Trong việc quản lý căn cứ tính thuế điều quan trọng là phải kiểm soát đƣợc doanh thu, các khoản chi phí, các định mức về sử dụng lao động, vật tƣ, tài sản… phải có biện pháp phân tích kiểm tra tại cơ quan thuế phù hợp nhằm kiểm soát việc khai thuế của doanh nghiệp và lựa chọn đối tƣợng cần phải kiểm tra, thanh tra tại trụ sở của đối tƣợng nộp thuế một cách có hiệu quả. Cụ thể là:
Kiểm tra tờ khai thuế TNDN quý, từng lần phát sinh thu nhập hoặc tờ khai quyết toán thuế năm về các chỉ tiêu doanh số, chi phí đƣợc trừ, thuế suất áp dụng, tỷ lệ giảm hoặc miễn thuế. Đối chiếu với tình hình sản xuất kinh doanh, quy mô kinh doanh… Đối với kinh doanh dịch vụ, điều quan trọng là phải nắm chắc đƣợc doanh thu và các loại hình doanh thu.
Kiểm soát hệ thống định mức kinh tế, kỹ thuật của các doanh nghiệp và tình hình thực hiện định mức thông qua kê khai chi phí khi xác định thuế
49
TNDN phải nộp. Phân tích, đối chiếu để kịp thời giải đáp các vƣớng mắc của doanh nghiệp.
Lựa chọn kiểm tra, thanh tra tình hình khai thuế TNDN, kiểm tra việc chấp hành các định mức về chi phí… xác định mức độ chính xác của sổ sách kế toán, phát hiện các trƣờng hợp kê khai nộp thuế không chính xác.
Đối với hàng nhập khẩu, phải kiểm soát nhằm phát hiện các trƣờng hợp nhập nhiều khai ít với mục đích trốn thuế, gian lận thuế.
Công việc quản lý căn cứ tính thuế ở Cục thuế Hà Giang đƣợc thể hiện ở các phƣơng diện: Quản lý doanh thu tính thuế, quản lý chi phí đƣợc trừ, và quản lý thu nhập chịu thuế khác. Cụ thể nhƣ sau:
3.3.3.1. Quản lý doanh thu tính thuế
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là yếu tố có ảnh hƣởng quyết định đến việc xác định thu nhập chịu thuế và số thuế phải nộp. Doanh thu của các đối tƣợng nộp thuế có thể nhận đƣợc từ nhiều nguồn khác nhau. Do đó, cơ quan thuế rất khó kiểm soát, theo dõi. Để đảm bảo tính đúng số thuế thu nhập doanh nghiệp mà đơn vị phải nộp, cơ quan thuế phải lƣu ý đến rất nhiều vấn đề, trong đó đặc biệt phải quan tâm quản lý chặt chẽ doanh thu tính thuế.
Về nguyên tắc các doanh nghiệp tính thuế theo phƣơng pháp kê khai phải phản ánh một cách trung thực kịp thời và đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán, hóa đơn kế toán trên các nguyên tắc ghi nhận doanh thu tính thuế. Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp thƣờng tìm mọi cách che dấu bớt doanh thu trong kỳ tính thuế, nhằm làm giảm thu nhập tính thuế. Hiện tƣợng này phổ biến rộng khắp các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Việc che dấu doanh thu không phản ánh thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở mình nhằm làm giảm số thuế TNDN phải nộp trong kỳ, thƣờng gặp ở các doanh nghiệp đó là:
50
Hiện nay theo quy định, khi bán hàng có giá trị thanh toán trên 200.000 nghìn đồng, ngƣời bán phải có trách nhiệm xuất hóa đơn cho khách hàng. Tuy nhiên, ngƣời bán hàng thƣờng lợi dụng thói quen của khách hàng khi mua hàng hóa dịch vụ thƣờng không lấy hóa đơn bán hàng hoặc thông đồng với ngƣời mua để mua giá bán thấp hơn rất nhiều so với giá thực tế thanh toán. Hình thức che dấu thu nhập này xảy ra chủ yếu ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phục vụ trực tiếp cho ngƣời tiêu dùng nhƣ các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xe máy, điện lạnh, điện tử, máy tính… hoặc những doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng cung cấp trực tiếp cho ngƣời tiêu dùng nhƣ sản xuất chế biến đồ gỗ, hoạt động kinh doanh phục vụ nhà hàng, khách sạn…
Qua thực tế công tác quản lý tính thuế TNDN, việc quản lý doanh thu của đối tƣợng hết sức khó khăn vì doanh thu nhận đƣợc từ rất nhiều hoạt động, từ nhiều chủ thể hoạt động rất nhiều địa bàn, lĩnh vực hoạt động. Hơn nữa, việc nhận biết tình hình thay đổi doanh thu hết sức khó khăn, bởi hoạt động kinh doanh của đối tƣợng nộp thuế biến động qua các thời kỳ khác nhau theo quy luật của kinh tế thị trƣờng.
Theo quy định hiện nay, cơ quan thuế hạn chế tới mức thấp nhất việc trực tiếp xuống cơ sở kinh doanh làm việc, chính điều này dẫn tới việc nắm bắt thông tin về nguồn mang lại doanh thu của đối tƣợng nộp thuế không thể kịp thời chi tiết.
Công tác quản lý doanh thu hiện nay chủ yếu dựa vào chủ quan của cán bộ quản lý thuế, cán bộ quản lý thuế dựa vào thông tin và nhu cầu của ngƣời tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp, doanh thu của các doanh nghiệp kinh doanh cùng nhóm mặt hàng trên địa bàn để “ƣớc đoán” doanh thu.
Công tác quản lý sử dung hóa đơn cục thuế thực hiện tốt những quy định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
51
Cục thuế đã tăng cƣờng công tác kiểm tra đột xuất tại cơ sở kinh doanh. Đoàn kiểm tra yêu cầu các doanh nghiệp xuất trình số hóa đơn đã xuất. Cán bộ thuế kiểm tra việc ghi chép hoạt động, đối chiếu số tiền trên hóa đơn đầu vào, hóa đơn đầu ra và kiểm tra hàng tồn kho của đơn vị. Nhờ đó, phát hiện các trƣờng hợp vi phạm trong kê khai doanh thu. Biện pháp này thƣờng đƣợc áp dụng chủ yếu đối với các cơ sở kinh doanh thƣơng mại, đƣợc nghi ngờ có hành vi khai báo không đúng doanh thu thực.
Kiểm tra một số đối tƣợng cho thấy khoảng hơn 60% đối tƣợng nộp thuế khai giảm doanh thu. Các thủ đoạn trốn thuế phổ biến qua che dấu doanh thu nhƣ: bỏ sót hóa đơn dẫn đến giảm doanh thu, bán hàng nhƣng không xuất hóa đơn cho khách hàng…
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp kinh doanh thƣơng mại còn vừa bán buôn, vừa bán lẻ nhƣng hoạt động kinh doanh bán lẻ chỉ hạch toán doanh thu theo giá bán buôn. Hoặc những công ty mà hoạt động xuất khẩu là chính có thể không xuất hóa đơn và ghi nhận doanh thu với hàng bán trong nƣớc.
Một số doanh nghiệp sản xuất vừa có hoạt động gia công, vừa có hoạt động sản xuất nhƣng khi hạch toán lại hạch toán doanh thu hoạt động sản xuất nhƣ doanh thu hoạt động gia công. Nhiều doanh nghiệp bán hàng trả chậm nhƣng lại làm thủ tục hạch toán nhƣ một đại lý, chỉ ghi số doanh thu hoa hồng đƣợc hƣởng.
Tất cả những hoạt động trên cho thấy, công tác hạch toán, chấp hành chế độ kế toán thống kê ở các đơn vị kinh doanh hiện nay đang hết sức lỏng lẻo. Các doanh nghiệp bằng mọi cách che dấu doanh thu, thậm chí khi cán bộ thuế xuống kiểm tra cung cấp số liệu không chính xác. Việc hạch toán của đơn vị chỉ man tính đối phó (làm hai hệ thống sổ kế toán, một hệ thống sổ kế toán dùng cho nội bộ đơn vị, một hệ thống sổ dùng để đối phó với cơ quan quản lý thuế) cho việc hợp pháp hóa số liệu khi bị kiểm tra. Số liệu doanh thu
52
tính thuế kê trên báo cáo quyết toán thuế nhỏ hơn nhiều so với doanh thu thực tế kiểm tra.Số liệu doanh thu tính thuế kê trên báo cáo quyết toán thuế nhỏ hơn nhiều so với doanh thu thực tế kiểm tra, bảng 3.4 dƣới đây là một ví dụ điển hình:
Bảng 3.4.Trích biên bản kiểm tra tại Công ty TNHH Tân Sơn năm 2012 TT Chỉ tiêu Số kê khai Số kiểm tra Chênh lệch
1 Doanh thu quý I 983.622.100 3.830.608.300 2.846.986.200 2 Doanh thu quý II 890.765.300 1.060.925.500 170.160.200
Tổng 1.874.387.400 4.891.533.800 3.017.146.400
(Nguồn : Cục thuế Hà Giang) Nguyên nhân chênh lệch:
Quý I: Đơn vị kê thiếu doanh thu: 2.846.986.200 đồng là do các nguyên nhân sau:
- Do đơn vị không kê khai hóa đơn số 052015, ngày 19 tháng 01 năm 2012, doanh thu: 410.532.000 đồng, thuế GTGT: 41.053.200 đồng.
- Số còn lại đơn vị tập hợp số liệu trên hóa đơn bán ra không chính xác (Do thay đổi kế toán).
Quý II: Đơn vị kê thiếu doanh thu: 170.160.200 đồng là do đơn vị tập hợp số liệu trên hóa đơn bán ra không chính xác (Do thay đổi kế toán ).
Trong những năm gần đây, các DNN&V trên địa bàn Hà Giang đang từng bƣớc hoạt động có hiệu quả, khai thác đƣợc những thế mạnh của mình, có nhiều biện pháp thúc đẩy sản xuất, mở rộng quy mô, đa dạng hóa ngành nghề và nâng cao chất lƣợng sản phẩm… Do đó, các doanh nghiệp ngày càng có khả năng cạnh tranh, nâng cao uy tín, doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng, xuất hiện nhiều hình thức doanh thu mới. Từ thực tế đó đặt ra những nhiệm
53
vụ nặng nề cho công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp. Có quản lý tốt doanh thu tính thuế thì mới đảm bảo xác định đúng thu nhập chịu thuế của đơn vị, từ đó thu đúng, thu đủ thuế thu nhập doanh nghiệp cho NSNN.
Xét trên một góc độ nào đó, thì việc đối tƣợng nộp thuế tự kê khai, tính thuế và nộp thuế có tác dụng đề cao ý thức và sự tự giác của đối tƣợng nộp thuế, vì đối tƣợng nộp thuế hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu. Còn về phía cơ quan thuế, để quản lý tốt doanh thu tính thuế không chỉ đơn thuần dựa trên số liệu kê khai của đơn vị, mà cơ quan thuế phải lập kế hoạch và tổ chức thanh tra, kiểm tra, quyết toán thuế tại doanh nghiệp. Căn cứ để kiểm soát doanh thu tính thuế là báo cáo quyết toán thuế, báo cáo quyết toán năm, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lƣu chuyển tiền tệ, các hóa đơn, chứng từ, sổ sách kế toán… của doanh nghiệp. Trong quá trình kiểm tra cán bộ thuế tiến hành đối chiếu giữa các số liệu trên các hóa đơn, chứng từ, sổ sách kế toán và các báo cáo quyết toán năm, số dƣ trên các tài khoản kế toán để xem có phù hợp ăn khớp với nhau không, từ đó sẽ phát hiện những khoản hạch toán sai, bỏ sót những khoản để ngoài doanh thu.
3.3.3.2. Quản lý các chi phí được trừ
Việc quản lý tốt các chi phí là một trong những căn cứ quan trọng để tính thu nhập chịu thuế, hạn chế thất thu thuế. Qua việc kiểm tra, thanh tra thuế tại các doanh nghiệp nói chung và các DNN&V nói riêng đã kê khai không chính xác phần chi phí đƣợc trừ khi tính thu nhập chịu thuế. Việc đẩy mạnh công tác kiểm tra, quyết toán thuế TNDN có ý nghĩa quan trọng trong quản lý chi phí đƣợc trừ nói riêng và quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp nói chung, vì đây là khâu quan trọng, nó thể hiện đƣợc quy mô, kết quả hoạt động thực của cơ sở sản xuất kinh doanh và thể hiện đƣợc số thuế còn phải thu vào ngân sách nhà nƣớc sau khi kết thúc kỳ tính thuế.
54
Theo quy định của luật thuế TNDN hiện hành, kết thúc năm tính thuế, đối tƣợng nộp thuế có nghĩa vụ kê khai và nộp báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế. Khi nhận đƣợc báo cáo quyết toán thuế của đơn vị gửi lên Cục thuế sẽ tiến hành kiểm tra theo hai bƣớc sau:
Bước 1: Kiểm tra số liệu quyết toán thuế tại cục thuế
Trong khâu này, căn cứ vào số liệu kê khai trong báo cáo quyết toán thuế của đối tƣợng nộp thuế để phát hiện những sai sót trong quá trình kê khai của đơn vị, cũng nhƣ kiểm tra sơ bộ tính chính xác của các chỉ tiêu trên tờ khai. Cụ thể là để kiểm tra số liệu ghi trong báo cáo quyết toán thuế với số liệu trong tờ khai thuế TNDN năm đó. Các cán bộ thuế đã tiến hành yêu cầu đối tƣợng nộp thuế photo toàn bộ sổ sách chứng từ để kiểm tra. Nhờ đó, trong bƣớc kiểm tra này đã phát hiện đƣợc một số đối tƣợng nghi vấn cần thực hiện kiểm tra bƣớc hai. Tuy nhiên, bƣớc kiểm tra này còn hết sức chậm chạp, làm ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện công tác quyết toán thuế.
Bước 2: Kiểm tra quyết toán thuế tại đơn vị
Trong bƣớc này đoàn thanh tra yêu cầu đối tƣợng nộp thuế cung cấp các sổ sách, hóa đơn, chứng từ… liên quan. Do bị hạn chế về thời gian, trong khi đó số lƣợng đối tƣợng nộp thuế lại nhiều, khối lƣợng công việc lớn nên các đoàn kiểm tra không có điều kiện xác minh, tìm hiểu mà hầu nhƣ chỉ dựa vào số liệu do đơn vị cung cấp. Cán bộ thuế không thể đối chiếu hết số hóa đơn, chứng từ giữa ngƣời mua và ngƣời bán.
Công tác kiểm tra, quyết toán thuế bƣớc hai chủ yếu đƣợc tiến hành vào 6 tháng cuối năm. Do đó, những sai phạm của đối tƣợng nộp thuế tồn tại trong khoảng thời gian quá dài, thƣờng không đƣợc phát hiện và có hình thức xử lý kịp thời.
Trong năm 2012 cục thuế đã kiểm tra quyết toán thuế bƣớc hai đƣợc 56 doanh nghiệp, tổng số tiền thuế và tiền phạt phải thu sau kiểm tra lên tới hơn ba
55
tỷ đồng. Qua kiểm tra đã phát hiện 24 doanh nghiệp có hiện tƣợng vi phạm luật thuế, đã có quyết định truy thu 3 tỷ 115 triệu đồng, phạt vi phạm hành chính 50 triệu đồng. Kiểm tra trƣớc hoàn thuế 18 doanh nghiệp, không giải quyết cho 05 số hồ sơ do đơn vị không thực hiện đúng chế độ kế toán. Kiểm tra sau hoàn thuế đƣợc 6 doanh nghiệp, thu hồi 35 triệu đồng tiền thuế đã hoàn.
Sau mỗi cuộc kiểm tra toán thuế, cán bộ thuế lập biên bản kiểm tra quyết toán, trong đó ghi rõ các sai phạm mà đối tƣợng nộp thuế mắc phải và các nghĩa vụ phải thực hiện sau khi quyết toán.
Ví dụ: Trích biên bản kiểm tra quyết toán thuế tại công ty TNHH Xuân trƣờng mã số thuế 5100169785 có số liệu kiểm tra và báo cáo nhƣ sau:
Bảng 3.5. Trích biên bản kiểm tra, quyết toán thuế tại công ty TNHH Xuân
trƣờng năm 2012
Đơn vị tiền: triệu đồng
TT Chỉ tiêu Số báo cáo Số kiểm tra Chênh lệch
1 Tổng doanh thu chịu thuế TNDN 5.130 5.130 - 2 Tổng chi phí Trong đó 5.150 4.850 300 Nguyên vật liệu 3.545 3.670 125 Lƣơng 284 189 95 Chi phí khác 1.321 1.241 80
3 Thu nhập chịu thuế - - -
4 Tổng thu nhập chịu thuế
-20 280
56
+ Nguyên vật liệu số thực tế kiểm tra lớn hơn số báo cáo do trên báo cáo quyết toán công ty.
+ Lƣơng chi sai: 95 triệu đồng
+ Chi khác bị loại do không đúng quy định pháp luật: 80 triệu đồng. Những sai sót trong hạch toán chi phí đƣợc trừ có thể do trình độ kế toán của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Nhƣng cũng có một số không nhỏ các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách gian lận trong việc kê khai tăng chi phí để giảm bớt số thuế TNDN phải nộp.
Một số khoản mục chi phí thƣờng có gian lận sai sót trong công tác quản lý thuế TNDN tại cục thuế Hà Giang là:
Khoản mục khấu hao tài sản cố định:
Theo chế độ kế toán hiện hành thì khoản mục khấu hao tài sản cố định đƣợc ban hành và thực hiện theo thông tƣ 203/2009/TT-BTC và các văn bản hƣớng dẫn riêng cho một số ngành đặc thù khác. Tuy nhiên, trong các doanh nghiệp thì khoản mục này thƣờng xảy ra gian lận nhƣ: Các tài sản cố định đã hết thời hạn khấu hao nhƣng doanh nghiệp vẫn tiếp tục trích khấu hao của các tài sản đó; doanh nghiệp đƣa giá trị sai lệch so với nguyên giá ban đầu; tính mức khấu hao cao hơn quy định; Đƣa tài sản không đủ điều kiện để trích khấu hao nhƣ việc doanh nghiệp sử dụng những tài sản không thuộc sở hữu của doanh nghiệp hay những tài sản không có chứng từ hợp lý, hợp lệ, các tài sản tham gia góp vốn khi thành lập doanh nghiệp nhƣng lại không làm đầy đủ các thủ tục tham gia góp vốn; Các tài sản không phục vụ kinh doanh mà sử dụng