Bàn luận về phương pháp bào chế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên pseudoephedrin giải phóng kéo dài bằng phương pháp bao màng zein (Trang 50)

Đã có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về các dạng bào chế chứa PSE giải phóng kéo dài sử dụng nhiều loại polyme tổng hợp. Nghiên cứu ở đây cho thấy bao màng zein có nhiều ưu điểm vượt trội. Trong các nghiên cứu trước đây, để đạt được mô hình giải phóng PSE mong muốn, cần phải phối hợp hai hay nhiều polyme khác nhau trong một hay nhiều lớp trong khi ở đây chỉ cần sử dụng zein trong một lớp màng. Khi sử dụng EC - một polyme thông dụng để kiểm soát giải phóng - đồ thị giải phóng xuất hiện thời gian tiềm tàng (lag time), trong khi sử dụng zein, không tồn tại lag time này [16], [26], [27].

Zein được dùng để bao khô hoặc bao phim. Ứng dụng trong phương pháp bao khô, tốc độ giải phóng dược chất phụ thuộc vào kích thước tiểu phân của zein cũng như tương tác giữa zein với các thành phần trong màng bao [15]. Với zein dạng

pseudolatex, quá trình bào chế trải qua nhiều bước, phức tạp [19]. Trong khi đó, ở đây phương pháp bao màng xuất phát từ dung dịch zein khá đơn giản. Đặc biệt, khi phối hợp zein với chất hóa dẻo thích hợp mà không cần phối hợp thêm loại polyme khác, kết quả thu được viên bao chứa PSE giải phóng kéo dài vẫn tuân theo mô hình giải phóng mong muốn. Như vậy, phương pháp bào chế được nghiên cứu ở đây ưu việt hơn so với một số phương pháp bào chế đã được nghiên cứu trước đó.

Kết luận

Qua thời gian tiến hành nghiên cứu, đề tài đã đạt được một số kết quả như sau: 1. Khảo sát được ảnh hưởng của một số thông số bao phim lên hiệu suất bao, với thiết bị là máy bao Vanguard (hệ nồi bao đục lỗ), quy mô bao khoảng 300g viên. Lựa chọn được các thông số tối ưu cho quá trình bao:

Nhiệt độ khí thổi vào: 65o

C. Nhiệt độ khí hút ra: 60oC.

Tốc độ quay nồi bao: 9 vòng/phút. Tốc độ phun dịch bao: 3 ml/phút.

Lưu lượng khí thổi vào: 10 m3

/h. Lưu lượng khí hút ra: 12 m3/h. Áp suất phun: 1,8 atm.

2. Đánh giá được ảnh hưởng của zein và chất hóa dẻo (DBP và PEG 400) lên tốc độ giải phóng PSE và sơ bộ đánh giá được tương tác giữa zein và chất hóa dẻo trong màng bao.

3. Bào chế thành công viên chứa 60 mg pseudoephedrin hydroclorid giải phóng kéo dài 12h với mô hình giải phóng dược chất tương đương viên đối chiếu Clarinase (f2 = 59,30). Công thức dịch bao tối ưu thu được như sau:

Zein DBP Talc Titan dioxyd Isopropanol : nước (8:2) 8,24% nhân (kl/kl) 4% zein (kl/kl) 10% zein (kl/kl) 20% zein (kl/kl)

vừa đủ để pha dịch bao chứa 6% zein (kl/tt).

Đề xuất

Từ kết quả thu được, chúng tôi có một số đề xuất như sau:

1. Nghiên cứu cơ chế tương tác của zein và chất hóa dẻo trong màng bao.

2. Tiếp tục phát triển phương pháp bào chế viên giải phóng có kiểm soát phối hợp hai thành phần pseudoephedrin và loratadin dựa trên viên chứa 60 mg pseudoephedrin hydroclorid giải phóng kéo dài 12h đã nghiên cứu ở trên.

Tiếng Việt

1. Bộ môn Bào chế (2005), Một số chuyên đề về bào chế hiện đại, Nhà xuất bản Y học, tr.132-156, tr.91-113.

2. Bộ môn Dược Lâm sàng (2009), Bài giảng bệnh học, Trường Đại học Dược Hà Nội, tr.42-43.

3. Bộ Y Tế (2009), Dược điển Việt Nam IV, PL 220-230. 4. Bộ Y Tế (2009), Dược thư quốc gia Việt Nam, tr.748-750.

5. Bộ Y Tế (2008), Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc, Nhà xuất bản Y học, 2, tr.192-193.

6. Bộ Y Tế (2009), Kỹ thuật sản xuất dược phẩm, Nhà xuất bản Y học, 3, tr.138- 158.

7. Bộ Y tế (2008), Thuốc biệt dược và cách sử dụng, Nhà xuất bản Y học, tr.606. 8. Đào Thị Ngọc Hân (2011), Nghiên cứu điều chế và ứng dụng zein là tá dược

bào chế thuốc giải phóng kéo dài, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, Trường Đại

học Dược Hà Nội.

9. Đỗ Quang Huy (2012), Nghiên cứu bào chế viên giải phóng có kiểm soát chứa pseudoephedrin và loratadin, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội.

Tiếng Anh

10. Beck M.I et al. (1996), “Physico-chemical characterization of zein as a film coating polymer, a direct comparison with ethyl cellulose”, International

Journal of Pharmaceutics, 141, pp.137-150. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11. British Pharmacopoeia (2007), Monograph 0478.

12. Costa P et al. (2001), “An alternative method to the evaluation of similarity factor in dissolution testing”, International Journal of Pharmaceutics, 200, pp.77-83.

13. Elzoghby A.O (2012), “Protein-based nanocarriers as promising drug and gene delivery systems”, Journal of Controlled Release,161, pp.38-49.

14. Gilbert S.B (2002), Modern Pharmaceutics, Marcel Dekker Inc., New York, pp.503-525.

16. Ishida M et al. (2008), “A novel approach to sustained pseudoephedrine release: Differentially coated mini-tablets in HPMC capsules”, International

Journal of Pharmaceutics, 359, pp.46-52.

17. Lawton J.W (2002), “Review zein: a history of processing and use”, American

Association ofCereal Chem, 79(1), pp.1-18.

18. Mastromatteo M et al. (2009), “Controlled release of thymol from zein based film”, Innovative Food Science and Emerging Technologies, 10, pp.222-227. 19. O’Donnell P.B et at. (1997), “ Aqueous pseudolatex of zein for film coating

of solid dosage forms”, European Journal of Pharmaceutics and

Biopharmaceutics 43, pp.83-89.

20. Rowe R.C et al. (2009), Handbook of Pharmaceutical Excipients 6th, Pharmaceutical Press and American Pharmacists Association, pp.790-791. 21. Shewry P.R, Casey R. (1999), “Seed protein”, Kluwer Academic Publishers,

pp.109-139.

22. Sweetman S.C (2009), Martindale36th, Pharmaceutical Press, pp.1571.

23. Sweetman S.C (2009), Martindale The Complete Drug Reference 36th, 2, pp.3011.

24. The United Stated Pharmacopoeia 29 (2005), 2, pp.3046-3047, pp.1858-1860.

25. Thompson G.A et al. (1989), ”Structural elements regulating zein gene expression”, BioEssays, 10, pp.108-113.

26. Yang Z.Y et al. (2008), “Pseudoephedrin hydrochloride sustained-release pellets prepared by a combination of hot-melt subcoating and polymer coating”, Drug Development and Industrial Pharmacy, 34, pp.1323-1330. 27. Zeeshan F, Bukhari N.I (2010), “ Development and evaluation of a novel

modified-release pellet-based tablet system for the delivery of loratadin and pseudoephedrine hydrochloride as model drug”, American Association of

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên pseudoephedrin giải phóng kéo dài bằng phương pháp bao màng zein (Trang 50)