Tổng quan các phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG các GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA ô NHIỄM CHO CTY TNHH SXTM NAM HƯNG HƯỚNG tới PHÁT THẢI BẰNG KHÔNG (Trang 42)

- CÁC CHẤT TĂNG TRẮNG QUANG HỌC

1. Tổng quan các phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm

Hiện nay, nhiều phương pháp xử lí nước thải dệt nhuộm khác nhau đã được áp dụng tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Mỗi phương pháp chỉ đạt hiệu quả nhất định đối với một vài chất ô nhiễm tương ứng, do vậy phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Công nghệ xử lí nước thải ngành dệt nhuộm thường áp dụng các quá trình xử lí cơ học, hoá lý và sinh học nhằm loại bỏ các chất ô nhiễm như : chất rắn lơ lửng, độ màu, độ đục, kim loại nặng, COD,… việc phối hợp nhiều phương pháp hay đưa ra công nghệ xử lí phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố:

 Thành phần, tính chất nước thải.

 Mức độ xử lí, nguồn tiếp nhận.

 Chi phí đầu tư cho công nghệ, chí phí vận hành.

Các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm ngành công nghiệp dệt nhuộm

 Thường xuyên kiểm tra hệ thống cấp nước, tránh rò rỉ nước. Sử dụng module tẩy, nhuộm giặt hợp lý. Tuần hoàn, sử dụng lại các dòng nước giặt ít ô nhiễm và nước làm nguội.

 Hạn chế sử dụng các hóa chất trợ, thuốc nhuộm ở dạng độc hay khó phân hũy sinh học. Nên sử dụng các hóa chất, thuốc nhuộm ít ảnh hưởng đến môi trường và thành trong thuốc nhuộm nằm trong giới hạn cho phép, không gây độc hại cho môi trường.

 Giảm các chất gây ô nhiễm nước thải trong quá trình tẩy: trong các tác nhân tẩy thông dụng trừ H2O2 thí các chất tẩy còn lại đều chứa Clo (NaOCl và NaOCl2). Các phản ứng trong quá trình tẩy tạo các hợp chất hữu cơ chứa Clo làm tăng hàm lượng này trong nước thải. Do đó để giảm lượng chất tẩy chứa Clo mà vẫn đảm bảo độ trắng của vải có thể kết hợp tẩy hai cấp: cấp 1 tẩy bằng NaOCl có bổ sung thêm NaOH, sau 10 đến 15 phút bổ sung thêm H2O2 và đun nóng để thực hiện tẩy cấp 2. Bằng phương pháp này có thể giảm được 800/0 lượng Halogen hữu cơ. Hay có thể thay thế NaOCl, NaOCl2

bằng peraxitaxêtic (CH3OOHCO) ít ô nhiễm hơn.

 Giảm ô nhiễm trong nước thải từ công đoạn làm bóng.

 Thu hồi và sử dụng lại dung dịch hồ từ công đoạn hồ sợi và rủ hồ: trong quá trình hồ sợi, các loại hồ thường được dùng là tinh bột và tinh bột biến tính carboxymetyl cellulose (CMC), polyvinylalcol (PVA), polyacrylat galactomannan. Các loại hồ này làm tăng COD của nước thải, trong đó có các loại CMC, PVA, polyacrylat là những chất khó phân hủy sinh học.

 Sử dụng các phương pháp cơ học, hóa lý, sinh học, và phương pháp màng để giảm thiểu các chất ô nhiễm trong nước thải dệt nhuộm.

1.1 . Phương pháp xử lý trong điều kiện tự nhiên

Các loại nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị, nước thải một số ngành công nghiệp (thực phẩm, chế biến nông sản, thuỷ sản, chăn nuôi,…) có chứa nhiều chất hữu cơ hoà tan gồm hydrocacbon, protein, và các hợp chất hữu cơ chứa nitơ phân huỷ từ protein, các dạng chất béo… cùng một số chất vô cơ như H2S, các sunfit, amoniac và hợp chất chứa nitơ khác… có thể đưa vào sử lý sinh học. Cơ sở của phương pháp này là dựa vào khả năng tự làm sạch của đất và nguồn nước trong tự nhiên để xử lý nước thải.

Các công trình xử lý trong điều kiện tự nhiên chủ yếu là dựa vào phương pháp xử lý sinh học. Phương pháp xử lý sinh học nước thải dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân huỷ các chất hữu cơ nhiễm bẩn. Do vậy, điều kiện đầu tiên và vô cùng quan

trọng là nước thải phải là môi trường sống của quần thể vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải. Muốn đảm bảo điều kiện này nước thải phải:

- Không có chất độc làm chết hoặc ức chế toàn hệ vi sinh vật trong nước thải. Cần chú ý đến hàm lượng các kim loại nặng (thứ tự độc hại giảm dần: Sb > Ag > Cu > Hg > Co ≥ Ni > Pb > Cr3+ > V ≥ Cd > Zn > Fe ), muối của các kim loại này ảnh hưởng nhiều tới đời sống vi sinh vật, nếu vượt ngưỡng cho phép các vi sinh vật không thể sinh trưởng được và có thể bị chết.

- Chất hữu cơ trong nước thải phải là cơ chất dinh dưỡng nguồn cacbon và năng lượng (hidratcacbon, protein, lipit hoà tan…) cho vi sinh vật.

- Nước thải đưa vào xử lý sinh học có hai thông số đặc trưng là BOD và COD. Tỷ số của hai thông số này là COD/BOD ≤ 2 mới có thể đưa vào xử lý sinh học. Nếu COD lớn hơn nhiều lần, trong đó gồn có xenlulozo, hemixenlulozo, protein, tinh bột chưa hoà tan thì phải qua xử lý sinh học kỵ khí.

Các công trình xử lý trong điều kiện tự nhiên như ao hồ sinh học, cánh đồng lọc, cánh đồng tưới…

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG các GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA ô NHIỄM CHO CTY TNHH SXTM NAM HƯNG HƯỚNG tới PHÁT THẢI BẰNG KHÔNG (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w