Xử lí nước thải bằng phương pháp hoá học

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG các GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA ô NHIỄM CHO CTY TNHH SXTM NAM HƯNG HƯỚNG tới PHÁT THẢI BẰNG KHÔNG (Trang 50)

- CÁC CHẤT TĂNG TRẮNG QUANG HỌC

b. Xử lí nước thải bằng phương pháp hoá học

Thực chất của phương pháp hoá học là đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó. Chất này tác dụng với các tạp chất bẩn có trong nước thải và có khả năng loại chúng ra khỏi nước thải dưới dạng cặn lắng hoặc dưới dạng hoà tan không độc hại. Thí dụ phương pháp trung hoà nước thải bằng axit, kiềm, phương pháp oxy hoá…

Bảng 1.11: Ứng dụng quá trình xử lý hóa học

Quá trình Ứng dụng

Trung hòa Để trung hòa các nước thải có độ kiềm hoặc acid cao.

Keo tụ Loại bỏ photpho và tăng hiệu quả lắng của các chất rắn lơ lửng trong các công trình lắng sơ cấp.

Hấp phụ Loại bỏ các chất hữu cơ không thể xử lý được bằng các phương pháp hóa học hay sinh học thông dụng. Cũng được dùng để khử Chlor của nước thải sau xử lý, trước khi thải vào môi trường.

Khử trùng Để loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh. Các phương pháp thường sử dụng là: chlorine, chlorine dioxide, bromide chloride, ozone...

Khử Chlor Loại bỏ các hợp chất của chlorine còn sót lại sau quá trình khử trùng bằng chlor.

Các quá trình khác

Nhiều loại hóa chất được sử dụng để đạt được những mục tiêu nhất định nào đó. Ví dụ như dùng hóa chất để kết tủa các kim loại nặng trong nước thải.

Nguồn: “Thoát nước-Xử lý nước thải” Hoàng Văn Huệ - Phương pháp oxy hoá

Người ta đưa vào nước thải các chất có tính oxy hoá mạnh, các chất oxy hoá này biến đổi các chất có tính độc hại trong nước thành các chất có tính ít độc hơn và tách ra khỏi nước. Quá trình này tiêu tốn một lượng lớn các tác nhân hoá học, do đó chỉ được áp dụng khi các tạp chất ô nhiễm trong nước không thể loại trừ bằng các phương pháp khác.

Clo và các hợp chất chứa Clo hoạt tính là các chất oxy hoá thông dụng nhất. Người ta sử dụng chúng để tách hydro sunfua, hidro sunfit, các hợp chất metyl sunfit, phenol, xyanua, … ra khỏi nước thải.

 Oxy hoá bằng peoxyt hydro:

Peoxyt hydro còn gọi là nước oxy già, được dùng để oxy hoá các nitrit, các aldehyt, phenol, các chất thải chứa lưu huỳnh và chất nhuộm mạnh. Nó có thể hoạt động trong môi trường kiềm và axit.

 Oxy hoá bằng Ozôn:

Quá trình ozôn hoá có thể loại bỏ khỏi nước thải các chất ô nhiễm như: phenol, sản phẩm dầu mỏ, hydro sunfua, chất tẩy nhuộm, chất hoạt động bề mặt, …

Độ hoà tan ozôn trong nước phụ thuộc vào pH và hàm lượng chất hoà tan trong nước. Một hàm lượng không lớn axit và muối trung tính sẽ làm tăng độ hoà tan của ozôn và ngược lại, sự có mặt của một lượng kiềm sẽ làm giảm độ hoà tan của ozôn vào nước.

Tác động của ozôn trong quá trình oxy hoá có thể diễn ra theo ba hướng khác nhau:

- Oxy hoá trực tiếp với sự tham gia của một oxy nguyên tử.

- Liên kết toàn bộ phân tử ozôn với chất bị oxy hoá tạo thành các ozônua.

- Tác động xúc tác cho quá trình oxy hoá bằng oxy có trong không khí chứa ozôn. Phương pháp oxy hóa có hiệu suất xử lý rất cao đặ biệt đối với nước thải dệt nhuộm có chứa nhiều chất hóa học khó phân hũy. Tuy nhiên, chi phí của nhà máy phải bỏ ra là rất lớn, và vì thế phạm vi ứng dụng công nghệ này rất hẹp.

- Phương pháp trung hoà

Là đưa vào nước thải các dung dịch có tính kiềm hay axít để làm giảm tính kiềm hay axít của nước thải nhằm phục vụ cho các quá trình xử lí sau. Quá trình trung hoà đối với nước thải dệt nhuộm là cần thiết vì dòng thải ra có khoảng dao động pH rất lớn.

Hiện nay có nhiều phương pháp trung hoà khác nhau, trước hết cần lưu ý rằng nước thải ngành dệt nhuộm có sự khác biệt tính chất nước thải của các ngành công nghiệp khác. Do đó, phương pháp trộn lẫn dòng nước thải có thể là gián đoạn hay liên tục, thực hiện trong một ngăn hay nhiều ngăn liên tiếp có khuấy trộn. Ngoài ra khi trung hoà sử dụng các hoá chất kiềm như vôi, sút hay các hoá chất có tính axít cũng rất có hiệu quả.

Một phương pháp khác là sử dụng các khói lò có chứa CO2 và SO2 để trung hoà dòng thải có tính kiềm.

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG các GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA ô NHIỄM CHO CTY TNHH SXTM NAM HƯNG HƯỚNG tới PHÁT THẢI BẰNG KHÔNG (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w