Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số địa

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 48)

phƣơng và bài học rút ra cho tỉnh Quảng Bình

1.4.1. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số địa phương phương

1.4.1.1. Kinh nghiệm của Đà Nẵng

Để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển và khẳng định vị trí trong nền kinh tế, Thành phố Đà Nẵng đã triển khai một số giải pháp cụ thể nhƣ sau:

Một là, nâng cao nhận thức của toàn xã hội, nhất là các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về vị trí, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, góp phần tăng trƣởng kinh tế và giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc.

Hai là, xây dựng chiến lƣợc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa phải gắn liền với chiến lƣợc phát triển phát triển kinh tế - xã hội của thành phố

40

nhằm đảm bảo tính thống nhất trong phát triển doanh nghiệp đồng thời nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực hiện có của địa phƣơng đó.

Ba là, xác định nhóm ngành, hàng mà doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố có tiềm năng phát triển. Ở Đà Nẵng, với lợi thế so sánh là ƣu tiên phát triển các ngành dịch vụ, du lịch, thƣơng mại, các ngành công nghiệp, công nghệ thông tin, cơ khí, điện tử, hàng tiêu dùng cao cấp, hoá chất, vật liệu xây dựng. (Trần Thắng Lợi, 2010).

1.4.1.2. Kinh nghiệm của Hải Phòng

Một là, nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phƣơng góp phần huy động nguồn lực đa dạng trong dân cƣ cho đầu tƣ phát triển đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

Hai là, xây dựng chiến lƣợc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa phù hợp với chiến lƣợc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của đất nƣớc và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố theo hƣớng khai thác đƣợc lợi thế so sánh của thành phố.

Ba là, xây dựng cơ chế quản lý kinh tế thống nhất giữa các ngành và địa phƣơng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ phù hợp với điều kiện cụ thể từng ngành, lĩnh vực, xây dựng cơ chế hỗ trợ, tăng cƣờng vai trò của các tổ chức hỗ trợ. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa hợp tác với các đối tác nƣớc ngoài đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Bốn là, quan tâm bồi dƣỡng năng lực nội tại của bản thân doanh nghiệp nhỏ và vừa nhƣ khả năng cạnh tranh, trình độ quản lý, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ. Bên cạnh đó nâng cao khả năng khai thác năng lực nội tại trong mối quan hệ hữu cơ với môi trƣờng kinh doanh bên ngoài. (Phạm Hồ Điệp, 2010).

41

1.4.1.3. Kinh nghiệm của Vĩnh Phúc

Một là, xây dựng đƣợc chiến lƣợc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa gắn với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, của ngành và địa phƣơng.

Hai là, quy hoạch các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp, các làng nghề truyền thống, các khu du lịch và dịch vụ cho hiện tại và cho tƣơng lai nhằm tạo điều kiện về mặt bằng để doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tƣ phát triển.

Ba là, xây dựng và thực hiện tốt thể chế, chính sách và các biện pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hình thành định chế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa dƣới dạng các tổ chức hỗ trợ, các hiệp hội, đồng thời tăng cƣờng vai trò của các tổ chức này cũng nhƣ của các cấp chính quyền địa phƣơng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bốn là, xác định nhóm ngành ƣu tiên phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa hƣớng vào các lĩnh vực sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế so sánh nhƣ các sản phẩm của các ngành nghề truyền thống, các ngành tiểu thủ công nghiệp. (Nguyễn Văn Tiến, 2009).

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)