Cánh đồng tưới và bãi lọc

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG các GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA ô NHIỄM CHO CTY TNHH SXTM NAM HƯNG HƯỚNG tới PHÁT THẢI BẰNG KHÔNG (Trang 46)

- CÁC CHẤT TĂNG TRẮNG QUANG HỌC

f. Cánh đồng tưới và bãi lọc

Cánh đồng tưới và bãi lọc là một dạng công trình xử lý nước thải hiếu khí. Việc xử lý nước thải được thực hiện trên những cánh đồng tưới và bãi lọc là dựa vào khả năng giữ các cặn nước ở trên mặt đất, nước thấm qua đất như đi qua lọc, nhờ có oxy trong các lổ hổng và mao quản của lớp đất mặt. Các vi sinh vật hiếu khí hoạt động phân hủy các chất hữu cơ nhiễm bẩn. Càng sâu xuống lượng oxy càng ít và quá trình oxy hoá các chất hữu cơ nhiễm bẩn giảm dần. Cuối cùng đến độ sâu mà ở đó chỉ sảy ra quá trình khử nitrat. Đã xát định được quá trình oxy hoá nước thải chỉ sảy ra ở độ sâu 1,5m. Vì vậy các cánh đồng tưới và bãi lọc chỉ dược xây dựng ở những nơi có mực nước nguồn thấp hơn 1,5m.

Cánh đồng tưới có hai chức năng: xử lý nước thải và tưới bón cây trồng. Tuỳ chức năng nào là chính, cánh đồng tưới sẽ là cánh đồng tưới công cộng hay cánh đồng tưới nông nghiệp hoặc chỉ làm chức năng xử lý nước thải gọi là bãi lọc (còn gọi là cánh đồng lọc).

Các cơ chế xử lý nước thải trong cánh đồng lọc:

- Các cơ chế lý học:

Khi nước thải ngấm qua các lổ rỗng của đất, các chất rắn lơ lửng sẽ bị giữ lại do quá trình lọc. Độ dày của tầng đất diễn ra quá trình lọc biến thiên theo kích thước của các chất rắn lơ lửng, cấu trúc đất và vận tốc của nước thải. Lưu lượng nước thải càng cao, các hạt đất càng lớn thì bề dày của tầng đất diễn ra quá trình lọc càng lớn. Đối với cánh đồng lọc chậm do lưu lượng nước thải áp dụng cho hệ thống thấp nên các chất rắn lơ lửng có

kích thước lớn sẽ bị giữ lại ngay trên bề mặt đất, các chất rắn lơ lửng có kích thước nhỏ và vi khuẩn bị giữ lại ở vài centimet đất mặt. Các chất hòa tan trong nước thải có thể bị pha loãng do nước mưa, các quá trình chuyển hóa hóa học và sinh học có thể loại bỏ được các chất này. Tuy nhiên ở những vùng khô hạn có tốc độ bốc hơi nước cao, các chất này có thể bị tích tụ lại (ví dụ các muối khoáng). Một điều khác cần chú ý là nếu hàm lượng chất lơ lửng quá cao nó sẽ lắp đầy các lổ rỗng của đất làm giảm khả năng thấm lọc của đất, cũng như làm nghẹt các hệ thống tưới. Trong trường hợp này ta nên cho cánh đồng lọc "nghỉ" một thời gian để các quá trình tự nhiên phân hủy các chất rắn lơ lửng tích tụ này, phục hồi lại khả năng thấm lọc của đất.

- Các cơ chế hóa học:

Hấp phụ và kết tủa là hai cơ chế xử lý hóa học quan trọng nhất trong quá trình. Quá trình trao đổi cation chịu ảnh hưởng bởi khả năng trao đổi cation của đất (CEC), thường khả năng trao đổi cation của đất biến thiên từ 2 ¸ 60meq/100g. Hầu hết các loại đất có CEC nằm trong khoảng 10 ¸ 30. Quá trình trao đổi cation quan trọng trong việc khử nitogen của amonium. Phospho được khử bằng cách tạo thành các dạng không hoặc ít hòa tan. Ở các vùng khô hạn khó tránh khỏi việc tích tụ của các ion Natri làm phá hủy cấu trúc đất và giảm khả năng thấm lọc của đất. Để đánh giá mức độ nguy hại của quá trình này người ta thường dùng tỉ lệ hấp phụ natri (SAR).

( ) [ ]0,5 2 / Mg Ca Na SAR + =

trong đó Na, Ca, Mg là nồng độ các cation tương ứng có trong nước thải được tính bằng meq/L.

Khi dùng cánh đồng lọc để xử lý nước thải công nghiệp cần phải có bước tiền xử lý nhằm khống chế pH của nước thải trong khoảng 6,5 - 9 để không làm hại thảm thực vật. Nếu nước thải có SAR cao phải tìm cách loại bỏ Natri để khống chế SAR không lớn hơn 8 -10.

- Cơ chế sinh học:

Các quá trình sinh học thường diễn ra ở phần rể của thảm thực vật. Số lượng vi khuẩn trong dất biến thiên từ 1 - 3 tỉ/g đất, sự đa dạng của chúng cũng giúp cho quá trình phân hủy các chất hữu cơ tự nhiên hoặc nhân tạo. Sự hiện diện hay không của oxy trong khu vực này cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phân hủy và sản phẩm cuối cùng của hệ thống. Hàm lượng oxy có trong khu vực này tùy thuộc vào cấu trúc (độ rỗng) của đất. Do sự phân hủy của các vi sinh vật đất, các chất nitrogen, phosphorus, sulfur chuyển từ

dạng hữu cơ sang dạng vô cơ và phần lớn được đồng hóa bởi hệ thực vật. Lưu ý quá trình khử nitrát cũng có thể diễn ra nếu lưu lượng nạp chất hữu cơ quá cao, đất quá mịn, thường xuyên ngập nước, mực thủy cấp cao, pH đất trung tính hoặc kiềm nhẹ, nhiệt độ ấm...

Các mầm bệnh, ký sinh trùng bị tiêu diệt do tồn tại bên ngoài ký chủ một thời gian dài, cạnh tranh với các vi sinh vật đất, bám trên các bộ phận của thảm thực vật sau đó bị tiêu diệt bởi tia UV trong bức xạ mặt trời.

1.3. Phương pháp xử lý trong điều kiện nhân tạo

Công nghệ của một trạm xử lí nước thải hoàn chỉnh có thể chia ra làm 6 khối:

 Khối xử lí cơ học.  Khối xử lí hoá lí.  Khối xử lí hoá học.  Khối xử lí sinh học.  Khối xử lí cặn.  Khối khử trùng.

Chỉ trong trường hợp trạm xử lí qui mô lớn và yêu cầu vệ sinh cao thì ta mới áp dụng đầy đủ các công đoạn của một trạm xử lí. Đối với trường hợp cho phép giảm mức độ xử lí hoặc trạm có công suất nhỏ thì công nghệ xử lí sẽ đơn giản hơn.

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG các GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA ô NHIỄM CHO CTY TNHH SXTM NAM HƯNG HƯỚNG tới PHÁT THẢI BẰNG KHÔNG (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w