Thực trạng về mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân

Một phần của tài liệu Y đức của người thầy thuốc ở bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 65)

Năm 2008, GS. Phạm Thị Minh Đức đã có đề tài nghiên cứu cấp Bộ:

“Nghiên cứu thực trạng nhận thức và thực hành y đức của bác sĩ ở ba tuyến bệnh viện huyện, tỉnh, và trung ương”, trong đó có nhiều kết quả đáng chú ý. Theo nghiên cứu nghiên cứu này, trong hơn 700 bác sĩ được điều tra thì có 24,3% bác sĩ cho rằng, không có các hiện tượng thiếu sót về thực hiện 12 điều Y đức tại bệnh viện nơi họ làm việc. Và có 69,3% cho là có một số biều hiện

62

thiếu sót nhưng chỉ thỉnh thoảng mới gặp. Tuy vậy, ý kiến chủ quan của bác sĩ chưa thật sự chứng minh cho thực trạng thực hành 12 điều Y đức ở bệnh viện. Khi điều tra đến các đối tượng là sinh viên đang thực tập ở bệnh viện thì có tới 67,9% số sinh viên được điều tra cho rằng, thỉ thoảng gặp những thiếu sót trong thực hành y đức của bác sĩ. Chỉ có 10,1% cho rằng, không có biểu hiện thiếu sót. Trong quá trình nghiên cứu, khi tiến hành điều tra bằng cách cho các cán bộ y tế tự điền những sai sót về đạo đức thường gặp trong quá trình chăm sóc sức khỏe thì bản thân bác sĩ đã tự liệt kê ra 9 biểu hiện, tỷ lệ trả lời rải từ 4,5% - 40,5 % cho 9 biểu hiện đó [23].

Các biểu hiện thiếu sót được các bác sĩ trả lời với tỷ lệ cao nhất bao gồm các biểu hiện sau: thứ nhất là gây khó khăn cho bệnh nhân, gợi ý và nhận tiền bồi dưỡng của bệnh nhân; thứ hai là kê đơn thuốc đắt tiền để hưởng hoa hồng của trình dược viên, chuyển bệnh nhân về phòng khám tư; thứ ba là thể hiện thiếu tôn trọng bệnh nhân trong giao tiếp và thực hiện thăm khám như là không chào bệnh nhân, không xin phép bệnh nhân trước khi thăm khám, không chú ý che đậy cho bệnh nhân khi cần thăm khám những chỗ kín đáo…

Thực tế khám chữa bệnh của người dân cho thấy, rất nhiều người đã tìm các tiếp cận dịch vụ y tế một cách nhanh và hiệu quả qua việc “tìm một người thân quen là bác sỹ” bởi họ cho rằng “Nhất thân, nhì quen”. Đây được coi là một phần trong “vốn xã hội” của bệnh nhân. Trước kia, vốn xã hội thường được đề cập trong lĩnh vực kinh tế. Bourdieu (1986) đưa ra khái niệm “vốn xã hội là một thuộc tính của mỗi cá nhân trong xã hội, và bất cứ ai cũng có thể khai thác vốn xã hội nhằm đem lại các lợi ích kinh tế thông thường [40]. Hiểu một cách đơn giản hơn thì vốn xã hội là “tổng hoà các mối quan hệ và danh tiếng của một cá nhân trong xã hội, là mạng lưới mối quan hệ với người thân, bạn bè, đồng nghiệp, đối tác kinh doanh và khách hàng của bạn”. Khái niệm này dần dần được phát triển trong lĩnh vực xây dựng chính sách qua sự phát

63

triển của Putnam (1993), Cohen và Prusak (2001) [52], [42]. Qua đó, vốn xã hội bao gồm phần lớn sự hợp tác xây dựng giữa những con người với nhau: sự tin tưởng, sự hiểu biết lẫn nhau, sự chia sẻ những giá trị đạo đức, phong cách nối kết những thành viên trong các tập đoàn, các cộng đồng lại với nhau làm cho việc phối hợp hành động có khả năng thực hiện được. Vì vậy, khi bệnh nhân tìm đến người thân, người quen là thầy thuốc, họ cảm thấy tin tưởng, yên tâm rằng mình sẽ nhận được dịch vụ không chỉ nhanh mà còn tốt nhất.

Ngoài ra, để tiếp cận dịch vụ y tế nhanh và có hiệu quả, bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân sẵn sàng “phong bì” cho thầy thuốc. Điều này trở thành hiện tượng phổ biến hiện nay và là chủ đề được bàn luận, tranh cãi sôi nổi trên các diễn đàn xã hội.

Xuất phát từ tâm lý “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”, “có thực mới vực được đạo”, người bệnh nào cũng mong muốn được tiếp cận với bác sĩ, mong muốn bác sĩ sẽ nhận phong bì hoặc quà biếu của mình với hy vọng sau khi đã nhận rồi, bác sĩ sẽ có trách nhiệm hơn, chu đáo và tận tình hơn trong quá trình khám chữa bệnh.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, văn hóa phong bì đã xuất hiện như một nét mới trong giao tiếp, điều chỉnh các quan hệ xã hội. Hình thức này cũng đã trở nên phổ biến trong hoạt động khám chữa bệnh. Bởi “phong bì”, quà biếu đã trở thành cầu nối cho mối quan hệ thầy thuốc - bệnh nhân. Nó có thể điều chỉnh mức độ của mối quan hệ này, góp phần quyết định chất lượng của các dịch vụ y tế.

Khi đưa ra một tình huống, nếu người bệnh/người nhà người bệnh đến đưa “phong bì” để cảm ơn anh/chị sau khi đã điều trị, thì anh/chị sẽ làm gì? Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thu được là tại các bệnh viện công ở Hà Nội, 35,4% bác sĩ kiên quyết từ chối nhận món quà này. Song, có tới 44,7% bác sĩ thấy ngại nhưng vẫn nhận, và 19,9% bác sĩ vui vẻ nhận “phong bì” cảm

64

ơn của bệnh nhân vì thấy mình đã bỏ nhiều công sức để điều trị bệnh [31]. Trong đó, 47% bác sĩ trong nhóm dưới 10 năm kinh nghiệm và 48% các bác sĩ trên 20 năm kinh nghiệm dù thấy ngại nhưng vẫn đồng ý nhận phong bì của người bệnh vì họ nhiệt tình, hoặc các bác sĩ coi đây là một nét văn hóa của người Việt. Từ 15,9% đến 22% các bác sĩ đồng ý nhận phong bì của người bệnh vì cho rằng họ đã bỏ ra nhiều công sức.

Bảng 2.3: Tỷ lệ nhận “phong bì” của ngƣời bệnh theo số năm kinh nghiệm

< 10 năm 11-20 năm >20 năm Đồng ý nhận vì bỏ nhiều

công sức 13 (19,7%) 7 (15,9) 11 (22,0) Thấy ngại nhưng vẫn nhận

vì bệnh nhân nhiệt tình 31 (47,0) 17 (38,6) 24 (48,0) Từ chối không nhận 22 (33,3) 20 (45,5) 15 (30,0) Tổng 66 (100,0) 44 (100,0) 50 (100,0)

[Trường Đại học Y Hà Nội (2011), Thái độ, thực hành của bác sĩ lâm sàng Việt Nam về y nghiêp]

Điều này phản ánh một bộ phận không nhỏ thầy thuốc phục vụ trong các bệnh viện công đã bộc lộ lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, bị lợi ích vật chất chi phối “dẫn đến suy thoái đạo đức nghề nghiệp của thầy thuốc” [21, tr 31-34]. Thực tế cho thấy, người bệnh không chỉ phải bồi dưỡng trực tiếp cho bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ phẫu thuật, mà phong bì còn cần thiết cho việc sắp xếp thứ tự khám, tiêm truyền, đặt phòng điều trị theo yêu cầu, gây mê, phụ mổ…

Theo điều tra của Vụ điều trị, Bộ y tế và Ban khoa giáo Trung Ương, chi phí ngầm của các bệnh viện tuyến trung ương có thể gấp 10 lần chi phí thực được niêm yết công khai. Vấn đề tiền bồi dưỡng được coi là tất yếu khi

65

đến các cơ sở khám chữa bệnh này. Đáng chú ý là “có tới 73,4% số người được hỏi đã coi đó là chi phí tự nguyện; 18,34% trả lời rằng họ làm theo lời khuyên của người khác; 8,3% phải thực hiện do nhân viên y tế gợi ý. Song tất cả người bệnh đều có chung nhận xét rằng có sự liên quan rõ rệt giữa cái gọi là “tiền lót tay” và chất lượng phụ vụ y tế của thầy thuốc” [1].

2.2. Nguyên nhân của những biểu hiện tích cực và tiêu cực của đội ngũ bác sĩ tại các bệnh viện công ở Hà Nội

2.2.1. Nguyên nhân của những biểu hiện tích cực

Trước tiên, là do có đường lối lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước và ngành y tế đối với các hoạt động chăm sóc y tế, trong đó có công tác chỉ đạo, quản lý và tuyên truyền về việc nâng cao y đức đối với đội ngũ cán bộ y tế trong cả nước nói chung và đội ngũ thầy thuốc trong hệ thống các bệnh viện công lập nói riêng. Như: tiếp tục thực hiện Quy tắc ứng xử của ngành y tế theo Quyết định số 29/2008/QĐ-BYT ngày 28/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế và triển khai thực hiện Kế hoạch số 1020/KH-BYT ngày 28/11/2012 về việc tổ chức các lớp tập huấn quy mô toàn quốc về đạo đức nghề nghiệp, ứng xử của cán bộ, viên chức y tế khi thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn. Triển khai Kế hoạch số 336/KH-BYT về việc tổ chức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện tốt Quy tắc ứng xử của cán bộ viên chức ngành y tế và Quy chế dân chủ trong ngành y tế năm 2013; Tổ chức được 11 lớp tập huấn theo các nội dung nêu trên cho 5.042 cán bộ, công chức, viên chức thuộc các đơn vị sự nghiệp trên toàn quốc; Triển khai thực hiện Chỉ thị 03/CT-BYT ngày 01/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường thực hiện các giải pháp nâng cao đạo đức nghề nghiệp, Quy tắc ứng xử, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong các đơn vị trong ngành y tế.

66

Triển khai và triển khai một cách hiệu quả đường dây nóng, ban hành Chỉ thị số 09/CT-BYT ngày 22/11/2013 về việc tăng cường tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh của người dân về chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thông qua đường dây nóng, tạo cơ hội để người dân được trực tiếp phản ánh các vấn đề bức xúc trong công tác khám chữa bệnh với các cấp quản lý, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực tăng sự hài lòng của người bệnh và người dân nói chung.

Thứ hai, đó là nhờ sự nỗ lực phấn đấu vươn lên, ý thức nhận thức và tự điều chỉnh hành vi của bản thân đội ngũ thầy thuốc. Hầu hết các thầy thuốc trong hệ thống bệnh viện công đã thực sự cố gắng học tập và phấn đấu từ trong quá trình học tập tại nhà trường đến khi hành nghề tại các bệnh viện. Các thầy thuốc luôn cố gắng khẳng định mình về chuyên môn và thực hành y đức. Dù chuyên môn, tuổi nghề khác nhau nhưng họ đều ý thức được tầm quan trọng trong công việc của mình. Bởi đó không chỉ là chăm sóc sức khỏe cho nhân dân mà còn chính là thương hiệu của bản thân mỗi thầy thuốc nói riêng và nghề y nói chung.

Thứ ba, là do dư luận xã hội, công tác tuyên truyền và sự tích cực đóng góp, giám sát của quần chúng nhân dân đối với các hoạt động của đội ngũ thầy thuốc trong nghành y tế. Tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh, bên cạnh việc tổ chức triển khai phong trào thi đua nêu gương các cá nhân xuất sắc, đã thiết lập những hòm thư góp ý, đường dây nóng để bệnh nhân và người nhà của họ kịp thời phản ánh những hành vi sai trái về y đức của thấy thuốc.

Trong thời gian gần đây, Công đoàn Ngành Y tế đã phát động cuộc vận động “nói không với phong bì” đến các bệnh viện và thực hiện thí điểm ở 5 bệnh viện tại Hà Nội. Ở bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức, Bệnh viện Đại học Y, Răng Hàm Mặt Trung ương có quy định, nếu người nào thấy cán bộ y tế quát mắng, có thái độ mất lịch sự với bệnh nhân, hoặc nhận phong bì của bệnh nhân, chỉ cần gọi điện tới đường dây nóng, người cán bộ y tế đó sẽ bị cho nghỉ việc, hoặc ít nhất là có hình thức kỷ luật rất nặng. Việc làm này vừa có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

67

tính chất ngăn chặn, răn đe, cảnh báo vừa có tính giáo dục sâu sắc và nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhân viên y tế.

2.2.2. Nguyên nhân của những biểu hiện tiêu cực

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Do nhận thức của một bộ phận thầy thuốc và cán bộ y tế về nghề nghiệp (nghề y) và đạo đức nghề nghiệp (y đức) còn hạn chế và lệch lạc. Trái với quan điểm truyền thống coi thực hành nghề y là để cứu người, họ cho rằng nghề y ngày nay là một trong những nghề có cơ hội kiếm được nhiều tiền và có vị trí cao trong xã hội.

Trong nghiên cứu của Đại học Y Hà Nội, khi được hỏi về giá trị nào là quan trọng trong việc thực hành nghề nghiệp, một bộ phận bác sĩ đang thực hành lâm sàng tại các bệnh viện công lập ở Hà Nội đề cao nhóm giá trị: nghề y mang lại một cuộc sống ổn định, đầy đủ và mang lại nhiều mối quan hệ hữu ích trong cuộc sống: 43,9% bác sĩ trong nhóm trên 20 năm kinh nghiệm cho rằng, nghề y mang lại cho họ cuộc sống ổn định, đầy đủ về kinh tế. Trong khi đó, nhóm bác sĩ dưới 10 năm kinh có đến 44,5% cho rằng nghề y mang lại cho họ nhiều mối quan hệ hữu ích trong xã hội.

Có thể thấy một số thầy thuốc đã bị cuốn vào vòng xoáy thương mại của nền kinh tế thị trường mà quên đi rằng họ cần phải tự ý thức, tự rèn luyện mình theo những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp từ bao đời. Họ quan niệm nghề y chỉ cần giỏi chuyên môn và cũng có thể có sai xót như những nghề nghiệp khác. Nghề y là một nghề và thầy thuốc cũng cần phải sống theo xu thế của thời đại. Vì vậy khi những tiêu cực về y đức bị phát hiện, họ thường đổ lỗi cho cơ chế chính sách, chế độ lương thưởng hoặc sự tự nguyện của người bệnh…

Y đức của người thầy thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng trước hết nó phụ thuộc vào chính sự tự giác tiếp thu và rèn luyện bản lĩnh của thầy thuốc. Người thầy thuốc phải nhận thức được vị trí và ý nghĩa cho công việc của mình là

68

chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, coi đó là lý tưởng, lẽ sống cao đẹp của chính mình, được là đại diện cho một nghề nghiệp cao quý trong xã hội.

+ Những tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường đã làm méo mó mối quan hệ giữa thầy thuốc với bệnh nhân, thể hiện rõ nét nhất là làm biến đổi giữa quan hệ lợi ích và đạo đức. Trong điều kiện kinh tế thị trường dường như lợi ích cá nhân, lợi ích vật chất đối lập với đạo đức. Nếu như trước đây đạo đức được coi là cái gốc, là cơ sở các phẩm chất khác của thầy thuốc thì ngày nay lợi ích cá nhân được nhiều người coi là trên hết, trước hết. Tình trạng bệnh nhân đưa “phong bì”, quà biếu cho nhân viên y tế đã trở nên phổ biến tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt là bệnh viện công lập. Xưa nay theo văn hóa của người Việt, chuyện cảm ơn ai đó đã cứu giúp mình lúc khó khăn là điều nên làm. Đặc biệt thầy thuốc là đối tượng được nhiều người biết ơn, tặng quà. Song, trước đây khi đời sống còn khó khăn, sau khi khỏi bệnh quà bệnh nhân biếu thầy thuốc thường chỉ là nông sản, gia cầm, hoa quả… Còn hiện nay thích ứng với nền kinh tế thị trường bệnh nhân với tâm lý “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” chọn cách đưa tiền cảm ơn trước khi chữa bệnh như một sự mặc cả, ngã giá phục vụ.

Theo nghiên cứu “Công bằng trong chăm sóc sức khỏe: nhìn nhận từ phía người sử dụng dịch vụ y tế” của Đại học Y Hà Nội, năm 2011, hành vi đưa “phong bì” cho bác sĩ của người bệnh được lí giải theo một số nguyên nhân sau.

Thứ nhất, do một số người bệnh tự nguyện đưa “phong bì” để được chăm sóc nhanh và tốt hơn: “Vì dù sao có chút ít bồi dưỡng thì bác sĩ cũng sẽ cẩn thận hơn, nhiệt tình hơn và cũng thấy thoải mái hơn” (Người chăm sóc, nam, 29 tuổi).

Hoặc vì tình trạng người nhà nguy hiểm: “Mẹ chị nhập viên để mổ, chờ mãi không được mổ, nên phải đút lót phong bì thì người ta mới mổ cho”

69

(Người chăm sóc, nữ, 26 tuổi), “tôi bồi dưỡng nhân viên y tế để cho nhanh, không phải chờ lâu vì tình trạng vợ tôi cũng nguy hiểm rồi, nếu mà xếp hàng như những bệnh nhân khác thì không kịp vì nước ối cạn, sẽ rất nguy hiểm cho con tôi” (Người chăm sóc, nam, 29 tuổi).

Một phần của tài liệu Y đức của người thầy thuốc ở bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 65)