Phương pháp thu thập dữ liệu và tài liệu

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 55)

Nguồn số liệu thực hiện đề tài đƣợc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhằm đạt đƣợc mục đích nghiên cứu. Các nguồn số liệu chủ yếu sau:

Nguồn Văn phòng UBND tỉnh, Sở kế hoạch đầu tƣ, Sở tài chính và Cục thống kê tỉnh Quảng Bình. Các Nghị quyết, quyết định, kế hoạch, văn bản quản lý chỉ đạo, niên giám thống kê, các báo cáo có liên quan. Là những số liệu đã có sẵn, đƣợc tổng hợp từ trƣớc đã đƣợc công bố. Trong đề tài, số liệu bao gồm các số liệu về số lƣợng doanh nghiệp, nguồn vốn, lao động, thu nhập các doanh nghiệp nhỏ và vừa, số liệu phục vụ đề tài đƣợc tiến hành thu thập trên sách báo, báo cáo tổng kết kinh doanh của các doanh nghiệp, Internet... Các số liệu này có vai trò quan trọng trong cung cấp thông tin cơ bản làm cơ sở phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

Chi cục thống kê tỉnh Quảng Bình: Niên giám thống kê các năm 2006 - 2013, các báo cáo thống kê có liên quan.

Văn phòng Tỉnh ủy: Nghị quyết đại hội Đảng các cấp, các văn bản, báo cáo, số liệu có liên quan.

Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình: Các kế hoạch, báo cáo và các văn bản có liên quan.

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Có hai dạng thông tin đề tài thu nhập từ nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kế gồm: thông tin định tính và thông tin định lƣợng. Do đó, đề tài có hai hƣớng xử lý thông tin nhƣ sau: Xử lý logic đối với thông tin định tính. Đây là việc đƣa ra những phán đoán về bản chất của sự kiện và Xử lý toán học đối với các thông tin định lƣợng. Đây là việc sử dụng phƣơng pháp thống kê toán để xác định xu hƣớng, diễn biến của tập hợp số liệu thu thập đƣợc.

47

Xử lý thông tin định tính đƣợc dùng để nghiên cứu chủ yếu về các vấn đề xã hội nhƣ cải thiện và nâng cao đời sống ngƣời dân, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội…nghiên cứu các quan hệ kinh tế trong phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nhƣ xác định tính ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tăng trƣởng, chuyển dịch cơ cấu…

Quy trình thực hiện xử lý thông tin định tính của đề tài đƣợc thực hiện bắt đầu từ việc thu thập qua các phƣơng pháp quan sát, phỏng vấn, thảo luận, nghiên cứu tài liệu…xây dựng giả thuyết và chứng minh cho giả thuyết đó từ những sự kiện rời rạc đã thu thập đƣợc. Bƣớc tiếp theo là xử lý logic đối với các thông tin định tính, tức là việc đƣa ra những phán đoán về bản chất các sự kiện đồng thời thể hiện những logic của các sự kiện, các phân hệ trong hệ thống các sự kiện đƣợc xem xét.

Xử lý thông tin định lƣợng

Thông tin định lƣợng thu thập đƣợc từ các tài liệu thống kê hoặc kết quả quan sát, thực nghiệm; sau đó sắp xếp chúng lại để làm bộc lộ ra các mối liên hệ và xu thế của sự vật. Các số liệu có thể đƣợc trình bày dƣới nhiều dạng, từ thấp đến cao: Những con số rời rạc. Bảng số liệu. Biểu đồ. Đồ thị. Phân tích chỉ số trung bình.

Tóm lại, để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, đề tài có sử dụng cả hai dạng xử lý thông tin: định tính và định lƣợng, trong đó chủ yếu sử dụng dạng xử lý thông tin định lƣợng để sắp xếp các con số rời rạc liên quan đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình về kinh tế, xã hội và môi trƣờng; từ đó xây dựng các bảng số liệu, xây dựng các biểu đồ và phân

48

tích chỉ số trung bình để tìm ra mối liên hệ và xu hƣớng chung của các nội dung nghiên cứu.

2.2.3. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phân tích các tài liệu bao gồm tạp chí, sách, báo cáo và các tài liệu khác. Phƣơng pháp này giúp chúng tôi kế thừa thành quả nghiên cứu trƣớc đó về hệ thống lý thuyết, phƣơng pháp, bằng chứng thực nghiệm và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.

2.2.4. Phương pháp phân tích và tổng hợp

Phân tích trƣớc hết là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra đƣợc cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến. Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tƣợng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngƣợc nhau) từ sự phân tích, khả năng trìu tƣợng, khái quát nắm bắt đƣợc mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lƣợng khác nhau.

49

Để phản ánh một cách đúng đắn và tổng thể sự biến động của các chỉ tiêu về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; phân tích trong từng điều kiện cụ thể của từng tiêu chí, đồng thời so sánh sự biến động (tăng, giảm) để biết quá trình vận động, thay đổi của hệ thống các tiêu chí. Đây là phƣơng pháp quan trọng để nhận biết tính hiểu quả trong việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng nhƣ những vấn đề còn tồn tại, từ đó có những giải pháp điều chỉnh, áp dụng phù hợp nhằm nâng cao tính hiệu quả trong giải quyết vấn đề phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Các số liệu đƣợc thu thập, tuy nhiên chƣa đồng nhất, chƣa đƣợc xử lý theo đúng quy định, hệ thống. Để phân tích, xử lý số liệu, chúng tôi kết hợp thêm so sánh, đối chiếu tính toán trên chƣơng trình Excel, sắp xếp các bảng biểu, hệ thống các chỉ tiêu một cách khoa học hợp lý, đồng nhất về đơn vị, thời gian.

2.2.5. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Thông qua việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia: - Trong lĩnh vực kinh tế, chính sách, doanh nghiệp.

- Lãnh đạo UBND tỉnh, các sở ban ngành liên quan, giám đốc các doanh nghiệp, các chủ hộ.

- Nghiên cứu các công trình có liên quan đã đƣợc công bố.

- Tiếp thu, phân tích và vận dụng có chọn lọc vào việc thực hiện đề tài.

2.2.6. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học

Việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn bị tác động bởi rất nhiều nhân tố khác nhau, do vậy trong khi phân tích đã vận dụng phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học, tạm gạt bỏ những nhân tố ngẫu nhiên, ít quan trọng hơn để tập trung phân tích đánh giá những nhân tố quan trọng nhất tác động tới quá trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

51

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

3.1. Những đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình

3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Quảng Bình là tỉnh nằm ở ven biển Bắc Trung Bộ, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía Nam. Phía Bắc giáp Hà Tĩnh bởi dãy Hoành Sơn chiều dài 129 km, phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị chiều dài 75 km, phía Đông giáp biển Đông chiều dài 116,04 km, phía Tây giáp Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào bởi dãy Trƣờng Sơn có chiều dài 201,87 km. Nét đặc biệt là Quảng Bình ở vào nơi hẹp nhất của lãnh thổ nƣớc ta. Ở vị trí trung độ của cả nƣớc, là nơi giao thoa các đặc thù lãnh thổ miền Bắc và miền Nam, có các trục lộ lớn của quốc gia xuyên suốt chiều dài của tỉnh; có đƣờng quốc lộ 1A và 2 nhánh Đông, Tây đƣờng Hồ Chí Minh và đƣờng sắt chạy suốt chiều dài của tỉnh từ Bắc đến Nam, quốc lộ 12 nối với Lào theo hƣớng Đông Tây; có cửa khẩu Cha Lo, cảng Nhật Lệ, sông Gianh và cảng biển Hòn La, Quảng Bình có điều kiện tiếp cận, tiếp thu những công nghệ và phƣơng thức quản lý tiên tiến, đây là một lợi thế trong phát triển và giao lƣu trao đổi sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp với cả nƣớc và trong khu vực.

Quảng Bình có 8 đơn vị hành chính cấp huyện gồm huyện Minh Hóa, huyện Tuyên Hóa, huyện Quảng Trạch, huyện Bố Trạch, huyện Quảng Ninh, huyện Lệ Thủy, thị xã Ba Đồn và thành phố Đồng Hới. Dân số trung bình năm 2013 là 863.350 ngƣời, mật độ dân số đạt 107 ngƣời/km2, dân cƣ chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị và đồng bằng, mật độ dân số các huyện

thành phố nhƣ sau: Đồng Hới 737 ngƣời/km2; Thị xã Ba Đồn 639 ngƣời/km2

; Quảng Trạch 233 ngƣời/km2; Lệ Thủy 100 ngƣời/km2; Bố Trạch 86 ngƣời/km2

; Quảng Ninh 75 ngƣời/km2; Tuyên Hóa 68 ngƣời/km2

52

Hóa 34 ngƣời/km2. Dân số nằm trong độ tuổi lao động là 529.023 ngƣời, chiếm 61.27% dân số toàn tỉnh.

Diện tích đất tự nhiên của Quảng Bình là 805.186 ha, với 2 hệ đất chính là hệ phù sa (ở đồng bằng) và hệ feralit (ở vùng đồi núi) với 15 loại thuộc 5 nhóm khác nhau. Đất gò đồi chiếm khoảng 170.000 ha, thuận lợi để phát triển cây công nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi. Toàn tỉnh có 633.000 ha đất lâm nghiệp, trong đó có 447.873 ha đất rừng tự nhiên với nhiều khu rừng nguyên sinh, độ che phủ đứng thứ 2 toàn quốc. Vùng đất cát ven biển có diện tích rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, trồng rừng và xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế và du lịch, nghỉ dƣỡng.

Nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trƣờng Sơn nên Quảng Bình có khu hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn ren quý hiếm. Đặc trƣng cho đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng karst Phong Nha - Kẻ Bàng.

Tài nguyên biển phong phú, đa dạng, có giá trị về nguồn lợi hải sản, giao thông, du lịch...Bờ biển có nhiều danh thắng đẹp. Hệ thống núi đá đổ ra biển tạo nên nhiều cảng biển, bãi tắm và các điểm nghỉ ngơi, giải trí kỳ thú nhƣ cửa Nhật Lệ, Cảnh Gianh, vịnh Hòn La, bãi tắm Đá Nhảy...Thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện tích đất liền tạo cho Quảng Bình có một ngƣ trƣờng rộng lớn với trữ lƣợng khoảng 100 nghìn tấn và nguồn lợi hải sản biển đa dạng phong phú về loài, có những loài quý hiếm, có giá trị cao nhƣ: tôm hùm, tôm sú, hải sâm, mực ống, mực nang, san hô...Tại đây có thể hình thành một tổng thể kinh tế biển bao gồm các ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản, cảng và dịch vụ cảng, nông- lâm nghiệp, du lịch, khai thác khoáng sản ven biển.

Quảng Bình có nhiều loại khoáng sản, có loại quý trữ lƣợng lớn nhƣ vàng, chì, titan, pyrit, kẽm...và một số khoáng sản phi kim loại nhƣ cao lanh, đá vôi, đá mable, đá grait... có trữ lớn tới hàng tỷ tấn, cát thạch anh 30 triệu m3 . Các loại khoáng sản phi kim loại có điều kiện phát triển công nghiệp sản xuất xi măng sành sứ, thủy tinh và các loại vật liệu xây dựng khác.

53

Suối nƣớc khoáng Bang có nhiệt độ sôi 1050 c là nhân tố thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp nƣớc giải khát chữa bệnh. Có thể xây dựng nơi đây thành một quần thể du lịch, khu điều dƣỡng và khu du lịch sinh thái.

3.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Đặc điểm về kinh tế

Quảng Bình đƣợc xem là vệ tinh kinh tế, có vai trò quan trọng, là động lực để phát triển khu vực kinh tế trọng điểm của miền Trung. Tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 11%/năm; năm 2013 đạt 7,1%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu nội bộ từng ngành kinh tế có những bƣớc chuyển biến tích cực theo hƣớng tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng và giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đƣợc cải thiện đáng kể và dần thu hẹp khoảng cách với thu nhập bình quân đầu ngƣời của cả nƣớc, đạt 25 - 27 triệu (tƣơng đƣơng 1.200 - 1.400 USD), bằng 90% bình quân chung cả nƣớc.

Về nông nghiệp: Giá trị sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp tăng trƣởng bình quân thời kỳ 2006-2010 là 5,5%/năm; năm 2013 là 4,5%. Trong nông nghiệp tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp từng bƣớc gắn với thị trƣờng và chế biến, các yếu tố của một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa xuất hiện ngày càng nhiều, bộ mặt nông thôn từng bƣớc khởi sắc. Sản xuất lúa đƣợc mùa toàn diện và tăng qua các năm (2006 tổng sản lƣợng lƣơng thực đạt 25,1 vạn tấn; năm 2010 tăng 26 vạn tấn và năm 2013 đạt 27,4 vạn tấn, bằng 96,5% so với năm 2012, vƣợt kế hoạch 1,5%). Lâm và ngƣ nghiệp có thể đƣợc coi là những thế mạnh của tỉnh, đã và đang đƣợc chú trọng đầu tƣ, đặc biệt là ngành thủy sản đang từng bƣớc trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Về công nghiệp: Quảng Bình đang từng bƣớc đẩy mạnh việc phát triển công nghiệp dựa vào lợi thế về tài nguyên, khẳng định là ngành kinh tế trọng tâm, tạo động lực để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Giá trị sản xuất

54

công nghiệp thời kỳ 2006-2010 tăng bình quân 20%/năm, đạt mức cao nhất từ trƣớc đến nay; năm 2013 đạt 9,1%. Đã hình thành đƣợc ngành công nghiệp chủ lực sản xuất vật liệu xây dựng, trƣớc hết là xi măng. Nhiều nhà máy đi vào sản xuất có hiệu quả nhƣ: xi măng Sông Gianh, bia Hà Nội- Quảng Bình, xi măng Áng Sơn I, Áng Sơn II, sản xuất giấy Kraft và một số dự án khác đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảm tăng trƣởng phát triển bền vững. Các khu công nghiệp khu kinh tế của tỉnh đã và đang thu hút ngày càng nhiều dự án đầu tƣ. Sản xuất công nghiệp đang có sự đầu tƣ theo hƣớng công nghệ hiện đại, tăng giá trị các ngành có thế mạnh và điều kiện phát triển.

Quảng Bình có nhiều làng nghề nổi tiếng, hình thành và phát triển gắn liền với đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cƣ. Xã Cảnh Dƣơng (Quảng Trạch), xã Bảo Ninh, xã Quang Phú (Đồng Hới) đƣợc biết đến nhƣ những làng nghề chế biến nƣớc mắm hảo hạng; làng Thọ Đơn, xã Quảng Văn (Quảng Trạch) nổi tiếng với sản xuất các mặt hàng mây tre đan; chiếu cói làng An Xá (Lệ Thủy); nón lá Quy Hậu (Lệ Thủy), Thổ Ngọa (Quảng Trạch); rèn đúc làng Mai Hồng (Bố Trạch)...Chƣơng trình phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn đƣợc chú trọng; một số nghề truyền thống đƣợc khôi phục, phục vụ nhu cầu tiêu dùng gắn với phát triển du lịch và xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm, cải thiện nhu cầu ngƣời lao động.

Về dịch vụ: Hệ thống giao thông vận tải Quảng Bình khá phát triển với đầy đủ các tuyến giao thông (đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy, đƣờng hàng không), đây là điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tƣ, thúc đẩy kinh tế, tăng cƣờng mối giao lƣu nội tỉnh là liên tỉnh, đồng thời thông thƣơng với Lào, Thái Lan và các nƣớc trong khu vực.

Cơ sở kinh doanh phát triển nhanh về số lƣợng, đa dạng về chủng loại

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)