Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cục thuế tỉnh Hà Giang (Trang 80)

Những hạn chế:

Trong những năm qua, công tác quản lý thu thuế đạt đƣợc nhiều kết quả tốt việc triển khai đồng bộ có hiệu quả các biện pháp quản lý thu thuế đã góp phần vào việc thực hiện thắng lợi vào nhiệm vụ thu ngân sách đƣợc giao. Tuy nhiên, đối với kết quả thu đƣợc còn một số hạn chế:

Công tác quản lý đối tƣợng nộp thuế: Còn chƣa sâu sát thực tế, còn nặng về quản lý hành chính thông qua thủ tục giấy tờ dẫn đến còn có nhiều doanh nghiệp bỏ trốn, kinh doanh không đăng ký. Sự phối kết hợp giữa các bộ phận, các cơ quan liên quan trong việc quản lý các đối tƣợng nộp thuế nhiều khi còn chƣa kịp thời.

Công tác quản lý căn cứ tính thuế TNDN còn để xảy ra nhiều hình thức gian lận nhƣ: Một số doanh nghiệp báo cáo số liệu không trung thực, cố tình bỏ sót doanh thu, kê khai khống chi phí nhằm làm giảm số thuế phải nộp, hạch toán tăng khấu hao tài sản nhằm làm tăng chi phí, việc ghi chép sổ kế toán của một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ là hình thức…

69

Công tác quản lý nợ thuế của cục thuế đã có tiến bộ hơn nhƣng số nợ thuế vẫn ở mức cao. Tỷ lệ nợ vẫn còn rất cao so với yêu cầu của Tổng cục thuế đề ra là giảm tỷ lệ nợ xuống dƣới 5% trên tổng số thuế phải nộp của doanh nghiệp. Công tác quản lý thu nộp thuế và cƣỡng chế nợ thuế còn chƣa chủ động tìm nhiều biện pháp để đôn đốc các doanh nghiệp nộp thuế kịp thời, thậm chí còn có một số trƣờng hợp cố tình chây ỳ không chịu nộp thuế để chiếm dụng tiền thuế nhƣng chi cục vẫn chƣa có biện pháp xử lý cƣơng quyết.

Tình trạng dây dƣa, nợ đọng tiền thuế còn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp, công tác thanh tra, kiểm tra đã đƣợc đẩy mạnh song do số lƣợng doanh nghiệp nhỏ và vừa còn khá lớn nên số doanh nghiệp đƣợc thanh tra, kiểm tra chƣa đƣợc kịp thời, chƣa phát hiện hết những hành vi gian lận trong việc hạch toán kế toán của các doanh nghiệp nên chƣa ngăn chặn đƣợc tình trạng thất thu thuế ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa một cách tối đa. Công tác kiểm tra kê khai thuế còn chƣa phát hiện kịp thời các sai sót, chƣa thực hiện đi sâu phân tích các tiêu chí để phát hiện các gian lận, bất hợp lý nhằm ngăn ngừa và hạn chế vi phạm về thuế. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại cục thuế còn nặng về kiểm tra tỷ mỷ, toàn diện dẫn đến khối lƣợng công tác thanh tra, kiểm tra lớn mà chƣa đi sâu vào phân tích, đánh giá các chỉ tiêu quan trọng trong báo cáo tài chính nhằm phát hiện các bất hợp lý. Chƣa chú trọng đến kỹ thuật phân tích rủi ro để xác định các doanh nghiệp cần đƣợc thanh tra, kiểm tra.

Công tác tuyên truyền hỗ trợ còn chƣa có nhều hình thức tuyên truyền phong phú, hấp dẫn, chƣa thực sự tạo sự chú ý của doanh nghiệp.Công tác này chƣa thực sự đáp ứng theo yêu cầu trong thực hiện tuyên truyền về cơ chế tự khai- tự nộp của ngành Thuế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác quản lý thuế mới.

Công tác tổ chức bộ máy quản lý thu thuế còn nhiều bất cập. Thực hiện cơ chế quản lý theo mô hình tự khai, tự nộp là một bƣớc tiến trong công tác

70

quản lý thu thuế. Tuy nhiên hiện nay tại cục thuế, nhìn chung trình độ cán bộ còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Việc tổ chức, tập huấn nghiệp vụ trao đổi thông tin còn ít. Chƣa có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các bộ phận chức năng, đặc biệt là số nợ thuế và xác định tình trạng nợ thuế. Từ đó gây khó khăn cho công tác chỉ đạo điều hành cũng nhƣ công tác phân tích tình trạng chấp hành nghĩa vụ thuế của đối tƣợng nộp thuế.

Về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế: Việc triển khai các chƣơng trình tin học đã đƣợc đẩy mạnh song mức độ ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý thu thuế chƣa đƣợc nhiều, số cán bộ quản lý thu thuế biết khai thác số liệu trên máy tính phục vụ công tác quản lý thuế chƣa nhiều, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu hiện đại hóa quản lý thu thuế.

Nguyên nhân của những hạn chế:

Nguyên nhân khách quan

Mặc dù đƣợc cán bộ thuế thƣờng xuyên đôn đốc, nhắc nhở nhƣng một số doanh nghiệp vẫn chƣa có ý thức tự giác cao trong việc chấp hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Một số bộ phận đối tƣợng nộp thuế chƣa thực hiện tốt quy định về kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp nhƣ kê khai sai, nộp tờ khai khai không đúng thời hạn, nhiều doanh nghiệp kê khai ở mức thuế thấp, chƣa tƣơng xứng với tốc độ phát triển và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp kê khai lỗ để không phải tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm.

Vấn đề nợ thuế tiếp tục gia tăng là do nhiều doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn về tài chính; không ít doanh nghiệp đã giải thể phá sản song nợ thuế vẫn bị treo; một số doanh nghiệp đang trong quá trình khiếu nại về cơ chế, chính sách nên chƣa chịu hoàn thành nghĩa vụ của mình…

Nguyên nhân chủ quan:

71

Công tác quản lý đối tƣợng nộp thuế còn chƣa chủ động nắm bắt thực trạng các doanh nghiệp đang hoạt động và đang quản lý nên dẫn đến có một số doanh nghiệp tự động giải thể, bỏ trốn, mất tích… nên đã xảy ra các trƣờng hợp nợ đọng tiền thuế. Việc phối kết hợp giữa cục thuế với Sở kế hoạch- đầu tƣ không kịp thời, dẫn đến việc quản lý đối tƣợng nộp thuế chƣa chặt chẽ.

Về quản lý căn cứ tính thuế TNDN:

Do cố ý trốn thuế nên một số doanh nghiệp nhỏ và vừa không tổ chức bộ máy kế toán, không mở sổ sách kế toán theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành mà chỉ đi thuê kế toán làm công, ghi chép và hạch toán theo ý của chủ doanh nghiệp. Trong lúc đó thì ý thức của ngƣời tiêu dùng lại chƣa quen lấy hóa đơn. Tiền thanh toán đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu là tiền mặt do giám đốc nắm giữ, thủ quỹ doanh nghiệp chỉ là hình thức và không thực hiện thanh toán qua ngân hàng.

Công tác đôn đốc thu nộp, cưỡng chế nợ thuế, quản lý nợ thuế

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này nợ thuế cao là do: Công tác quản lý nợ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, nên thiếu kiên quyết chỉ đạo áp dụng các biện pháp thu hồi nợ đọng kịp thời. Cục thuế chƣa kiên quyết áp dụng đầy đủ, quyết liệt các chế tài trong công tác xử lý các khoản nợ đọng thuế, mới dừng lại ở mức đôn đốc, nhắc nhở, hay phạt nộp chậm. Việc theo dõi, đánh giá chính xác, đầy đủ các khoản nợ và phân loại nợ còn nhiều lúng túng do thiếu các quy định hƣớng dẫn về quản lý và cƣỡng chế thu nợ; chƣa áp dụng các biện pháp mạnh nhƣ trích tài khoản tại ngân hàng, kê biên tài sản, bán đấu giá để thu hồi nợ thuế. Một số nguyên nhân nữa của tình trạng này là do: Việc bố trí đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nợ chƣa đƣợc đầy đủ kịp thời; Cơ quan thuế chƣa thực sự chủ động làm đầy đủ các thủ tục xóa nợ thuế của các doanh nghiệp đã giải thể, bỏ trốn, mất tích… dẫn đến số nợ thuế ảo lớn.

72

Công tác thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm đã đƣợc đẩy mạnh nhƣng so với yêu cầu còn thấp, chất lƣợng thanh tra, kiểm tra còn hạn chế, chƣa phát hiện kịp thời và có biện pháp ngăn chặn các hành vi gian lận trong trong tính thuế, kê khai thuế. Trình độ công chức ngành Thuế đã đƣợc nâng lên một bƣớc, song so với nhu cầu còn nhiều bất cập, chất lƣợng thanh tra, kiểm tra còn nhiều hạn chế, thái độ phong cách ứng xử của một bộ phận cán bộ thuế còn chƣa tận tụy, công tâm, khách quan để đảm bảo quyền lợi của cả nhà nƣớc và ngƣời nộp thuế.

Các công tác khác

Công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế: Mặc dù cục thuế đã tổ chức công tác tuyên truyền và hỗ trợ ngƣời nộp thuế, thủ tục hành chính thuế thông qua mô hình “1 cửa”. Tuy nhiên hiệu quả của mô hình này vẫn chƣa cao, bởi vì sự phối hợp của bộ phận này với các bộ phận chức năng khác trong quá trình tổ chức thu thuế còn chƣa chặt chẽ, chƣa bố trí những cán bộ có năng lực nghiệp vụ tại bộ phận này đểgiải đáp và hƣớng dẫn kịp thời.

Công tác tổ chức bộ máy: Bộ máy hành thu về cơ bản đã bố trí theo mô hình của Tổng cục Thuế, song do số lƣợng cán bộ không tăng mà số lƣợng doanh nghiệp tăng nhanh dẫn đến việc không nắm bắt kịp thời tình hình biến động về số lƣợng doanh nghiệp cũng nhƣ biến động về sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chƣa xây dựng đƣợc hệ thống dữ liệu thông tin về đối tƣợng nộp thuế để áp dụng các công nghệ quản lý tiên tiến và tra cứu thông tin nhanh chóng, chính xác.

3.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp

* Về chính sách thuế:

- Việc thay đổi liên tục các quy định về chính sách thuế phần nào gây tác động lớn đến hoạt động SXKD của các DN gián tiếp làm ảnh hƣởng đến

73 số thu nộp ngân sách.

- Việc ban hành các quy trình theo Luật Quản lý thuế còn chậm, chƣa sát thực tế, gây khó khăn khi thực hiện.

- Mộ số quy định của Luật tạo điều kiện thuận lợi cho DN nhƣng lại gây nhiều khó khăn cho cơ quan thuế thực thi nhiệm vụ.

- Các giải pháp quản lý kinh tế xã hội chƣa đƣợc cải cách đồng bộ để hỗ trợ cho công tác quản lý thuế.

* Đối với cơ quan thuế:

- Thứ nhất, việc tập hợp đầy đủ thông tin về đối tƣợng nộp thuế gặp nhiều khó khăn do mỗi phòng ban chỉ quản lý một khía cạnh hạn hẹp của NNT. Điều này làm giảm tính thời sự của những thông tin về NNT, khi xảy ra thất thu thuế khó quy trách nhiệm cho bộ phận cụ thể nào và nhiệm vụ giữa các phòng ban còn có sự chồng chéo.

Thứ hai, công tác tuyên truyền hỗ trợ và cung cấp các dịch vụ công tác thuế cho DN đƣợc triển khai rộng rãi nhƣng chƣa thƣờng xuyên, liên tục mới chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền, hƣớng dẫn, giải đáp thắc mắc. Các nội dung, hình thức tuyên truyền chƣa phong phú, công tác hỗ trợ chƣa chuyên sâu chƣa phù hợp với nhu cầu của từng loại hình DN.

Thứ ba, Công tác quản lý nợ và cƣỡng chế thuế đã có những chuyển biến, tuy nhiên ngoài việc đôn đốc, tính và thông báo tiền phạt nộp chậm, bộ phận quản lý chƣa dự tính đƣợc khả năng thanh toán nợ của NNT, chƣa có sự phối hợp giữa các bộ phận trong việc quản lý nợ thuế, do đó tình trạng nợ đọng thuế kéo dài nhƣng vẫn chƣa có biện pháp cƣỡng chế phù hợp, kịp thời.

Thứ tƣ, việc ứng dụng CNTT trong quản lý thuế còn ở mức thấp mới chỉ tập trung chủ yếu vào việc đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý tờ khai và chứng từ nộp thuế, quản lý ấn chỉ, quản lý nợ và phân tích báo cá tài chính nhƣng các phần mềm hay bị lỗi làm ảnh hƣởng đến công tác quản lý thuế. Hệ

74

thống thông tin vè NNT còn rời rạc, tỉnh tự động hóa chƣa cao để phục vụ cho việc truy cập, khai thác, đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của NNT.

Thứ năm, về trình độ cán bộ quản lý thuế. Đội ngũ cán bộ thuế vừa thiếu vừa yếu do thiếu tinhd chuyên nghiệp, cơ cấu nhân sự tại một số bộ phận chƣa bố trí hợp. Thực hiện quản lý thuế theo mô hình chức năng là phù hợp với xu hƣớng phát triển, trong đó kết quả chất lƣợng quản lý là kết quả của hệ thống chức năng, hoạt động của khâu trƣớc phục vụ công việc tiếp theo của khâu sau. Nhƣng hiện nay, cơ chế để kết nói các chức năng còn nhiều bất cập, thậm chí không ăn khớp, việc quản lý còn dàn trải, phƣơng thức quản lý áp dụng cho các đối tƣợng NNT là nhƣ nhau nên đem lại hiệu quả không cao.

* Đối với doanh nghiệp:

- Trình độ hiểu biết ý thức chấp hành các luật thuế của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.

- Tình trạng trốn thuế, lậu thuế, gian lận về thuế, nợ đọng thuế còn diễn ra ở nhiều khoản thu, sắc thuế.

- Các hành vi trốn thuế, lách thuế TNDN thông qua việc hạch toán kế toán xảy ra ở tất các mọi ngành nghề kinh doanh mà thƣờng ở loại hình DN đang trở nên phổ biến.

75

CHƢƠNG 4

GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ

VÀ VỪA TẠI CỤC THUẾ TỈNH HÀ GIANG.

4.1. Những yêu cầu trong công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Công tác quản lý thuế TNDN phát huy vai trò tối đa của loại thuế này trong việc khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất, cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế.

Thuế TNDN tác động đến mọi chủ thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập trong nền kinh tế. Thông qua chính sách ƣu đãi về thuế suất, ƣu đãi về miễn giảm thuế, thuế TNDN góp phần khuyến khích đầu tƣ, mở rộng sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, phân bố lại lực lƣợng sản xuất giữa các vùng miền trong cả nƣớc theo hƣớng hợp lý, cân đối. Tuy nhiên, thực trạng công tác quản lý thuế TNDN trong thời gian qua cũng thể hiện một số bất cập. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải có những biện pháp hữu hiệu để phát huy tối đa vai trò quan trọng của thuế trực thu này đối với nền kinh tế nƣớc ta.

Quản lý thuế TNDN đảm bảo bao quát nguồn thu, thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào NSNN.

Đây đƣợc coi là một nhiệm vụ cơ bản của công tác quản lý thu thuế nói chung. Thuế TNDN thực hiện việc điều chỉnh một số lƣợng lớn các đối tƣợng nộp thuế, phạm vi rộng khắp, song cũng chính vì thế mà công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Thực trạng quản lý thuế TNDN hiện nay còn tồn tại số lƣợng lớn các đối tƣợng nộp thuế còn cố tình dây dƣa, chậm nộp thuế… Vì vậy, cần thiết phải có biện pháp để đảm bảo thu đúng, thu đủ số thuế vào NSNN.

76

Thu đúng có thể hiểu là việc tính số thuế phải nộp đối với từng đơn vị phải thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật. Có thu đúng thì mới bảo đảm sự công bằng giữa các đối tƣợng nộp thuế. Đối tƣợng nộp thuế có thu nhập chịu thuế cao thì phải nộp thuế nhiều và ngƣợc lại.

Thu đủ, thu kịp thời có thể hiểu là cơ quan thuế phải đôn đốc các đơn vị thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đã tính vào Kho bạc nhà nƣớc một cách đầy đủ, theo đúng thời hạn quy định.

Để thực hiện tốt việc thu đúng, thu đủ, kịp thời thì có rất nhiều biện pháp. Song biện pháp cƣỡng chế chỉ là sự lựa chọn bất đắc dĩ đối với cơ quan hành thu. Phƣơng pháp tối ƣu vẫn là làm sao giáo dục, tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành luật thuế, để từ đó có thể thu đúng, thu đủ, thu kịp thời số thuế cho ngân sách nhà nƣớc.

Trong quản lý thuế TNDN cần coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra, thuế.

Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp cũng nhƣ quản lý các sắc thuế

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cục thuế tỉnh Hà Giang (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)