Khái niệm, nội dung phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 29)

1.3.1.1. Khái niệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo Chủ nghĩa duy vật biện chứng của C.Mác, sự phát triển đƣợc coi là nguyên lý vận động và là quá trình thay đổi của sự vật, hiện tƣợng. Có thể hiểu sự phát triển là sự vận động tiến lên của sự vật hiện tƣợng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chƣa hoàn thiện đến hoàn thiện.

Nguyên lý của sự phát triển đƣợc biểu hiện thông qua 3 quy luật cơ bản: - Quy luật mâu thuẫn: Chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển.

- Quy luật lƣợng - chất: Chỉ ra cách thức, hình thức của sự phát triển. - Quy luật phủ định: Chỉ ra xu hƣớng của sự phát triển.

Xuất phát từ phạm trù về sự phát triển nêu trên, chúng ta có thể khái quát về sự phát triển doanh nghiệp nói chung và sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng nhƣ sau:

Phát triển doanh nghiệp là sự gia tăng về lƣợng (số lƣợng, quy mô…)

hoặc/và sự gia tăng về chất (loại hình, hiệu quả hoạt động, trình độ công nghệ, năng lực canh tranh…) của doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Vậy, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là sự phát triển toàn diện (về quy mô và năng lực) của doanh nghiệp nhỏ và vừa, để khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế của địa phƣơng, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đạt tốc độ tăng trƣởng kinh tế - xã hội cao theo hƣớng bền vững.

Tùy theo gốc độ xem xét/nghiên cứu về sự phát triển doanh nghiệp nói chung hoặc sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng; các nội dung liên quan đến vấn đề phát triển doanh nghiệp trong một nền kinh tế đƣợc đề cập khác nhau khi việc xem xét/nghiên cứu xuất phát từ nhà quản lý/xây dựng thể chế kinh tế hoặc chính chủ thể nhà quản lý hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể nhƣ sau:

21

- Đối với nhà quản lý/xây dựng thể chế nền kinh tế: Vấn đề phát triển doanh nghiệp chính là sự gia tăng về số lƣợng của doanh nghiệp; sự thay đổi loại hình doanh nghiệp; sự gia tăng giá trị đóng góp của doanh nghiệp vào nền kinh tế; sự nâng cao trình độ công nghệ, chất lƣợng lao động sử dụng trong nền kinh tế và sự nâng cao về năng lực cạnh tranh cho tổng thể các doanh nghiệp trong nền kinh tế so với doanh nghiệp thuộc các nền kinh tế khác.

- Đối với nhà quản lý hoạt động của doanh nghiệp: Phát triển doanh nghiệp đƣợc xem xét trên cơ sở sự gia tăng quy mô của doanh nghiệp về tiềm lƣ̣c tài chính, về lao đô ̣ng; sự phát triển các chiến lƣợc về quy trình sản xuất, sản phẩm và thị trƣờng; sự nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và sự nâng cao uy tín/thƣơng hiệu của sản phẩm, của doanh nghiệp trên thị trƣờng.

1.3.1.2. Nội dung phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nội dung phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi luận văn đƣợc nhìn nhận từ nô ̣i hàm của khái niê ̣m phát triển doanh nghiê ̣p nhỏ và vừa. Cụ thể bao gồm các nội dung sau:

Thứ nhất, sự gia tăng về số lượng, loại hình và quy mô của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Nội dung phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trƣớc tiên là sự tăng lên về số lƣợng, loại hình và đa dạng hóa các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đối với quốc gia với tỷ trọng dân số lao động nông nghiệp lớn nhƣ nƣớc ta, thì việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp tại nông thôn.

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, doanh nhiệp nhỏ và vừa trở thành lực lƣợng nòng cốt tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Sự tham gia

22

tích cực vào sản xuất kinh doanh với các mô hình hoạt động hết sức phong phú, đa dạng về ngành nghề, về thành phần kinh tế khác nhau, là điều kiện để phát huy những lợi thế tuyệt đối và so sánh của đất nƣớc nói chung và từng địa phƣơng nói riêng để hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả. Hệ thống các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển về số lƣợng đã tạo ra cầu nối giữa thị trƣờng trong nƣớc với các thị trƣờng quốc tế, vừa góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực về lao động, tài nguyên thiên nhiên, vừa góp phần tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp truyền thống của các địa phƣơng để đẩy mạnh xuất khẩu. Số lƣợng doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển hƣớng vào các ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ, thƣơng mại ngày càng tăng… tạo điều kiện nâng cao tính hấp dẫn của môi trƣờng thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, để tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý hiện đại và thị trƣờng rộng lớn ngoài nƣớc.

Với sự gia tăng về số lƣợng, loại hình và đa dạng hóa các lĩnh vực hoạt động hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa đã không ngừng tăng số lƣợng, chủng loại và nâng cao chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ trên thị trƣờng. Việc gia tăng số lƣợng các sản phẩm cung ứng trên thị trƣờng có tác dụng thúc đẩy cầu trên thị trƣờng hàng hoá và dịch vụ. Các yếu tố đầu vào của sản xuất gia tăng thúc đẩy lực lƣợng sản xuất phát triển, qua đó góp phần nâng cao đời sống của ngƣời dân. Trong những năm qua, sự phát triển nhanh chóng của doanh nghiệp nhỏ và vừa về số lƣợng và loại hình đã tạo ra lƣợng hàng hóa và dịch vụ ngày càng lớn để phục vụ các nhu cầu dân sinh, đặc biệt là những nhu cầu tại chỗ cho các địa phƣơng. Tuy nhiên, sự gia tăng nhanh chóng về số lƣợng của doanh nghiệp nhỏ và vừa chƣa thực sự tƣơng xứng với những yêu cầu ngày càng cao của dân cƣ về hàng hóa và dịch vụ, do đó bên cạnh yêu cầu tích cực tham gia sản xuất các mặt hàng thay thế nhập khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa phải không ngừng nâng cao chất lƣợng hàng hóa và dịch vụ phù hợp với xu thế mở rộng và ngày càng khó tính của các nhu cầu xã hội. Doanh

23

nghiệp nhỏ và vừa phải trở thành cầu nối các khâu sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng trong các khu vực của nền kinh tế, đồng thời phải trở thành chủ thể không ngừng nâng cao chất lƣợng hàng hóa và dịch vụ. Đối với khu vực nông thôn, để nâng cao chất lƣợng hàng hóa nông sản, doanh nghiệp nhỏ và vừa phải trở thành mô hình thúc đẩy sợi dây liên kết 4 nhà trong sản xuất nông nghiệp ở nƣớc ta hiện nay.

Bên cạnh sự gia tăng về số lƣợng và loại hình thì phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa còn là sự gia tăng về quy mô của doanh nghiệp, đó là sự tăng cƣờng về tiềm lực tài chính; về lao động và sự gia tăng đóng góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa vào mọi mặt của đời sống xã hội.

Vốn hay tài sản là một trong những yếu tố đầu vào quyết định đối với sự tăng trƣởng phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải huy động và sử dụng có hiệu quả cao mọi nguồn vốn trong và ngoài nƣớc. Đặc biệt trong điều kiện ngày nay khi mà nƣớc ta đang đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì trong tƣơng lai không xa các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng sẽ phải đối mặt, cạnh tranh với những doanh nghiệp nƣớc ngoài lớn với nguồn vốn khổng lồ, mặt khác do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã kéo theo sự thiếu hụt về nguồn vốn… Chính vì vậy, một trong những nội dung cơ bản nhất của quá trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa chính là quá trình tăng lên về vốn. Vốn cho phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể huy động từ nhiều nguồn nhƣ quỹ hỗ trợ của Chính phủ hoặc các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài, vay vốn ngân hàng, vốn huy động thông qua thị trƣờng chứng khoán, vốn huy động thông qua các nguồn phi chính thức khác nhƣ vay của bạn bè, ngƣời thân… Và để làm đƣợc điều này thì Nhà nƣớc phải có những chính sách tài chính tín dụng hết sức linh hoạt nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

24

có thể tiếp cận đƣợc các nguồn vốn nhàn rỗi trong và ngoài nƣớc. Nhà nƣớc cần có những chính sách khuyến khích, đẩy mạnh hoạt động cho thuê tài chính đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, tập trung phát triển thị trƣờng tài chính phi ngân hàng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa huy động vốn trên thị trƣờng chứng khoán. Nhà nƣớc cũng cần có chính sách khuyến khích các quỹ đầu tƣ mạo hiểm nƣớc ngoài vào Việt Nam, tăng cƣờng mạng lƣới xúc tiến thƣơng mại hơn nữa nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tối ƣu hóa các nguồn lực sẵn có và tiếp cận tốt hơn với các nguồn vốn đi vay qua đó nâng cao tính cạnh tranh của mình trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Lao động là nhân tố không thể thiếu trong các doanh nghiệp, là một trong những nguồn lực đầu vào quan trọng nhất của quá trình sản xuất kinh doanh. Đặc biệt với doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng một lực lƣợng lao động khá lớn nhƣ hiện nay, lao động chiếm trên 70% tổng số lao động phi nông nghiệp, tƣơng đƣơng trên 20% lực lƣợng lao động của cả nƣớc. Khi doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển có thể thu hút lao động thuộc nhiều thành phần, nhiều trình độ chuyên môn, tay nghề khác nhau, do vậy sự gia tăng về số lƣợng lao động góp phần vào sự tăng trƣởng lâu dài và ổn định của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ngoài ra, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa về quy mô đồng nghĩa với việc gia tăng sự đóng góp của nó vào mọi mặt của đời sống xã hội. Đó là

sự gia tăng đóng góp vào sự tăng trƣởng của nền kinh tế. Bình quân mỗi

năm doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đóng góp trên 40% GDP. Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của mình, khả năng đóng góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa vào GDP, vào vốn đầu tƣ toàn xã hội tăng lên; doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả sẽ tăng thu ngân sách cho địa phƣơng, cho đất nƣớc và giá trị kim ngạch xuất khẩu cũng không ngừng tăng lên. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Điều đó thể hiện qua

25

đóng góp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vào sự tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế hàng năm. Doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển đã đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng thúc đẩy thƣơng mại, dịch vụ ở nông thôn phát triển, xóa dần tình trạng thuần nông và độc canh. Bên cạnh đó, sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa có tác động làm thay đổi cơ cấu ngành nghề thông qua đa dạng hóa ngành nghề. Góp phần quan trọng giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời lao động, góp phần ổn định chính trị, xã hội. Tăng trƣởng kinh tế luôn phải đi kèm với giải quyết những khó khăn, bức xúc trong xã hội, trong đó giải quyết vấn đề thất nghiệp là một trong những khó khăn lớn nhất mà bất kỳ chính phủ nƣớc nào cũng phải quan tâm. Sau những năm đổi mới, sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa không những đáp ứng các nhu cầu hàng hoá, dịch vụ mà trƣớc đây Nhà nƣớc còn phải bao cấp mà còn tạo ra nhiều việc làm cho mọi đối tƣợng trong xã hội, từ thành thị đến nông thôn, từ lao động phổ thông đến lao động có trình độ. Sự tăng trƣởng lâu dài và ổn định của các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ góp phần tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống của ngƣời dân, qua đó góp phần quan trọng đảm bảo ổn định chính trị, xã hội.

Thứ hai, nâng cao trình độ công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa chính là quá trình đổi mới không ngừng công nghệ - kỹ thuật, thiết bị máy móc ngày một tiên tiến, hiện đại trong các công đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh, trong chu kỳ tái sản xuất của sản phẩm. Thực hiện quá trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong điều kiện cách mạng khoa học - kỹ thuật ngày nay phải gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân, với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế về phƣơng diện công nghệ, cả ở phần cứng và phần mềm.

26

Hiện đại hóa trang thiết bị máy móc dƣới góc độ kinh tế - kỹ thuật là nhân tố quan trọng hàng đầu trong các doanh nghiệp để nâng cao năng suất lao động, giảm nhẹ điều kiện lao động, nâng cao trình độ văn hóa, kỹ thuật, tác phong làm việc của ngƣời lao động, là mục tiêu vƣơn tới của bất kỳ một doanh nghiệp nào, nhƣng không phải là với bất kỳ giá nào mà phải căn cứ vào tình hình thực tế, vào điều kiện cụ thể của từng nƣớc cũng nhƣ của từng doanh nghiệp. Trong điều kiện của Việt Nam, là một nƣớc có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ quản lý có hạn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu trầm trọng vốn đầu tƣ thì việc hiện đại hóa trang thiết bị máy móc trƣớc hết có thể giải quyết dần dần, chỉ nên tập trung vào những lĩnh vực chủ chốt, làm rƣờng cột, làm chỗ dựa cho cả doanh nghiệp cùng phát triển. Làm tốt quá trình này có thể đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ tiềm lực để có thể cạnh tranh không chỉ ở thị trƣờng trong nƣớc mà còn ở thị trƣờng thế giới. Trong điều kiện ngày nay, để đảm bảo sự thành công, quá trình đổi mới công nghệ, chuyển giao khoa học kỷ thuật của doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt, gắn liền với tình hình thực tiễn của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nƣớc ta. Hội nhập kinh tế quốc tế chính là cơ hội lớn mở ra đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thông qua quá trình liên doanh hợp tác với các doanh nghiệp nƣớc ngoài, các tổ chức tài chính quốc tế để có thể tiếp cận đƣợc với những nguồn vốn mới, cơ hội lớn để chúng ta chuyển giao khoa học kỷ thuật, học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến từ bên ngoài, tiếp cận với các trang thiết bị máy móc hiện đại…

Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cũng là nội dung quan trọng của sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để có thể tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế một cách nhanh chóng và hiệu quả, các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải liện tục cải tổ chính mình để nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng cƣờng sức cạnh tranh. Đó là con đƣờng tất yếu mà mỗi doanh nghiệp đều phải đi để có thể tồn tại và phát triển. Để làm đƣợc điều này các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải

27

dựa vào các nguồn nội lực của mình là chính, trong đó có nguồn nhân lực, một trong những nguồn lực đƣợc xem là có giá trị và có vai trò quan trọng nhất trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nƣớc ta hiện nay. Đội ngũ lao động chính là những ngƣời sẽ nắm bắt khoa học kỹ thuật, điều khiển máy móc thiết bị và là những ngƣời trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp. Để tạo ra một sản phẩm đẹp, có chất lƣợng, có tính cạnh tranh cao trên thị trƣờng thì trình độ quản lý, kỹ năng tay nghề của ngƣời

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)