Thông tin so sánh

Một phần của tài liệu Lần đầu chuyển đổi báo cáo tài chính tập đoàn tân tạo từ chuẩn mực kế toán việt nam (VAS) sang chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) (Trang 26)

BCTC theo IFRS đầu tiên của công ty yêu cầu phải bao gồm thông tin so sánh của ít nhất một năm theo IFRS. Như đã đề cập ở phần trước, ngày chuyển đổi sang IFRS được định nghĩa là thời điểm bắt đầu của một giai đoạn tài chính mà một công ty trình bày đầy đủ thông tin so sánh theo IFRS khi lập BCTC đầu tiên theo IFRS của mình.

Một số khuôn khổ báo cáo theo luật thị trường chứng khoán hoặc các cơ quan khác có thể yêu cầu công ty trình bày thông tin so sánh theo IFRS nhiều hơn một năm. Nếu một công ty được yêu cầu trình bày nhiều hơn một năm đầy đủ thông tin so sánh chuẩn bị phù hợp với IFRS, ngày chuyển đổi là sự khởi đầu của giai đoạn đầu tiên trình bày. Tất cả các thông tin so sánh tiếp theo đến ngày chuyển đổi được trình bày lại và trình bày phù hợp với IFRS.

Ví dụ, một công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán ở nước ngoài bị yêu cầu trình bày thông tin so sánh đầy đủ của hai năm. BCTC theo IFRS đầu tiên của đơn vị được chuẩn bị cho năm kết thúc ngày 31 tháng mười hai 2009. Ngày mở đầu quá trình chuyển đổi của tổ chức là ngày 01 tháng 1 năm 2007 bởi vì đó là sự khởi đầu của giai đoạn đầu tiên trình bày theo IFRS. Do đó, tất cả ba giai đoạn trình bày (2007, 2008 và 2009) cần được chuẩn bị theo IFRS dựa trên BCTC lần đầu theo IFRS chuẩn bị tại ngày 1 tháng 1 năm 2007.

1.3 Kinh nghiệm áp dụng IFRS 1 để chuyển đổi BCTC sang IFRS ở Việt Nam 1.3.1 Kinh nghiệm lần đầu áp dụng chuẩn mực trình bày BCTC quốc tế ở một

số doanh nghiệp ở Việt Nam 1.3.1.1 Tập đoàn Bảo Việt

Theo nhiều chuyên gia tài chính, việc lập BCTC theo IFRS là một điều còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Việc lập hai hệ thống BCTC theo tiêu chuẩn kế toán Việt Nam – bắt buộc và theo IFRS không bắt buộc đối với các doanh nghiệp hiện vẫn chưa nhiều ở Việt Nam. Một số doanh nghiệp Việt Nam thường chỉ thực hiện xuất phát từ ý định thực hiện các giao dịch quốc tế hoặc do yêu cầu của các nhà đầu tư chiến lược hoặc đơn giản là mong muốn xây dựng các BCTC có tính minh bạch cao nhằm nâng cao hiệu quả của việc ra quyết định, nhất là trong điều kiện kinh doanh nhiều biến động như hiện nay.

Bên cạnh việc lập BCTC theo tiêu chuẩn kế toán Việt Nam (VAS), gần đây một số công ty ở Việt Nam đã bắt đầu lập các BCTC theo các Chuẩn mực BCTC IFRS, mà Bảo Việt là một trong những doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam lập BCTC theo IFRS hằm nâng cao tính chuẩn xác, minh bạch góp phần nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh và điều hành doanh nghiệp. Theo đó, từ năm 2009 Tập đoàn Bảo Việt đã bắt

đầu thực hiện BCTC theo IFRS. Đến nay, Bảo Việt đã lập BCTC theo IFRS với các cấp độ khác nhau và để có được bản báo cáo đúng theo chuẩn mực quốc tế thì các cán bộ của Bảo Việt đã trải qua không ít khó khăn như: nguồn nhân lực am hiểu về IFRS ở Việt Nam còn rất hạn chế, các thông tin, công cụ phục vụ tính toán và lập báo theo IFRS còn tương đối thủ công… Hiện tại, BCTC IFRS của Tập đoàn Bảo Việt tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và yêu cầu của các chuẩn mực IFRS, được thực hiện thường xuyên và liên tục như một quy trình tuân thủ nội bộ, được ban hành định kỳ và được kiểm toán chấp nhận. Do vậy, trong báo cáo IFRS có thuyết minh sâu và cụ thể về tình hình hoạt động của Tập đoàn, chẳng hạn như thuyết minh về cơ chế quản lý rủi ro, quản lý rủi ro bảo hiểm và rủi ro tài chính. Những thuyết minh này trình bày về cơ chế quản trị, chiến lược và chính sách quản lý rủi ro của DN cũng như cung cấp thêm các tính toán về phân tích độ nhạy với các giả định biến động của các chỉ số chứng khoán, tỷ giá…Trong một thị trường chứng chứng khoán lành mạnh và bền vững, một trong những tiêu chí cần quan tâm là minh bạch hóa thông tin và tính cập nhật, đầy đủ của thông tin để các cổ đông và nhà đầu tư có quyết định đúng đắn khi thực hiện việc đầu tư và nắm giữ cổ phiếu của công ty. BCTC theo IFRS giúp các nhà đầu tư có thể so sánh các chỉ tiêu hoạt động của Tập đoàn Bảo Việt với các chứng khoán niêm yết trên các thị trường quốc tế do cùng áp dụng một chuẩn mực báo cáo IFRS, từ đó giúp nhà đầu tư có thể đưa ra những nhận định chính xác và có một bức tranh toàn diện hơn về hoạt động của doanh nghiệp.

1.3.1.2 Tập đoàn Vincom (“Vincom”)

Vincom là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên phát hành thành công 100 triệu USD trái phiếu chuyển đổi Quốc tế niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore (“SGX”) vào quý 3 năm 2009. Việc niêm yết chứng khoán ở nước ngoài, đặc biệt là các TTCK có uy tín trên thế giới như SGX, không hề đơn giản do yêu cầu điều kiện niêm yết của họ rất cao và phức tạp. Không những vậy, doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào quá trình việc niêm yết chứng khoán ra nước ngoài sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức cả về mặt pháp lý cũng như từ thực tiễn kinh doanh do phải bảo đảm tuân thủ quy định của ít nhất hai hệ thống pháp luật khác nhau. Doanh nghiệp sẽ khó hoặc

không thể giải quyết những khó khăn và thách thức liên quan nếu không có hiểu biết về mặt pháp lý và những sự chuẩn bị cần thiết để đạt mục tiêu niêm yết quốc tế của mình. Nhận thức được những khó khăn trên khi quyết định phát hành trái phiếu trên SGX, Vincom đã có những bước chuẩn bị từ đầu năm 2008 mà trong đó một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu đó là chuyển đổi sang báo cáo tài chính IFRS.

Đối với lần đầu áp dụng chuẩn mực quốc tế, khác biệt lớn nhất có lẽ là về cách thức định giá trị tài sản của doanh nghiệp – hầu hết các chuẩn báo cáo tài chính kế toán quốc tế sẽ dựa trên giá thị trường của tài sản, trong khi đối với chuẩn VAS (do ảnh hưởng của hệ thống quản lý tập trung) giá trị tài sản của doanh nghiệp được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc.

Thứ hai, Vincom đã phải thực hiện một số thay đổi đơn giản, như là bổ sung một vài tài khoản trong hệ thống tài chính từ đó có thể thu thập dữ liệu hiện có theo một cách khác. Ngoài ra, trong 2 năm 2008 và 2009 Vincom đã thuê tư vấn tái cấu trúc nhằm đổi mới một số quy trình kinh doanh, và thiết kế lại toàn bộ hệ thống tài chính của công ty, nhằm mục đích:

• Sử dụng những thông tin trên để thiết lập một ngân sách có tính thực tế

• Thiết lập đội ngũ nhân viên đa ngành để quản lý, giám sát quá trình chuyển đổi

IFRS.

• Thiết lập lộ trình rõ ràng bao gồm các bước mà doanh nghiệp sẽ tiến hành

Thứ ba, sự khác biệt về chuẩn kế toán trong sổ sách tài chính kế toán của Vincom cũng là một trong những khó khăn khi lần đầu chuyển đổi sang IFRS. Vincom đã áp dụng hệ thống kế toán SAP vào trong việc hạch toán nhằm phục vụ mục đích lập báo cáo tài chính theo VAS và phù hợp với chuẩn kế toán quốc tế trước khi niêm yết ra nước ngoài.

Chính vì quá trình chuẩn bị rất kỹ lưỡng và mang tính tổng quát cho nên vào tháng 9 năm 2009 Vincom đã huy động được 100 triệu USD trái phiếu chuyển đổi và đến tháng 6 năm 2011, 99.99% số trái phiếu của đợt phát hành này đã được chuyển đổi thành cổ phiếu. Vào năm 2012, trong bối cảnh tài chính trong nước gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp muốn huy động vốn dù với lãi suất cao cũng không hề dễ dàng

thì sự kiện Vincom phát hành thành công 185 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế kỳ hạn 5 năm, lãi suất chỉ 5% mà không cần tài sản bảo đảm đã trở thành một sự kiện gây bất ngờ cho thị trường.

1.3.2 Những bài học rút ra cho những doanh nghiệp lần đầu chuyển đổi BCTC theo IFRS theo IFRS

Từ kinh nghiệm thực tiễn của các tập đoàn trên thế giới cũng như các Tập đoàn Bảo Việt, Vincom trong việc chuyển đổi sang BCTC IFRS, một số bài học kinh nghiệm được rút ra cho các doanh nghiệp Việt Nam lần đầu chuyển đổi theo IFRS:

1.3.2.1 Nâng cao năng lực đội ngũ kế toán viên

Các chuẩn mực kế toán quốc tế được coi là rất phức tạp, ngay cả ở những nền kinh tế phát triển. Các kế toán viên sẽ gặp nhiều khái niệm mới và các phương pháp hạch toán mới không có trong hệ thống kế toán Việt Nam. Thay vào đó phương pháp hạch toán các giao dịch theo IFRS dựa trên bản chất của dịch vụ, do đó yêu cầu phải có xét đoán và đánh giá và mang tính phân tích của cán bộ quản lý, những người sẽ tham vấn nhân viên kế toán của mình. Do đó cần xây dựng hệ thống nhân viên kế toán đủ năng lực, có thể lưu trữ toàn bộ dữ liệu liên quan của các giao dịch, đảm bảo việc xử lý giao dịch đầy đủ, chính xác và đưa ra được các phân tích tài chính chi tiết. Việc áp dụng các phương pháp hạch toán phù hợp với các yêu cầu trình bày và thuyết minh theo IFRS có thể đòi hỏi phải ghi chép những thông tin mà doanh nghiệp hiện không lưu trữ. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải xây dựng một hệ thống và qui trình để đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực kế toán áp dụng. Việc quản lý công tác BCTC, trong đó có yêu cầu tuân thủ và kiểm toán nội bộ, cần được tăng cường nhằm đảm bảo tính trung thực của BCTC.

1.3.2.2 Sự trợ giúp của kiểm toán viên

Để có được BCTC tuân thủ theo IFRS thì cần nhiều đến sự trợ giúp của các kiểm toán viên. Sở dĩ yêu cầu này được đặt ra là do các điều khoản trong IFRS rất phức tạp, trong khi đó tại các doanh nghiệp Việt Nam kế toán viên vẫn chưa hiểu biết chuyên sâu về IFRS. Vì lý do này, sự trợ giúp của kiểm toán viên là rất quan trọng. Việc trợ giúp này liên quan đến các hợp đồng tư vấn về công tác kế toán và lập BCTC

cho các doanh nghiệp. Tương tự như vậy là sự tư vấn và các bút toán điều chỉnh được kiểm toán viên đưa ra trong quá trình kiểm toán. Qua đó, nếu BCTC được điều chỉnh theo ý kiến của kiểm toán viên sẽ phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, luồng tiền và tất nhiên BCTC tuân thủ theo IFRS.

1.3.2.3 Thông tin và công cụ phục vụ tính toán

Một trong những sự chuyển biến sâu sắc nhất trong kế toán khi áp dụng IFRS là sự chuyển hướng nhiều hơn đến kế toán giá trị hợp lý bao gồm phương pháp giảm giá trị của tài sản, lợi thế thương mại và tài sản cố định vô hình. Điều này liên quan đến ước tính chủ quan luồng tiền trong tương lai. Nhiều ước tính được thực hiện dựa trên các giả định không rõ ràng, đôi khi không hợp lý sẽ dẫn đến nhiều kết quả khác nhau và thậm chí có sự chênh lệch lớn giữa các kết quả đó. Do đó các doanh nghiệp Việt Nam phải xây dựng được một quy trình chuẩn để đảm bảo việc tính toán các giá trị hợp lý và thông tin thu thập đảm bảo tính trung thực của BCTC.

1.2.3.4 Trình bày các thông tin trên BCTC

Việc trình bày các thông tin theo IFRS dựa trên nguyên tắc trọng yếu. Vấn đề khó khăn đối với việc trình bày là áp dụng khái niệm trọng yếu. Về lý thuyết, trọng yếu là khái niệm chỉ quy mô (mặt lượng) và tính hệ trọng (mặt chất) của các thông tin. Tuy nhiên, các trình bày không mang tính trọng yếu tràn ngập thông tin tài chính trên BCTC làm giảm chất lượng của BCTC. Nhưng khi xét mức trọng yếu đối với việc trình bày thì chủ yếu xét theo định tính chứ không mang tính định lượng. Do vậy càng rất khó xác định nếu không có hướng đi cụ thể. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tăng cường trình bày các thông tin trên BCTC hướng theo chuẩn mực quốc tế nhằm đảm bảo không bị lúng túng khi chuyển sang IFRS.

Tóm tắt chương 1:

Chương 1 trình bày các giai đoạn hình thành và phát triển của chuẩn mực kế toán quốc tế từ giai đoạn hình thành đến giai đoạn phát triển như ngày nay. Đối với các báo cáo tài chính của một công ty lần đầu tiên áp dụng IFRS thì phải tuân theo IFRS 1, nguyên tắc chung cơ bản của IFRS 1 là các công ty lần đầu tiên áp dụng chuẩn mực lập BCTC quốc tế nên áp dụng các tiêu chuẩn có hiệu lưc của IFRS vào ngày lập báo cáo đầu tiên theo IFRS cho số dư đầu kỳ của bảng cân đối kế toán, số liệu so sánh và kỳ báo cáo đầu tiên.

Tuy nhiên, IFRS 1 điều chỉnh lại nguyên tắc chung này khi áp dụng hồi tố bằng cách thêm một số trường hợp 'ngoại lệ' quan trọng. Có bốn trường hợp ngoại lệ bắt buộc áp dụng IFRS tại thời điểm chuyển đổi, và 16 miễn trừ tùy chọn. Những trường hợp ngoại lệ và miễn trừ là rất cụ thể, và có thể không được áp dụng tương tự với các chỉ tiêu khác.

Nội dung quan trọng khác trong chương này đó là kinh nghiệm lần đầu chuyển đổi sang BCTC theo IFRS ở một số tập đoàn lớn ở Việt Nam như Tập đoàn Bảo Việt và Tập đoàn Vincom từ đó rút ra bài học cho các doanh nghiệp lần đầu chuyển đổi BCTC theo IFRS. Chẳng hạn như nâng cao năng lực đội ngũ kế toán viên, sự trợ giúp của kiểm toán viên, các thông tin và công cụ phục vụ tính toán và phương pháp trình bày BCTC theo IFRS.

Việc thực hiện theo IFRS được coi như một cuộc cách mạng trong công tác kế toán và lập BCTC. Trong thời kỳ đầu áp dụng IFRS, quả là rất khó khăn cho những người lập BCTC vì tính đa dạng, phức tạp và không hoàn toàn rõ ràng của IFRS. Tuy nhiên, nếu tuân thủ theo IFRS, khối lượng khổng lồ về thông tin tài chính kế toán sẽ được phản ánh trên BCTC, mọi khía cạnh trọng yếu về tính hình tài chính, kết quả kinh doanh, luồng tiền, chính sách kế toán và các giả định áp dụng sẽ được phản ánh đầy đủ.

CHƯƠNG 2

TỔ CHỨC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO RIÊNG VÀ HỢP NHẤT, ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI BCTC THEO IFRS CỦA TẬP ĐOÀN TÂN TẠO

Trong chương trước, tác giả đã trình bày những vấn đề lý thuyết nền tảng, bao gồm tìm hiểu về hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế và các lưu ý khi lần đầu áp dụng chuyển đổi sang BCTC quốc tế IFRS. Trong chương này, tác giả giới thiệu về Tập đoàn Tân Tạo và trình bày những vấn đề liên quan đến công tác tổ chức lập trình bày BCTC riêng và hợp nhất của Tập Đoàn Tân Tạo.

2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Ðầu tư và Công nghiệp Tân Tạo – Tập đoàn Tân Tạo

Công ty Cổ phần Ðầu tư và Công nghiệp Tân Tạo là một công ty cổ phần được thành lập theo Luật Doanh Nghiệp của Việt Nam theo Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh số 4103001108 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 15 tháng 7 năm 2002 và các Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh điều chỉnh.

Cổ phiếu của Công ty được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh theo giấy phép số 68/UBCK-GPNY do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 15 tháng 11 năm 2006.

Hoạt động chính của Tập đoàn là phát triển khu công nghiệp và hạ tầng khu công nghiệp; đầu tư xây dựng và kinh doanh khu công nghiệp, khu dân cư đô thị;

Một phần của tài liệu Lần đầu chuyển đổi báo cáo tài chính tập đoàn tân tạo từ chuẩn mực kế toán việt nam (VAS) sang chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)