Một số phương án xử lý nước thải dệt nhuộm trên thế giớ

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG các GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA ô NHIỄM CHO CTY TNHH SXTM NAM HƯNG HƯỚNG tới PHÁT THẢI BẰNG KHÔNG (Trang 61)

- CÁC CHẤT TĂNG TRẮNG QUANG HỌC

f. Khối khử trùng nước thả

1.4.2 Một số phương án xử lý nước thải dệt nhuộm trên thế giớ

a. Tại công ty sản xuất vải sợi bông Stork Aqua (Hà Lan) đã xây dựng hệ thống xử lí nước thải với lưu lượng thải 3000 – 4000 m3/ngày đêm; COD: 400 – 1000mg/l và BOD5 :200 – 400 mg/l. Nước sau xử lí có thể đạt BOD < 50mg/l, COD < 100mg/l. Sơ đồ công nghệ như hình 1.7.

b. Xí nghiệp tẩy nhuộm Niederfrohna hãng Schiesser (xí nghiệp tẫy nhuộm hàng bông và sử dụng chủ yếu là thuốc nhuộm hoạt tính) đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lí nước thải công suất 2500 m3/ ngày đêm. Bằng hệ thống này có thể xử lí nước thải có COD ban đầu là 516 mg/l, BOD5:140mg/l và dòng ra có BOD < 1mg/l và COD = 20,3 mg/l, nước không màu, chất rắn lơ lửng thấp. Sơ đồ công nghệ như hình 1.8.

Trong công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm ở Đức, người ta sử dụng than nâu ở bể xử lý sinh học như một chất mang cho vi sinh vật bám vào, người ta cũng sử dụng than nâu cho giai đoạn hấp thụ. Than nâu được sử dụng ở đây là than dạng bột có kích thước < 5mm, thiết diện bề mặt là 300 m3/g, khối lượng riệng là 460 kg/m3. Sau khi sử dụng ở bể sinh học và bể hấp thụ, một phần than nâu được sử dụng lại, phần còn lại sẽ theo bùn thải. Nước thải được tiếp tục tạo keo tụ bằng phèn nhôm hoặc phèn sắt.

Phương pháp xử lý trên tạo ra một lượng phèn rất lớn (bao gồm vi sinh vật, bột than nâu, và những thành phần không tan…). Người ta thu được 1,6 – 2 kg bùn từ 1m3

nước thải. 50% lượng bùn này được tái sử dụng lại, số con lại được thải ra ngoài để xử lý riêng.

Nguồn Công nghệ sinh học môi trường(tập1) – NXB khoa học kỹ thuật

c. Hệ thống xử lý nước thải ở Greven (CHLB Đức)

Nước thải ở đây có chứa 15 – 20% nước thải dệt nhuộm. Công suất của hệ thống là 6000 – 7000 m3/ngày, trong đó có 1100 – 1300 m3/ngày nước thải dệt nhuộm.

Sơ đồ công ngệ được trình bày ở hình 1.9 dựa theonguyên lý kết hợp xử lý hóa lý và sinh học nhiều bậc (có thể dùng ở đây là nhiều lọc sinh học hoặc là một chuổi hồ ổn định…),

Nước thải Song chắn rác Bể điều hoà Bể keo tụ Bể lắng Bể sinh học Bể lắng Nước sau xử lí Thiết bị xử lí bùn Bùn Thiết bị xử lí bùn Bùn tuần hoàn Bùn Nước ép bùn Bùn dư

Hình 1.7: Sơ đồ cônghệ xử lý nước thải của Hà Lan

Nước thải Bùn dư Bể điều hoà Bể trung hoà Bể sinh học có khuấy trộn Lắng Hấp phụ tầng sôi có khuấy trộn Lắng Keo tụ, kết tủa Lắng Lọc Làm mềm nước

Thẩm thấu ngược Muối sử dụng lại

Nước thải vào nguồn tiếp nhận

Xử lí bùn Hoạt hoá nhiệt Bùn tuần hoàn

Song chắn rác

Bột than nâu

Hình 1.8 : Sơ đồ hệ thống xử lí nước thải ngành dệt nhuộm của công ty Schiesser Sachen

( CHLB Đức)

Nguồn: Công nghệ sinh học môi

trường(tập1) – NXB khoa học kỹ thuật

sau lắng 2 là một hồ nhân tạo (có thể là một hồ chứa lớn). Phần bùn lấy ra từ các bể lắng không được tuần hoàn sử dụng lại mà đưa vào xử lý kỵ khí, rồi lọc ép và đưa đi chôn lấp. Nước thải sau bể điều hòa cần điều chỉnh về pH bằng 9.5 bằng sữa vôi. Phèn sắt đưa vào keo tụ là 170 g/m3. bùn tạo thành nhỏ (1m3 nước thải tạo ra 0.6 kg bùn khô tuyệt đối).

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG các GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA ô NHIỄM CHO CTY TNHH SXTM NAM HƯNG HƯỚNG tới PHÁT THẢI BẰNG KHÔNG (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w