Một số kiến nghị đối với Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu Lần đầu chuyển đổi báo cáo tài chính tập đoàn tân tạo từ chuẩn mực kế toán việt nam (VAS) sang chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) (Trang 71)

Kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, việc áp dụng IFRS không chỉ gói gọn vào các công ty con của các tập đoàn đa quốc gia ở Việt Nam mà bắt đầu có ảnh hưởng đến các công ty Việt Nam. Việc lập BCTC theo IFRS phản ánh giá trị hợp lý của doanh nghiệp, các công ty Việt Nam vẫn áp dụng VAS nhưng việc hiểu biết IFRS giúp chủ doanh nghiệp có cái nhìn tốt hơn về giá trị doanh nghiệp của mình đặt biệt là trong các trường hợp mua bán, sát nhập, có thêm cổ đông mới v.v. Đối với các nghiệp vụ phức tạp, VAS và các qui định có liên quan có thể chưa có hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, việc chuyển đổi sang IAS/IFRS không phải là hoàn toàn dễ dàng đối với các doanh nghiệp ở các quốc gia. Một trong những thách thức đó là phải có đội ngũ nhân viên kế toán và chi phí. Điều này không đơn giản vì IAS/IFRS được xem là khá phức tạp ngay cả đối với các nước phát triển. Để áp dụng IAS/IFRS đơn vị phải bỏ ra chi phí ban đầu khá lớn, xây dựng lại hệ thống thu thập, xử lý và trình bày các thông tin tài chính.

Từ thực trạng xu hướng hội tụ kế toán quốc tế kết hợp những đặc điểm cơ bản trong hệ thống kế toán Việt Nam, cho thấy khó có thể áp dụng toàn bộ IAS/IFRS cho hệ thống kế toán Việt Nam. Hệ thống IAS/IFRS dường như thích hợp đối với những quốc gia phát triển nhưng chưa phù hợp trong điều kiện hiện tại của Việt Nam. Tuy nhiên, một số kiến nghị chung mang tính xây dựng cần được xem xét trong thời gian tới như sau:

Thứ nhất, Bộ tài chính nên ban hành một hướng dẫn chi tiết chuyển đổi từ VAS sang IFRS và bắt buộc các công ty niêm yết lập BCTC hợp nhất theo IAS/IFRS.

Thứ hai, khác biệt cơ bản nhất là VAS chưa có quy định cho phép đánh giá lại tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý tại thời điểm báo cáo, trong khi chuẩn mực kế toán Việt Nam lại sử dụng phương pháp đo lường giá trị tài sản bằng phương pháp giá gốc hay giá trị lịch sử hơn là sử dụng phương pháp giá trị hợp lý. Chính vì sự khác biệt này ảnh hưởng rất đến viêc chuyển đổi sang BCTC theo IFRS do đó Bộ Tài Chính nên đề nghị lên Quốc Hội xem xét sửa đổi Luật kế toán nhằm tạo cơ sở lý luận và điều kiện cho áp dụng “nguyên tắc giá trị hợp lý” của tài sản và nợ phải trả.

Thứ ba, đối với các khoản mục liên quan đến tải sản cố đinh hữu hình, tài sản cố định vô hình và các bất động sản đầu tư cần một thị trường giao dịch tài sản minh bạch và hoạt động hiệu quả để có thể sử dụng làm cơ sở đo lường giá trị tài sản.

Thứ tư, một số giao dịch đã thực tế phát sinh trong thời điểm hiện nay ví dụ như thanh toán trên cơ sở cổ phiếu, công cụ tài chính, các khoản tài trợ của của chính phủ, tổn thất tài sản do đó chúng ta cần phải ban hành các chuẩn mực kế toán liên quan đến các vấn đề này.

Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán: vì các chỉ tiêu này không phải là các chỉ tiêu quan trọng trong bảng cân đối kế toán vì vậy nên chuyển vào phần thuyết minh BCTC.

Kế toán các khoản đầu tư: nên sử dụng phương pháp vốn chủ sở hữu khi phản ánh giá trị các khoản đầu tư tại báo cáo riêng. Ngoài ra, một số vấn đề khác chẳng hạn như hệ thống tài khoản, doanh nghiệp nên được trao quyền chủ động trong việc xây dựng một hệ thống tài khoản phù hợp đặc điểm và tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Báo cáo tình hình thay đổi vốn chủ sở hữu: vì tầm quan trọng của báo cáo nên tách riêng thành một báo cáo độc lập mà không để vào bản thuyết minh BCTC.

Cổ tức phải trả: nên ước tính cổ tức phải trả vào cuối năm tài chính và trình bày như một khoản phải trả được tách từ lợi nhuận chưa phân phối từ nguồn vốn và chuyển lên khoản mục phải trả trên bảng cân đối kế toán.

Doanh thu và chi phí tài chính không nên tính vào lãi/lỗ hoạt động kinh doanh trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bởi vì các khoản lãi/lỗ bán cổ phiếu không phải của hoạt động mang tính thường xuyên của doanh nghiệp lại được hiểu như là kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu.

Lãi suy giảm trên cổ phiếu là một chỉ rất quan trọng đối với đầu tư chứng khoán, là cơ sở để dự đoán lãi cơ bản trên cổ phiếu trong tương lai đối với trường hợp công ty phát hành các công cụ tài chính. Do đó, lãi suy giảm trên cổ phiếu nên là chỉ tiêu bắt buộc trình bày trên BCTC.

Tóm tắt chương 3

Toàn cầu hóa khiến cho việc chuyển đổi từ hệ thống kế toán Việt Nam VAS sang hệ thống kế toán quốc tế IFRS trở thành một vấn đề cấp bách đối với nhiều doanh nghiệp. Điều này không chỉ đúng đối với cho các doanh nghiệp toàn cầu hoạt động tại Việt Nam mà còn đúng đối với các doanh nghiệp Việt có vốn đầu tư nước ngoài, nhằm giúp các nhà đầu tư nước ngoài, những người không nắm rõ các chuẩn mực kế toán Việt Nam, có được thấu hiểu và tin tưởng hơn.

Trong chương này trọng tâm chủ yếu tác giả muốn đề cập đến đó là minh họa nội dung chuyển đổi báo cáo tài chính Tập đoàn Tân Tạo từ VAS sang IFRS bao gồm các bước cơ bản như : so sánh các chính sách kế toán theo IFRS có liên quan đến các hạng mục trong BCTC, xem xét lại số dư đầu kỳ do lần đầu áp dụng chuẩn mực BCTC theo IFRS, và lập các Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh và Bảng tổng hợp các chỉ tiêu theo IFRS.

Một nội dung khác cũng khá quan trọng nữa tác giả muốn đề cập đến trong chương này đó chính là một số kiến nghị lên Tập đoàn Tân Tạo nhằm nâng cao công tác lập và trình bày báo cáo tài chính theo IFRS bao gồm việc nâng cấp và cải thiện quản trị công ty, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc lập báo cáo tài chính và nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên kế toán.

Bên cạnh đó xuất phát từ tình hình thực tế chuyển đổi sang IFRS tác giả cũng có một số kiến nghị mang tính chất xây dựng lên Bộ Tài Chính nhằm hoàn thiện thêm hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và xa hơn đó là hội tụ với chuẩn mực kế toán quốc tế.

KẾT LUẬN

Với quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì những khác biệt kế toán sẽ là một trở ngại lớn trong quá trình hội nhập quốc tế. Mỗi quốc gia đều có kinh nghiệm riêng của mình để có thể chuyển sang BCTC quốc tế IFRS, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, đang trong quá trình hội nhập do đó việc chuyển sang BCTC IFRS giúp các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội canh tranh trên thị trường tài chính quốc tế.

Chuẩn mực BCTC Quốc tế đang nhanh chóng trở thành thước đo chung trong giới kế toán, tài chính. Nếu như công ty chúng ta được thành lập ở Việt Nam và phải tuân thủ chế độ kế toán Việt Nam, tuy nhiên đó là một công ty con trong Tập đoàn Đa quốc gia & kế toán cần phải gửi báo cáo về Công ty mẹ cho mục đích báo cáo và hợp nhất, hoặc có cổ đông góp vốn là nhà đầu tư nước ngoài và họ không am hiểu về kế toán Việt Nam, hoặc họ có yêu cầu phải hợp nhất báo cáo theo chuẩn quốc tế, hoặc niêm yết hoặc dự định niêm yết trên thị trường quốc tế.

Khi đó sự chuyển đổi BCTC được lập theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) sang chuẩn mực lập BCTC quốc tế (IFRS) là điều rất cần thiết để vừa đáp ứng yêu cầu của Việt Nam, cũng đồng thời có thông tin chính xác, đồng nhất cho đối tác/công ty mẹ sử dụng thông tin trên BCTC

Tuy nhiên, sự chuyển đổi đó không chỉ đơn giản là sự thay đổi hay so sánh từng khoản mục, vấn đề ở đây cần giải quyết là khoản mục đó được xác định giá trị thế nào, mỗi một nơi có một quy định riêng, đặc biệt khi sự khác biệt rất lớn giữa VAS và IFRS là một bên thì theo nguyên tắc ‘giá gốc’ trong khi hệ chuẩn mực kia lại theo nguyên tắc ‘giá trị hợp lý’.

Với nghiên cứu này, tác giả mong muốn cung cấp cho các Công ty, các nhà đầu tư một cái nhìn toàn diện hơn về phương pháp cũng như một số lưu ý khi chuyển đổi một bộ báo cáo được lập theo VAS sang IFRS. Và hy vọng nghiên cứu này có thể đưa ra một số góp ý để góp phần hoàn thiện hơn hệ thống kế toán Việt Nam làm thông tin tài chính đến với các nhà đầu tư đáng tin cậy hơn và dễ dàng hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt

1. Bộ tài chính (2001-2005), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Nhà xuất bản

Hà Nội

2. Phạm Hoài Hương (2010), Mức độ hài hòa giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và

Chuẩn mực kế toán quốc tế, Tạp chí KH & CN, Đại học Đà Nẵng, số 5(40)

3. Vũ Hữu Đức, Trần Thị Giang Tân và Nguyễn Thế Lộc (2010) Tìm hiểu chuẩn

mực kế toán Việt Nam, những vấn đề chung và các yếu tố của báo cáo tài chính,

Nhà xuất bản thống kê

Tài liệu tiếng anh

4. Ball, R. (2006), International Financial Reporting Standards (IFRS): Pros and

Cons for Investors. Accounting & Business Research 36

http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/00014788.2006.9730040

5. Barbara E. Weibenberger, Anne B. Stahl, Sven Vorstius (2004), Changing from

German GAAP to IFRS or US GAAP: A Survey of German Companies

http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/0963818042000262748

6. Deloitte (2009), First-time adoption of International Financial Reporting

Standards- A guide to IFRS 1

https://www.deloitte.com/view/en_cn/cn/8130344d9a0fb110VgnVCM100000ba4 2f00aRCRD.htm

7. Eva K. Jermakowicz, Sylwia Gornik-Tomaszewski (2006), Implementing IFRS

from the perspective of EU publicly traded companies

http://www.adoptifrs.org/uploads/Austria/Implementing%20IFRS%20from%20t he%20perspective%20of%20EU%20publicly%20traded%20companies.pdf

8. Yongtao Hong (2008), Do Principles-based Accounting Standards Matter?

Evidence from the Adoption of IFRS in China

PHỤ LỤC 1: So sánh IAS và VAS

Nguồn: Pwc (2010), Trình bày báo cáo theo chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS

IFRS và VAS Những điểm khác biệt chính

IFRS 1 Lần đầu tiên áp dụng Chuẩn mực BCTC quốc tế Không có VAS tương đương

Khi áp dụng IFRS lần đầu, cần phải soạn lập và trình bày thông tin so sánh dựa trên cơ sở IFRS. Hầu hết mọi điều chỉnh phát sinh từ việc áp dụng IFRS lần đầu được điều chỉnh trên lợi nhuận giữ lại đầu kỳ của kỳ đầu tiên được trình bày theo IFRS.

Doanh nghiệp phải soạn lập và trình bày bảng cân đối kế toán đầu kỳ là báo cáo chủ yếu tại ngày chuyển đổi sang IFRS. Đồng thời cần phải so sánh đối chiếu số liệu từ các chuẩn mực áp dụng trước đó với IFRS IAS 1 Trình bày BCTC VAS

21 Trình bày BCTC (dựa trên phiên bản trước của IAS 1 - sửa đổi năm 2003)

VAS 21: Dựa trên những nguyên tắc kế toán chung nhưng quy định hệ thống tài khoản cụ thể;

VAS 21 không yêu cầu thuyết minh các xét đoán chính và giả định chính của ban lãnh đạo về tương lai và các nguồn ước tính không chắc chắn khác;

IAS 1: cập nhật về tên gọi và cấu trúc của các BCTC chính.

IAS 8 Nguyên lý kế toán, thay đổi về ước tính kế toán và sai sót kế toán

VAS 29 Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót

Công cụ tài chính IFRS 7, IAS 32, IFRS9, IAS 39 Không có VAS tương đương Thông tư 210/2009/TTBTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 6 tháng 11 năm 2009

Những chuẩn mực này bao gồm trình bày, ghi nhận, đánh giá và thể hiện các công cụ tài chính.

Tài sản tài chính:

 Đánh giá theo giá trị hợp lý: i. tài sản đánh giá

tại giá trị hợp lý thông qua lãi lỗ; ii. Sẵng sàng để bán.

 Đánh giá theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn: iii.

Giữ đến khi đáo hạn; iv. Vay và phải thu;

 Công nợ tài chính: đánh giá theo giá trị hợp lý

 Công cụ tài chính phái sinh: đánh giá theo giá trị

hợp lý. Lãi/lỗ từ công cụ tài chính phái sinh được ghi nhận vào báo cáo kết quả kinh doanh.

 Thông tin về giá và lượng của các rủi ro từ các

công cụ tài chính phải được trình bày

IAS 21 Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái VAS 10 Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái

- Thông tư 244/2009/TT- BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài chính - Thông tư 201/2009/TT- BTC

Đơn vị tiền tệ kế toán (VAS10) và đơn vị tiền tệ chức năng (IAS21).

Theo IAS21, các chênh lệch về tỷ giá hối đoái được ghi nhận vào lãi lỗ trong kỳ. Theo thông tư 201, chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các tài sản tiền tệ ngắn hạn và các khoản nợ phải trả ngắn hạn gốc ngoại tệ đuợc ghi nhận vào khoản mục 416 trong phần vốn chủ sở hữu trong Bảng cân đối kế toán.

IAS 29 BCTC trong nền kinh tế siêu lạm phát

Không có VAS tương đương

IAS 29 hướng dẫn soạn lập thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động của doanh nghiệp và các thay đổi về tình hình tài chính đối với các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế siêu lạm phát.

Phương pháp của IAS 29 là trình bày lại mọi số dư được ghi nhận trong BCTC (bao gồm số so sánh) dựa vào tổng sức mua cuối năm của đồng tiền cơ sở. IFRS 4 Hợp đồng bảo hiểm

VAS 19 Hợp đồng bảo hiểm

VAS 19 nhất quán với IFRS 4 ngoại trừ các sửa đổi bổ sung đối với IFRS 4 do việc công bố IFRS 7 Công cụ tài chính: Thuyết minh, mà chuẩn mực này không được phản ánh trong VAS 19.

IAS 18 Doanh thu

VAS 14 Doanh thu và thu nhập khác

Không có khác biệt lớn giữa IAS 18 và VAS 14.

IAS 11 Hợp đồng xây dựng VAS 15 Hợp đồng xây dựng

VAS 15 tương tự như IAS 11 ngoại trừ hướng dẫn bổ sung như sau trong VAS 15:

 Đối với các hợp đồng trong đó việc thanh toán

theo tiến độ được thỏa thuận trước thì doanh nghiệp sẽ áp dụng phương pháp theo giá trị hoàn thành theo đánh giá của nhà thầu;

 Đối với các hợp đồng quy định thanh toán theo

khối lượng công việc hoàn thành thì doanh nghiệp sẽ áp dụng phương pháp xác định giá trị

hoàn thành theo xác nhận của khách hàng.

IAS 20 Hạch toán trợ cấp chính phủ và thuyết minh về sự hỗ trợ của chính phủ Không có VAS tương đương

IAS 20 hướng dẫn hạch toán và thuyết minh về các khoản trợ cấp của chính phủ và thuyết minh các hình thức hỗ trợ khác của chính phủ. Trợ cấp của chính phủ không được ghi nhận cho đến khi có đảm bảo hợp lý rằng doanh nghiệp sẽ tuân thủ các điều kiện gắn liền với khoản trợ cấp đó, và doanh nghiệp sẽ thực nhận khoản trợ cấp đó.

Lợi ích của khoản vay của chính phủ với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường cũng được xem là trợ cấp của chính phủ. Trong khi khoản vay sẽ được ghi nhận và đo lường theo quy định tại IAS 39 Công cụ tài chính: Ghi nhận và đo lường, lợi ích của lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường sẽ được đo lường là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ ban đầu của khoản vay được xác định theo IAS 39 và số tiền được nhận.

IFRS 8 Bộ phận hoạt động VAS 28 Báo cáo bộ phận

Theo VAS 28, các bộ phận được báo cáo chia thành bộ phận chủ yếu hoặc thứ yếu. Các bộ phận có thể chia theo hoạt động kinh doanh hoặc khu vực địa lý.

Một phần của tài liệu Lần đầu chuyển đổi báo cáo tài chính tập đoàn tân tạo từ chuẩn mực kế toán việt nam (VAS) sang chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) (Trang 71)