Ngành công nghiệp dệt là ngành công nghiệp khổng lồ - và nó gây ra nguồn ô nhiễm khổng lồ. Ngành công nghiệp dệt sử dụng một lượng nước và hóa chất rất lớn. Đây là một trong số các ngành công nghiệp gây ô nhiễm nhất trên thế giới.
Nước được sử dụng trong các giai đoạn sản xuất vải: hòa tan hóa chất, tẩy rửa các chất hóa học cho các giai đoạn tiếp theo. Sản xuất 1 tấm vải phủ cho ghế salon đòi hỏi khoảng 4 đến 20 pound hóa chất. Dòng hóa chất pha – dùng để bão hòa thuốc nhuộm, chất chống tạo bọt, chất tẩy rửa, chất tẩy trắng và những chất hóa học khác – thường được thải ra các con sông ở địa phương, nơi mà nó có thể đi vào mạch nước ngầm, nước uống, môi trường sống của động thực vật và chuỗi thức ăn của con người.
Nhiều hóa chất tồn tại trong vải, khi đem về nhà nó sẽ phát thải vào không khí trong nhà hoặc hấp thu vào da. Qua thời gian, cùng với việc sử dụng các loại vải, chúng ta đã vô tình ăn hoặc hít phải những sợi vải nhỏ vào trong cơ thể. Một mét vải cotton hữu cơ thông thường chế biến thành các loại vải sợi chứa 75% sợi cotton và 25% hóa chất, một số được chứng minh là độc hại đối với người và động vật
Theo báo cáo về Kiểm kê chất thải độc hại (2006) của Cục bảo vệ môi trường Mỹ (US EPA) cho rằng có khoảng 15,000,000 kg hóa chất độc hại được thải ra từ các nhà máy dệt nhuộm của Hoa Kỳ. Tuy nhiên ngành dệt nhuộm ở Hoa Kỳ là nhỏ so với các quốc gia khác. Thử tưởng tượng những gì mà các nhà máy Trung Quốc đang làm. Có một câu nói đùa là người Trung Quốc có thể nói về các màu sắc thời trang ở phương Tây dựa theo màu sắc các con sông của họ. Thực tế đó không hẳn là câu nói đùa, các vùng nước ô nhiễm ở Trung Quốc đã chết: không có cá, ếch, không có sự sống. Ở Ấn Độ, dệt nhuộm trung bình thải ra khoảng 1,600,000,000 lít/ngày, phần lớn không được xử lý.
Tại sao tỉ lệ ung thư tăng vọt vào cuối thế kỷ 20 và còn tiếp tục cao vào thế kỷ 21? Hen suyễn, dị ứng, ADHD và tỉ lệ mất trí nhớ tăng gấp đôi trong 20 năm qua
Một số hóa chất nào có thể tránh trong dệt nhuộm? Phthalates rất độc hại bị cấm ở Châu Âu từ năm 2005. Gần đây bị cấm ở bang California trong đồ chơi trẻ em. Nhưng nó là hóa chất chính (90%) trong mực nhuộm.
Đó là lý do vì sao phải tìm đến giải pháp hóa học xanh cho nhà máy dệt Nam Hưng nhằm thiết kế sản phẫm và quy trình hóa học có thể hạn chế và/hoặc loại trừ việc sử dụng và phát sinh những chất độc hại, bảo vệ môi trường, “xanh hóa” những chất
tổng hợp cũ và sản sinh ra những hợp chất ít độc hại hơn. Giúp cho nhà máy vừa tiết kiệm chi phí cho quá trình sản xuất vừa góp phần bảo vệ môi trường.