Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong giải quyết khiếu kiện

Một phần của tài liệu Giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai của tòa án nhân dân qua thực tiễn huyện hoằng hóa, thanh hóa luận văn ths luật (Trang 105)

kiện hành chính về đất đai tại toà án nhân dân nói chung, tại toà án nhân dân cấp huyện nói riêng

Mặc dù Luật tố tụng hành chính năm 2010 thay thế cho Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính với nhiều điểm mới góp phần tích cực trong việc hoàn thiện pháp luật tố tụng hành chính, tăng cường chất lượng và hiệu quả của công tác xét xử hành chính của nói chung, công tác xét xử án

hành chính về đất đai nói riêng. Tuy nhiên vẫn còn một số vướng mắc tồn tại cần phải hoàn thiện một cách đồng bộ các quy định về pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng cũng như về mô hình để đảm bảo cho việc giải quyết án hành chính về đất đai được thống nhất, chính xác, bảo đảm tính khách quan, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các đương sự. Theo đó, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị sau:

Thứ nhất, cần tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan hành chính như UBND các cấp, các cơ quan hành chính chuyên ngành như Tài nguyên môi trường, Quản lý thị trường, Xây dựng... với Tòa án, Viện kiểm sát với để nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách, các văn bản pháp luật chuyên ngành của trung ương và đặc biệt là của địa phương (vì các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương nhiều khi chỉ được lưu hành trong nội bộ hoặc theo hệ thống trục dọc), tăng cường công tác phối hợp đề ra các giải pháp phòng ngừa, khắc phục những lỗ hổng, thiếu sót trong công tác quản lý hành chính để hạn chế thấp nhất tình trạng khiếu kiện, nhất là khiếu kiện kéo dài, vượt cấp, khiếu kiện đông người. Tuy nhiên việc tăng cường quan hệ này không đồng nghĩa với việc các cơ quan này bao che cho nhau, mà phải phân định rạch ròi khi các cơ quan này thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình để bảo vệ pháp luật, bảo vệ lợi ích chung, sự công bằng.

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện sửa đổi bổ sung pháp luật tố tụng hành chính nhất là trong lĩnh vực đất đai và hoàn thiện, đảm bảo tính thống nhất của các văn bản quy phạm điều chỉnh về lĩnh vực đất đai.

Để tăng cường chất lượng và hiệu quả của hoạt động xét xử án hành chính về đất đai, cần phải thực hiện đồng bộ nhiều công việc, trong đó hoàn thiện quy định quy định của pháp luật tố tụng hành chính về đất đai phải gắn với việc hoàn thiện mô hình thiết chế xét xử án hành chính nói chung, bảo đảm hệ thống cơ quan xét xử án hành chính phải có đủ năng lực xét xử và có khả năng xét xử độc lập.

Cần bổ sung trong Luật tố tụng hành chính năm 2010 những quy định về căn cứ đánh giá tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai để các Thẩm phán khi giải quyết vụ án hành chính về đất đai có căn cứ thống nhất trong việc đưa ra các phán quyết của mình.

Tăng cường tổ chức đối thoại trong các giai đoạn tố tụng hành chính giữa người khởi kiện và người bị kiện, vì đối thoại có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, qua việc Tòa án chủ trì tổ chức đối thoại, làm trung gian phân tích, phổ biến của quy định pháp luật liên quan đến vụ án hành chính, các bên đương sự hiểu biết, chia sẻ nhau nhiều hơn, những mâu thuẫn, xung đột lợi ích giữa người khởi kiện và người bị kiện cũng có thể giải quyết dứt điểm được và Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án hành chính mà không phải ra phiên tòa xét xử, qua đó cũng tránh được những hậu quả tiếp theo như kháng cáo, hoặc khiếu kiện kéo dài, bức xúc. Thực tế cho thấy nhiều vụ án hành chính thông qua đối thoại đã giải quyết được xung đột, mâu thuẫn của các bên và Tòa án đã đình chỉ chấm dứt việc giải quyết vụ án. Thậm chí nếu không giải quyết dứt điểm vụ án, thì qua đối thoại, đặc biệt là thủ tục đối đáp trực tiếp cũng làm sáng tỏ rất nhiều vấn đề, tình tiết làm cơ sở giải quyết vụ án mà rất khó có thể thu thập chứng cứ bằng con đường khác. Tuy nhiên đối với đương sự cố chấp, lợi dụng việc đối thoại để yêu cầu quá đáng, không có căn cứ pháp luật về việc khởi kiện của mình, thì cũng kiên quyết bác bỏ yêu cầu của họ, không nên kéo dài việc đối thoại.

Về trình tự thủ tục của việc đối thoại trong vụ án hành chính về đất đai cũng cần phải quy định chi tiết cụ thể để trên cơ sở đó tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc đối thoại đạt kết quả. Đồng thời cũng nên quy định cụ thể để người bị kiện tránh thiệt thòi trong trường hợp sau khi đối thoại thành công, người bị kiện là cơ quan hành chính nhà nước đã xác định quyết định hành chính về đất đai có sai sót, đồng ý hủy quyết định đó và hứa sẽ ban hành

quyết định mới thay thế, khi đó người khởi kiện sẽ rút đơn khởi kiện và Tòa án nhân dân cấp huyện đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính về đất đai. Nhưng thực tế sau đó cơ quan hành chính vẫn kéo dài thời gian ban hành quyết định hành chính mới mà không có một quy phạm pháp luật nào điều chỉnh vấn đề này.

Thứ ba, về mặt mô hình, tổ chức, Tòa án nhân dân cấp huyện càng ít phụ thuộc vào các cơ quan hành chính thì càng đảm bảo sự độc lập khi xét xử. Nếu cơ quan tư pháp theo đơn vị hành chính sẽ làm hạn chế sự độc lập của cơ quan tư pháp, dễ tạo khả năng cho sự can thiệp của chính quyền địa phương vào hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân.

Theo nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, tổ chức Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, đó là mô hình về Tòa án khu vực. Theo đó, các Tòa án nhân dân cấp huyện được thay thế bằng tòa án khu vực bởi sự liên kết hợp lại của các tòa án nhân dân một số huyện nhập lại thành một tòa khu vực. Như tinh thần của Nghị quyết 49/NQ-TW, trên cơ sở đặc điểm địa lý, tính chất dân cư, số vụ việc án xét xử hàng năm, Tòa án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện và có nhiệm vụ xét xử hầu hết các vụ án trong tất cả các lĩnh vực. Đồng thời tùy theo nhu cầu thực tế của địa phương, có thể có các tòa chuyên trách và nếu xét thấy cần thiết thì thành lập Tòa đất đai để xét xử sơ thẩm các tranh chấp về đất đai nói chung, tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai nói riêng.

Thứ tư, cần tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện trong việc giải quyết án hành chính nói chung, án hành chính về đất đai nói riêng. Theo Thẩm phán Phạm Công Hùng - thẩm phán

Tòa án nhân dân tối cao thì “kỹ năng của thẩm phán chiếm 50% thành công

khi giải quyết án hành chính” [11]. Điều đó cũng cho thấy tầm quan trọng của

Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện nói riêng trong việc giải quyết các vụ án hành chính về đất đai.

Kết luận chương 3

Tình hình trong nước và khu vực, quốc tế hiện nay đang mở ra những thuận lợi và cũng đầy khó khăn thách thức cho sự nghiệp đổi mới và cải cách tư pháp ở nước ta, nhất là đối với cải cách tư pháp trong lĩnh vực tố tụng hành chính. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực đầu tư trong việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết án hành chính về đất đai ở Tòa án nhân dân cấp huyện, nhưng cùng với mục tiêu cải cách tư pháp đến năm 2020 và bảo đảm tính pháp chế trong nhà nước pháp quyền Việt Nam, cần phải tăng cường hơn nữa công tác hoàn thiện pháp luật tố tụng hành chính nói chung, pháp luật tố tụng hành chính về đất đai tại Tòa án nhân dân cấp huyện nói riêng. Từ đó, tiến hành hoàn thiện pháp luật về giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân cấp huyện. Tuy nhiên, quá trình hoàn thiện pháp luật tố tụng hành chính nói chung, về tố tụng hành chính trong giải quyết vụ án về đất đai tại Tòa án nhân dân cấp huyện nói riêng cần phải tiến hành đồng bộ, đòi hỏi nhiều thời gian và phải có sự thận trong, trên cơ sở thực tiễn để đảm bảo đáp ứng nhu cầu cải cách tư pháp đã đề ra.

KẾT LUẬN

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực trong công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật tố tụng hành chính nói riêng trong đó có pháp luật hành chính về đất đai tại Tòa án nhân dân cấp huyện. Trong điều kiện tình hình mới, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân trên cơ sở nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất đảm bảo sự phân công phối hợp của các cơ quan nhà nước trong thực hiện quyền lập pháp, việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động xét xử hành chính để việc giải quyết vụ án hành chính về đất đai tại Tòa án nhân dân cấp huyện đạt hiệu quả cao nhất, đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xử lý nghiêm những biểu hiện xâm phạm quyền, lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính nói chung, xét xử sơ thẩm vụ án hành chính về đất đai tại Tòa án nhân dân cấp huyện nói riêng là một chế định quan trọng của pháp luật tố tụng hành chính, nó có mối quan hệ mật thiết với luật hành chính và pháp luật về quản lý đất đai, do đó cần hoàn thiện sửa đổi đồng bộ các quy định.

Thực tiễn xét giải quyết án hành chính nói chung, án hành chính trong quản lý đất đai nói riêng tại Tòa án nhân dân cấp huyện còn đạt hiệu quả chưa cao, thực tế còn gặp nhiều khó khăn trở ngại. Thứ nhất là do tâm lý e ngại của người dân vì đối tượng bị kiện trong vụ án hành chính là cơ quan quản lý nhà nước; thứ hai về pháp luật hành chính và pháp luật về đất đai còn nhiều hạn chế, trong khi đó là cơ sở để ban hành quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai và cũng là cơ sở về pháp luật nội dung để Tòa án nhân dân cấp huyện đưa ra phán quyết của mình; Thứ ba, về năng lực trình độ chuyên môn của đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện trong việc giải quyết án hành chính về đất đai còn non kém do những nguyên nhân chủ quan, khách quan.

Vì vậy pháp luật tố tụng hành chính ở Tòa án nhân dân nói chung, pháp luật tố tụng hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai nói riêng cần từng bước hoàn thiện trên cơ sở những vướng mắc thực tiễn khi thực hiện việc giải quyết án hành chính về đất đai tại Tòa án nhân dân cấp huyện trong thời gian qua.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Báu (2012), Thiết lập Tòa án Hành chính góp phần xây

dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, www.klc.vn.

2. Nguyễn Thanh Bình (2003), “Thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong

việc giải quyết các khiếu kiện hành chính”, Luận án Tiến sỹ Luật học,

Trường Đại học Luật Hà Nội.

3. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính

trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

4. Chính phủ (2004), Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, Hà Nội.

5. Đặng Xuân Đào (2002), “Về quyền hạn của Tòa án khi giải quyết một vụ

án hành chính cụ thể”, Tập san Người bảo vệ công lý, (6).

6. Học viện Tư pháp (2010), Giáo trình“Kỹ năng giải quyết các vụ án hành

chính”, NXB Tư pháp, Hà Nội.

7. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2011), Nghị quyết

02/2011/HĐTP ngày 29/7/2011 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật tố tụng hành chính, Hà Nội.

8. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số

03/2003/NQ-HĐTP ngày 04/8/2006 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, Hà Nội.

9. Hoàng Quốc Hồng (2007), Đổi mới và hoạt động của Tòa hành chính

đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay,

Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

10. Nguyễn Mạnh Hùng (2006), Thẩm quyền xét xử hành chính của Tòa án

11. Phạm Công Hùng (2013), “Một số vấn đề về trình tự, thủ tục và kỹ năng xét

xử vụ án hành chính tại phiên tòa sơ thẩm”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (2).

12. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2012), Giáo trình tố tụng hành

chính, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Nguyễn Duy Lẫm (2001), Từ điển giải thích thuật ngữ pháp lý thông

dụng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

14. Trần Kim Liễu (2004), “Một số vấn đề về thẩm quyền xét xử của Toà án

nhân dân”, Tạp chí khoa học pháp lý, (2).

15. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Hiến pháp

năm 1992, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002, NXB Tư pháp, Hà Nội.

16. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật tổ chức

Tòa án nhân dân, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.

17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật đất đai

năm 2003, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Nghị quyết số

56/2010/QH12 ngày 24/11/2010 hướng dẫn v/v thi hành Luật Tố tụng hành chính, Hà Nội.

19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật tố tụng

hành chính 2010, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.

20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Hiến pháp

năm 2013, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.

21. Lê Quang Thành (2010), “Việc thành lập Tòa án sơ thẩm cấp khu vực.

Những vấn đề cần trao đổi”, Tạp chí Khoa học giáo dục, (8), Trường

cảnh sát nhân dân.

22. Tòa án nhân dân tối cao (2008 - 2013), Các báo cáo tổng kết của ngành

23. Tòa án nhân dân tối cao (2008 - 2014), Các quyết định giám đốc thẩm

của Tòa hành chính; Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội.

24. Tòa án nhân dân tối cao (2008 - 2013), Các tham luận tại Hội nghị tổng

kết ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội.

25. Tòa án nhân dân tối cao (2014), Cơ sở dữ liệu thống kê án hành chính

của Tòa án nhân dân tối cao, www.toaantoicao.gov.vn.

26. TAND huyện Củ Chi (2012), Bản án HCST số 06/2012/HCST ngày

30/10/2012, TP Hồ Chí Minh.

27. TAND huyện Củ Chi (2011), Bản án HCST số 02/2011/HCST ngày

25/5/2011, TP Hồ Chí Minh.

28. TAND TP Thanh Hóa (2011), Bản án HCST số 12/2011/HCST ngày

20/12/2011, Thanh Hóa.

29. TAND huyện Yên Sơn (2012), Bản án HCST số 01/2012/HC-ST ngày

06/9/2012, Hưng Yên.

30. TAND huyện Hoằng Hóa (2012), Bản án HCST số 06/2012/HCST ngày

07/9/2012, Thanh Hóa.

31. TAND tỉnh Thanh Hóa (2013), Bản án HCPT số 02/2013/HCPT ngày

20/02/2013, Thanh Hóa.

32. Trường cán bộ Tòa án - Tòa án nhân dân tối cao (2014), Tài liệu tập huấn

Một phần của tài liệu Giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai của tòa án nhân dân qua thực tiễn huyện hoằng hóa, thanh hóa luận văn ths luật (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)