1.3.2.1. Điều kiện bên ngoài doanh nghiệp
- Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội
Điều kiện tự nhiên có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có liên quan đến tự nhiên nhƣ: doanh nghiệp xây dựng, sản xuất nông phẩm, thực phẩm theo mùa, kinh doanh khách sạn, du lịch…
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đƣợc xây dựng một cách đồng bộ và phát triển theo hƣớng hiện đại sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuận lợi hơn trong quá trình phát triển.
Việc quy hoạch cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế vùng một cách hợp lý và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất tạo cơ hội đầu tƣ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thị trƣờng thế giới đã có những bƣớc phát triển mới về quy mô, cơ cấu. Phƣơng thức thƣơng mại
36
quốc tế ngày càng phong phú, các quan hệ kinh tế thế giới đa dạng diễn ra trên nhiều cấp độ khác nhau: toàn cầu và khu vực, đa phƣơng và song phƣơng…Để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong điều kiện hiện nay, nhất là trong giai đoạn đầu khi nội lực của các doanh nghiệp còn yếu, chính quyền có những chính sách mở rộng các mối quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận học hỏi đƣợc khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý từ bên ngoài và cả các nguồn lực thông qua quá trình liên doanh, hợp tác, đôi bên cùng có lợi.
- Điều kiện về thể chế, chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc
Về phía chính quyền trung ương:
+ Ban hành khuôn khổ pháp lý để các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động. Nhà nƣớc xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo sự đồng bộ, thông thoáng, bình đẳng, mang tính ổn định lâu dài, phù hợp với môi trƣờng kinh doanh trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế. Việc cải cách thủ tục hành chính theo hƣớng đơn giản, thuận lợi nhƣng chặt chẽ, đúng luật, công khai và minh bạch, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp gia nhập thị trƣờng cũng nhƣ rút lui khỏi thị trƣờng một cách thuận lợi.
+ Ban hành các chính sách kinh tế liên quan đến hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Để doanh nghiệp nhỏ và vừa tồn tại và phát triển trong giai đoạn khó khăn nhƣ hiện nay, nhà nƣớc cần có những chính sách hỗ trợ cụ thể nhƣ chính sách thị trƣờng; tài chính, tín dụng; thuế; đất đai; xuất nhập khẩu; đào tạo nguồn nhân lực; khoa học công nghệ…bên cạnh đó quan tâm đến việc quy hoạch các khu công nghiệp, các làng nghề truyền thống từng khu vực, địa phƣơng cụ thể…
+ Xây dựng và hoàn thiện các cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
37
Rà soát, hoàn thiện tổ chức bộ máy, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ các cơ quan quản lý nhà nƣớc về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cấp Trung ƣơng và địa phƣơng. Tăng cƣờng vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc trong việc vừa tạo điều kiện thuận lợi, vừa trực tiếp tham gia thực hiện các chƣơng trình hỗ trợ, tham gia cung cấp các dịch vụ công cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thành lập các tổ chức có chức năng quản lý Nhà nƣớc về xúc tiến hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.
Về phía chính quyền địa phương:
+ Cung cấp thông tin về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đối với phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tăng cƣờng cơ chế thông tin và đối thoại giữa cơ quan thuế với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. UBND tỉnh xây dựng cổng thông tin điện tử để cung cấp các chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nƣớc cho các doanh nghiệp. Thông qua các hiệp hội nhƣ: Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa; Hội doanh nghiệp trẻ; Liên minh hợp tác xã để bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp, đây chính là những đầu mối kết nối, liên kết các doanh nghiệp và là cầu nối phản ánh, trao đổi với các ngành, các cấp về những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
+ Các hoạt động xúc tiến thương mại đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chính quyền địa phƣơng tăng cƣờng các hoạt động xúc tiến thƣơng mại để hổ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển nhƣ: Có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa liên kết, hợp tác với doanh nghiệp trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài nhằm mở rộng thị trƣờng hàng hoá, dịch vụ. Trợ giúp giúp xúc tiến xuất khẩu, khảo sát, học tập, trao đổi, hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc. Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm... giới thiệu, quảng bá sản phẩm hàng hóa, qua đó tạo điều kiện mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm. Lập các Website
38
để cung cấp thông tin về thị trƣờng và quảng bá sản phẩm miễn phí cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
1.3.2.2. Điều kiện bên trong doanh nghiệp
- Khả năng vốn, công nghệ, nhân lực, thông tin, thị trƣờng
Vốn có ý nghĩa quyết định, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa nguồn vốn chủ sở hữu thấp nên tình trạng thiếu vốn để sản xuất là một khó khăn không nhỏ. Hơn nữa với năng lực tài chính hạn chế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam khó có khả năng đầu tƣ cho quy trình công nghệ hiện đại để tạo ra các sản phẩm có chất lƣợng, có sức cạnh tranh với các sản phẩm ngoại có tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay, tình trạng máy móc thiết bị của phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa là lạc hậu, nên cho năng suất lao động và chất lƣợng sản phẩm thấp, giá thành lại cao, tính cạnh tranh thấp. Thêm vào đó, nguồn nhân lực kể cả đội ngũ quản lý doanh nghiệp và ngƣời lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa có chất lƣợng thấp đã gây khó khăn cho quá trình tiếp thu và chuyển giao công nghệ. Phần lớn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa còn thiếu kiến thức quản trị kinh doanh, luật pháp và kinh nghiệm thƣơng trƣờng; việc thiết lập quan hệ kinh doanh với các đối tác trong nƣớc và nƣớc ngoài còn hạn chế, thiếu sự liên kết, hợp tác; ngƣời lao động tỷ lệ chƣa qua đào tao còn khá cao...Vì vậy, trong tiến trình phát triển hiện nay, để tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng cƣờng tiềm lực về tài chính, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin vào sản xuất kinh doanh; có kế hoạch đào tạo để nâng cao tay nghề cho ngƣời lao động; tạo điều kiện cho ngƣời lao động tiếp xúc với công nghệ mới. Gắn hiệu quả đào tạo với nâng cao năng lực làm việc. Khuyến khích và đầu tƣ nguồn nhân lực nâng cao trình độ học vấn cấp đại học và trên đại học, điều này có ý nghĩa lâu dài đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
39
- Kinh nghiệm kinh, doanh quản lý của chủ donh nghiệp
Hoạt động sản xuất kinh doanh trên thƣơng trƣờng với sự cạnh tranh khốc liệt đầy cam go, đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải có trình độ kiến thức cao, năng lực quản lý giỏi, mới có thể thành đạt trong kinh doanh đƣa doanh nghiệp của mình ngày một phát triển. Mỗi một chủ doanh nghiệp phải biết thu thập, tổng hợp, phân tích đánh giá các loại thông tin kinh tế kĩ thuật, biết đề ra những chiến lƣợc đúng đắn và đƣa ra những quyết định sáng suốt kịp thời.
Trình độ tri thức và tay nghề của ngƣời lao động làm việc trong các doanh nghiệp cũng rất quan trọng đối vơí sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Những ngƣời có tri thức, tay nghề cao, kĩ năng thành thạo, lao động lành nghề sẽ sử dụng tốt các loại thiết bị công nghệ phức tạp, tiếp thu áp dụng tốt các loại thiết bị công nghệ tiên tiến hiện đại, làm ra những sản phẩm đẹp, có chất lƣợng với năng suất và hiệu quả cao.