đăng ký thuế căn cứ biên bản đã đƣợc lập, xác định hình thức, mức độ xử phạt đối với ngƣời nộp thuế nộp hồ sơ đăng ký thuế quá thời hạn quy định. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuế sau khi ban hành phải đƣợc giao cho ngƣời nộp thuế hoặc hoặc thông báo cho ngƣời nộp thuế đến nhận tại bộ phận hỗ trợ tuyên truyền

Báo cáo kết quả lưu trữ

Chậm nhất là ngày 10 hàng tháng, bộ phận kê khai và kế toán thuế lập báo cáo tình hình thống kê thực hiện công tác tình hình thực hiện công tác đăng ký thuế của tháng trƣớc báo cáo lãnh đạo cục/ chi cục. Hồ sơ đăng ký của ngƣời nộp thuế do cục/ chi cục thuế trực tiếp quản lý ngƣời nộp thuế đó lƣu trữ tại phòng kê khai và kế toán thuế theo hồ sơ ngƣời nộp thuế. Thời gian lƣu tại bộ phận đăng ký thuế một năm kể từ ngày cơ quan thuế nhận đƣợc hồ sơ đăng ký thuế của ngƣời nộp thuế.

1.4.2.2. Xử lý tờ khai và chứng từ nộp thuế

Hàng năm, cơ sở kinh doanh căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của năm trƣớc và khả năng của năm tiếp theo tự kê khai doanh thu, chi phí, số thuế phải nộp cả năm, có chia ra từng quý theo mẫu của cơ quan thuế và nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý chậm nhất là ngày 25 của tháng 01; nếu tình hình sản xuất, kinh doanh trong năm có sự thay đổi lớn thì cơ sở kinh doanh phải báo cáo cơ quan thuế trực tiếp quản lý để điều chỉnh

30

số thuế tạm nộp cả năm và từng quý. Trong trƣờng hợp cơ quan thuế kiểm tra phát hiện việc kê khai thuế của cơ sở kinh doanh chƣa phù hợp thì có quyền ấn định số thuế tạm nộp cả năm và từng quý.

Đối với cơ sở kinh doanh chƣa thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ thì số thuế phải nộp hàng tháng đƣợc tính theo chế độ khoán doanh thu và tỷ lệ thu nhập chịu thuế phù hợp với từng ngành, nghề, do cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định.

31 Ngày Phòng Tuyên truyền- hỗ trợ 1 Phòng Hành chính Phòng Kê khai kế toán thuế 2 Phòng

kiểm tra thuế 20

Phòng Ấn chỉ

Sơ đồ 1.1: Trình tự xử lý tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp

(Nguồn:Tổng cục thuế )

Hƣớng dẫn

1.2 Kiểm tra tờ khai, thông báo tờ khai sai thủ tục (2) 5. Nhập chứng từ, hạch toán sổ thuế 2. Nhập tờ khai & xử lý tờ khai; xác nhận tời khai lỗi; xác định số thuế phải nộp 3. Sửa lỗi tờ khai 4.1 Đôn đốc, phạt hành chính 4.3 ÂĐ tự động in TB ÂĐ thuế 7. BC tình hình xử lý TK Bán hoá đơn 1.1 Nhận tờ khai, ghi sổ

Gửi thông báo sửa lỗi & điều chỉnh tờ khai

4.2 Ấn định thuế 6. PT tình trạng kê khai

32

1.4.2.3. Quản lý thu nợ thuế

Cơ sở kinh doanh tạm nộp thuế hàng quý theo tờ khai thuế TNDN hoặc theo số thuế cơ quan thuế ấn định đầy đủ, đúng hạn vào NSNN. Thời hạn nộp thuế chậm nhất không quá ngày cuối cùng của tháng cuối quý. Cơ sở kinh doanh chƣa thực hiện đẩy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế cùng với thuế GTGT.

Tổ chức, cá nhân ở Việt Nam chi trả thu nhập cho tổ chức, cá nhân ở nƣớc ngoài kinh doanh không có cơ sở thƣờng trú tại Việt Nam, có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế TNDN và nộp vào NSNN theo thời hạn do Bộ Tài chính quy định phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh chậm nhất không quá 15 ngày.

1.4.2.4. Xử lý hoàn thuế

Bộ phận tiếp nhận hồ sơ, sau khi thực hiện các công việc tiếp nhận hồ sơ, có trách nhiệm chuyển hồ sơ đây đủ, đúng thủ tục đến bộ phận giả quyết hồ sơ ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là đầu giờ ngày làm việc kế tiếp theo kể từ ngày nhận đƣợc hồ sơ hoàn thuế của ngƣời nộp thuế tại cơ quan thuế.

Trƣờng hợp trong hồ sơ hoàn thuế đã có xác nhận của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền hoặc kết quả quyết toán thuế của cơ quan thuế có ghi rõ số thuế nộp thừa; qua phân tích hồ sơ cơ quan thuế đã xác định số thuế đủ điều kiện đƣợc hoàn thì thực hiện đối chiếu nợ thuế của ngƣời nộp thuế đến thời điểm đề nghị hoàn thuế và thực hiện ngay các công việc đề xuất hoàn thuế.

Trƣờng hợp qua phân tích, cơ quan thuế chƣa có đủ căn cứ để xác định số thuế đủ điều kiện đƣợc hoàn thì đề nghị nguời nộp thuế giải trình, bổ sung và tiếp tục giải quyết hoàn thuế theo quy định.

1.4.2.5. Quyết toán thuế

Cơ sở kinh doanh phải thực hiện việc quyết toán thuế hàng năm khi kết thúc kỳ tính thuế với cơ quan thuế (kỳ tính thuế là năm dƣơng lịch bắt đầu từ

33

ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 cùng năm) hoặc năm tài chính. Cơ sở kinh doanh phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của tờ khai quyết toán thuế TNDN và nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý trong thời hạn là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm dƣơng lịch hoặc năm tài chính.

34 CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cục thuế tỉnh Hà Giang (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)