Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 98)

3.3.3.1. Nguyên nhân từ thể chế, chính sách và quản lý nhà nước - Về phía Nhà nước

Các chính sách, chƣơng trình hỗ trợ doanh nghiệp đã đƣợc ban hành tƣơng đối đầy đủ, nhƣng ít doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận đƣợc các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nƣớc. Nguyên nhân là phần lớn các chính sách, chƣơng trình hỗ trợ chỉ hƣớng vào đối tƣợng doanh nghiệp nói chung, không ƣu tiên hoặc dành riêng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (trừ chính sách bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại Ngân hành thƣơng mại thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam xác định rõ đối tƣợng hƣởng thụ trực tiếp là các doanh nghiệp nhỏ và vừa). Vì vậy, trên thực tế, chủ yếu là các doanh nghiệp lớn tiếp cận đƣợc các chính sách, chƣơng trình hỗ trợ của Nhà nƣớc (ví dụ, chính sách tín dụng đầu tƣ, tín dụng xuất khẩu của Nhà nƣớc theo quy định tại Nghị định số 75/2011/NĐ-CP).

Nhiều cơ chế, chính sách đã ban hành, nhƣng chậm trễ hoặc gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc trong việc tổ chức triển khai thực hiện (điển hình là

90

giảm 50% tiền thuê đất cho năm 2011 và 2012 cho các tổ chức kinh tế đang hoạt động trong các ngành sản xuất, nhƣng thực hiện thủ tục tại các địa phƣơng nhiều phức tạp, chƣa đƣợc quyết định giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp, đặc biệt tại các thành phố lớn; chƣa cụ thể hóa chính sách ƣu đãi đầu tƣ tại các địa bàn nông thôn theo quy định tại Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ nên chƣa có cơ sở triển khai thực hiện…), nên chƣa hỗ trợ kịp thời doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế suy thoái vừa qua.

Nguồn lực dành cho hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hạn chế, nhƣng còn dàn trải, phân tán, thậm chí chồng chéo… Hầu hết các địa phƣơng chƣa chủ động bố trí ngân sách để hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, nếu có thì cũng rất hạn chế so với nhu cầu hỗ trợ cao từ phía cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa (chỉ mới 19% đƣợc bố trí ngân sách riêng thực hiện công tác hỗ trợ cho doanh nghiệp). Nhiều chƣơng trình, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đƣợc ban hành nhƣng kinh phí chƣa bố trí kịp thời để triển khai thực hiện. Một số chính sách, chƣơng trình hỗ trợ có nội dung chồng chéo, trùng lắp do nhiều Bộ cùng thực hiện hoặc nhiều chính sách, chƣơng trình do cùng một Bộ thực hiện (ví dụ, chƣơng trình hỗ trợ khoa học công nghệ, các chƣơng trình đào tạo nguồn nhân lực...).

Một số bộ, ngành, địa phƣơng chƣa thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao tại Nghị quyết số 22/NQ-CP, dẫn đến nhiều chính sách, chƣơng trình hỗ trợ chƣa đƣợc triển khai thực hiện.

Hệ thống cơ quan trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa chƣa đƣợc hình thành đồng bộ từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Ở cấp Trung ƣơng, cơ quan đầu mối trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ mới tập trung vào công tác xây dựng các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, chƣa có đủ điều kiện để đẩy mạnh việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách, các chƣơng trình trợ giúp phát triển doanh

91

nghiệp nhỏ và vừa do nguồn nhân lực ha ̣n chế, cơ sở vật chất yếu kém và nguồn kinh phí thực hiện các chƣơng trình trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa hạn hẹp, kể cả một số hoạt động chính nhƣ đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ...

- Về phía địa phương

Nhận thức về vai trò , vị trí và sự quan tâm của các cấp , các ngành của tỉnh Quảng Bình đến việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa còn chƣa đầy đủ và thỏa đáng. Tỉnh chƣa tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận các nguồn vốn tín dụng.

Sự phối, kết hợp giữa Sở Kế hoạch và đầu tƣ và cơ quan Thuế của tỉnh về công tác quản lý nhà nƣớc sau đăng ký kinh doanh của còn nhiều bất cập và lỏng lẻo, chƣa quy định cụ thể một cơ quan đầu mối quản lý toàn diện doanh nghiệp. Tỉnh chƣa có cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp trong việc quy hoạch, định hƣớng, khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa. Một số thủ tục hành chính liên quan đến đầu tƣ và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đã đƣợc cải thiện nhiều xong vẫn còn phức tạp. Số lao động đƣợc đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp còn thấp. Cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình phát triển chƣa đồng bộ; ảnh hƣởng của lạm phát, suy giảm kinh tế, lãi suất, khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay đã ảnh hƣởng đến việc khuyến khích doanh nghiệp tham gia đầu tƣ, mở rộng đầu tƣ, hoạt động sản xuất kinh doanh và thành lập mới doanh nghiệp. Vẫn còn tình trạng phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp nhƣ ƣu tiên , tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp nhà nƣớc , trong khi doanh nghiê ̣p ngoài nhà nƣớc không đƣợc quan tâm . Chính quyền tỉnh chƣa xây dựng đƣợc môi trƣờng kinh doanh chung đảm bảo bình đẳng thực sự giữa các doanh nghiệp nhà nƣớc với doanh nghiệp tƣ nhân, giữa các doanh nghiệp với hộ cá thể, nhất là trong việc giải quyết các nhu cầu về mặt bằng sản xuất kinh doanh, vốn tín dụng.

92

Sự phối hợp giữa các cấp, ngành trong công tác nắm tình hình, theo dõi, quản lý hoạt động và phối hợp kiểm tra, giải quyết khó khăn vƣớng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động còn hạn chế, có yếu tố bất cập.

3.3.3.2. Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp

- Kiến thức, năng lực quản trị tài chính và quản trị doanh nghiệp còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh dàn trải, đa ngành nghề, phụ thuộc nhiều vào vốn vay, theo số liê ̣u Cục thống kê Quảng Bình có tƣ̀ 70% doanh nghiê ̣p nhỏ và vƣ̀a trở lên trên đi ̣a bàn tỉnh kinh doanh đa ngành nghề (nhƣ Công ty cổ phần tâ ̣p đoàn Trƣờng Thi ̣nh , Công ty cổ phần xây lắp Trƣờng Sơn, Công ty cổ phần và đầu tƣ công nghê ̣ Viê ̣t Nhâ ̣t có trên 20 ngành nghề kinh doanh), 100% doanh nghiệp đều vay vốn ngân hàng . Trong khi đó khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng còn hạn chế; việc ứng dụng khoa học công nghệ còn ít. Sự hợp tác, phối hợp và chia sẻ thông tin trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh giữa các doanh nghiệp chƣa chặt chẽ, thiếu chuyên nghiệp, làm giảm năng lực cạnh tranh.

- Năng lực nghiên cứu và sức sáng tạo của các doanh nghiệp nhỏ và vừa chƣa cao; khả năng tiếp cận với các chính sách, chƣơng trình hỗ trợ của Nhà nƣớc còn hạn chế. Theo số liê ̣u của Cục Thống kê Quảng Bình chỉ có 47,3% chủ doanh nghiệp loại hình doanh n ghiệp ngoài nhà nƣớc có hiểu biết về nhƣ̃ng cam kết khi gia nhâ ̣p WTO . Phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa chƣa có nhận thức đầy đủ về kinh tế thị trƣờng, thiếu sự chuẩn bị về cơ sở vật chất, nguồn lực (nhất là vốn và cán bộ quản lý có trình độ) nhằm đáp ứng những yêu cầu của sản xuất kinh doanh.

3.3.3.3. Các nguyên nhân khác

- Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển nhƣ học hỏi đƣợc kinh nghiệm quản lý điều hành bài bản, mang tính chuyên nghiệp cao; tận dụng công nghệ tiên tiến

93

hiện đại, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ và cơ hội trở thành thầu phụ các doanh nghiệp lớn nhƣng bên cạnh đó cũng tạo ra sức ép cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việc thực hiện các cam kết hội nhập về giảm dần thuế quan và cắt bỏ hàng rào phi thuế quan, dẫn đến áp lực cạnh tranh với các doanh nghiệp nƣớc ngoài rất lớn, trong khi đó khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nƣớc chƣa cao. Giá cả nguyên liệu đầu vào nhập khẩu tăng do sự bảo hộ của nhà nƣớc không còn và sự biến động của thị trƣờng thế giới kéo theo giá cả hàng hóa sản xuất trong nƣớc tăng lên trong khi đó các rào cản thƣơng mại dần bị dỡ bỏ, thuế đánh vào các sản phẩm nhập khẩu giảm, hàng hóa nhập khẩu giá rẻ, chất lƣợng cao làm gia tăng mức độ cạnh tranh trên thị trƣờng nội địa. Bên cạnh đó sự hiểu biết về pháp luật quốc tế bị hạn chế làm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa mất cơ hội kinh doanh trên thị trƣờng quốc tế…

- Liên tục từ năm 2008 đến nay, tình hình của nền kinh tế thế giới biến động phức tạp. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã kéo theo nhiều doanh nghiệp có bề dày kinh doanh trên thế giới sụp đổ. Tình trạng nợ công châu âu đã tác động đến sức tiêu thụ tại các thị trƣờng truyền thống, thị trƣờng tiềm năng, ảnh hƣởng đến tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam, giá một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhƣ nông sản giảm làm cho doanh nghiệp nhỏ và vừa càng khó khăn thêm.

94

Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)