hệ thống các bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội hiện nay
1.2.1.1. Khái niệm và đặc điểm tổ chức hoạt động của hệ thống các bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội hiện nay
Hệ thống bệnh viện Việt Nam được sắp xếp trên cơ sở phân bố rộng khắp, thuận tiện cho khả năng tiếp cận rộng rãi của các bộ phận dân số khác
34
nhau trong toàn xã hội. Hệ thống bệnh viện hiện nay phần lớn là các bệnh viện do Nhà nước quản lý. Tính đến cuối năm 2011, cả nước có 1.162 bệnh viện, chưa kể các bệnh viện quân đội do Bộ Quốc phòng quản lý, được phân bổ theo các tuyến như bảng dưới đây [3].
Bảng 1.1. Tổng số bệnh viện và giƣờng bệnh theo tuyến bệnh viện (năm 2011)
Tuyến bệnh viện Tổng số Bệnh viện Tổng số giường bệnh Số lượng % Số lượng %
Bệnh viện tuyến trung ương 39 3,4 20,924 11.3 Bệnh viện tuyến tỉnh 382 32,9 92,857 50.1 Bệnh viện tuyến huyện 561 48,3 57,048 30.8 Bệnh viên ngành 48 4,1 7,572 4.1 Bệnh viện tư nhân 132 11,4 6,941 3.7
Tổng 1162 100 185,342 100
Nguồn: Bộ Y tế (2012), Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2012-2020
Các bệnh viện công lập của ngành y tế chiếm chủ yếu, khoảng 87% tổng số bệnh viện, được chia thành 3 tuyến gồm tuyến trung ương, tuyến tỉnh và tuyến huyện. Tuyến trung ương dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ Y tế, tuyến tỉnh và tuyến huyện do Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý. Số lượng bệnh viện ở 3 tuyến có tỷ lệ tương ứng 1:9:18.
Tổng số giường bệnh của toàn hệ thống bệnh viện năm 2011 là 185.342 giường bệnh, tương ứng với tỷ lệ 21,1 giường bệnh trên 1 vạn dân.
Tỷ lệ giường bệnh của các tuyến trung ương/tỉnh/huyện tương ứng là: 11%:50%:31% trên tổng số giường bệnh cả nước. Bệnh viện thuộc các Bộ, ngành chiếm 4,1% tổng số giường bệnh. Bệnh viện tư nhân chiếm 3,7% tổng số giường bệnh [3] .
35
1946 đến nay, đồng thời là trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước. Sau những thay đổi về địa giới và hành chính năm 2008, Hà Nội trở thành thành phố lớn nhất Việt Nam về diện tích với 3328,9 km2 , đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với 6.699.600 người (2011). Hà Nội hiện có 30 đơn vị hành chính cấp huyện – gồm 12 quận, 17 huyện, 1 thị xã – và 584 đơn vị hành chính cấp xã – gồm 386 xã, 177 phường và 21 thị trấn.
Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2011 thì năm 2010, thành phố Hà Nội có 650 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sở Y tế thành phố, trong đó có 40 bệnh viện, 29 phòng khám khu vực và 575 trạm y tế. Số giường bệnh trực thuộc sở Y tế Hà Nội là 11.536 giường, chiếm khoảng một phần hai mươi số giường bệnh toàn quốc; tính trung bình ở Hà Nội 569 người/giường bệnh so với 310 người/giường bệnh ở Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều bệnh viện 1 giường bệnh có đến 2-3 bệnh nhân nằm điều trị là điều thường gặp. Cũng theo thống kê năm 2010, thành phố Hà Nội có 2.974 bác sĩ, 2.584 y sĩ và 3.970 y tá, so với Thành phố Hồ Chí Minh 6.073 bác sĩ, 1.875 y sĩ và 10.474 y tá [36].
Do sự phân bố không đồng đều, những bệnh viện lớn của Hà Nội, cũng là của cả miền Bắc, chỉ tập trung trong khu vực nội ô của thành phố. Điều kiện chăm sóc y tế giữa nội ô và các huyện ngoại thành Hà Nội có sự chênh lệch lớn. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính năm 2008, mức chênh lệch này càng tăng, thể hiện qua các chỉ số y tế cơ bản như: tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tuổi thọ trung bình của người dân…Tại không ít khu vực thuộc các huyện ngoại thành, cư dân vẫn phải sống trong điều kiện vệ sinh yếu kém, thiếu nước sạch để sinh hoạt, phải sử dụng nước ao, nước giếng dẫn đến tình trạng mắc nhiều loại bệnh tật truyền nhiễm.
Bởi vậy, trong những năm qua, dù các cấp, các ngành cũng như chính bản thân đội ngũ thầy thuốc tại các bệnh viện công đã cố gắng hết sức nhưng vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân Thủ đô
36 và các tỉnh thành khu vực phía Bắc.
Theo Quy chế Thực hiện dân chủ trong các bệnh viện công lập, ban hành kèm theo Quyết định số 44/2007/QĐ-BYT ngày 12/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế, điều 2: bệnh viện công lập là cở sở khám chữa bệnh do Nhà nước thành lập. Vì vậy, các bệnh viện công lập mang một số đặc điểm chung như sau:
- Bệnh viện công lập do Nhà nước quản lý về tài chính:
Nghị định số 04/1999/NĐ-CP của Chính phủ Về phí, lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước ngày 30/1/1999 qui định: Viện phí tại bệnh viện công thuộc nhà nước quản lý là do Chính phủ qui định chế độ thu, nộp và sử dụng. Khoản 1 Điều 2 của Nghị định chỉ rõ: “Phí là khoản thu do Nhà nước quy định nhằm bù đắp một phần chi phí của ngân sách Nhà nước đầu tư xây dựng, mua sắm, bảo dưỡng và quản lý tài sản, tài nguyên hoặc chủ quyền quốc gia để phục vụ các tổ chức, cá nhân hoạt động sự nghiệp, hoạt động công cộng hoặc lợi ích công cộng theo yêu cầu, không mang tính kinh doanh” [8].
Theo Luật ngân sách được Quốc hội khoá XI nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 2 ngày 16/12/2002 thì “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước". [6]
Ngân sách nhà nước là một công cụ để Nhà nước thực hiện công cuộc phát triển đất nước. Trong đó, để phát triển sự nghiệp y tế, Nhà nước đã phải bỏ ra nguồn kinh phí rất lớn cho công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
Trong hệ thống y tế, bệnh viện công là một bộ phận thực hiện và sử dụng ngân sách nhà nước cấp cho để thay mặt Nhà nước thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân.
Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, cơ chế tài chính của ngành y tế còn nhiều bất cập, như: nguồn lực tài chính chi cho y tế còn hạn hẹp, mức tăng
37
ngân sách nhà nước chưa đủ đáp ứng được các yêu cầu chi tiêu cơ bản; đầu tư công cho y tế ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực (bằng 1/20 so với Xin-ga-po; bằng 1/2 so với Thái-lan). Ngân sách nhà nước cấp cho các bệnh viện, cơ sở y tế công lập chủ yếu dựa theo tiêu chí đầu vào. Phương thức chi trả chi phí dịch vụ y tế tại một số bệnh viện còn khá lạc hậu...Điều đó dẫn đến mức chi trả trực tiếp của người bệnh vẫn chiếm đến khoảng 50% tổng chi cho y tế.
Trong phiên chất vấn tại Thường vụ Quốc hội của Bộ Trưởng Y tế diễn ra vào ngày 26/3/2012, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết: tính chung ngân sách Nhà nước dành cho y tế hiện nay khoảng 7% tổng chi ngân sách Nhà nước/năm, nếu tính cả trái phiếu chính phủ thì đạt khoảng 7,55%. Cụ thể năm 2011, tổng cho cho y tế khoảng 54.700 tỷ đồng trong đó chi đầu tư phát triển khoảng 10.700 tỷ đồng/năm và chi thường xuyên đạt 44.000 tỷ đồng.
- Đội ngũ nhân viên y tế trong các bệnh viện công lập có trình độ cao
Theo số liệu chung về nhân lực của hệ thống y tế năm 2010, cả nước có 344.876 nhân viên y tế, trong đó số lượng bác sĩ là 55.618 người tương đương với tỷ lệ 16,1% tổng số nhân viên y tế và tương ứng với tỷ lệ 7,2 bác sĩ/1 vạn dân. Nhìn chung tỷ lệ nhân viên y tế trên vạn dân của Việt Nam cũng được xếp vào nhóm có tỷ lệ cao trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn thấp hơn so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malayxia, Phillippines và tương đương với Indonexia.
Số lượng nhân viên y tế ở địa phương chiếm tỷ lệ: 78,6%; tuyến trung ương: 11,6% và y tế ngành: 9,7% của tổng số nhân viên y tế trên cả nước. Tuy nhiên, số nhân viên y tế có trình độ cao chủ yếu tập trung ở tuyến trung ương, cụ thể là: số nhân viên có trình độ tiến sĩ y ở tuyến trung ương chiếm 70,1%; tiến sĩ dược chiếm 96,3%; thạc sĩ y chiếm 40,1%, thạc sĩ dược chiếm 62,7%, trình độ điều dưỡng- kỹ thuật viên- hộ sinh đại học chiếm 25,4% [3].
38
- Số giường bệnh của các bệnh viện công lập nhiều, song chưa đáp ứng được nhu cầu của bệnh nhân, thường xuyên quá tải:
Quá tải bệnh viện là tình trạng quá đông người bệnh tới khám và/hoặc điều trị tại cùng một thời điểm vượt khả năng đáp ứng và sức chứa của một bệnh viện hoặc khoa trong bệnh viện, vượt khả năng phục vụ dịch vụ của đội ngũ nhân viên.
Theo Niên giám thống kê y tế các năm 1997-2010, tình trạng quá tải bệnh viện chung trên cả hệ thống khám chữa bệnh xảy ra từ năm 1997 với mức công suất sử dụng giường bệnh các năm luôn vượt trên 100%, năm 2011 công suất sử dụng giường bệnh chung của mạng lưới bệnh viện là 111%. Tình trạng quá tải cho thấy sự đáp ứng về giường bệnh của dịch vụ khám chữa bệnh của toàn mạng lưới bệnh viện so với nhu cầu chăm sóc, điều trị của nhân dân là chưa đầy đủ. Quá tải bệnh viện được chứng minh là nguyên nhân dẫn tới: gia tăng tai biến trong điều trị, giảm chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, chăm sóc người bệnh; gia tăng chi phí điều trị cho người bệnh, bệnh viện và xã hội; gây những tổn hại về sức khỏe, tâm thần của bác sĩ và nhân viên y tế.
Tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trung ương trong mấy năm gần đây đang có xu hướng gia tăng, công suất sử dụng giường bệnh chung của các bệnh viện trung ương năm 2009 là 116% tăng lên 120% năm 2010 và 118% năm 2011. Trầm trọng hơn cả là các bệnh viện: K: 249%; Bạch Mai: 168%; Chợ Rẫy 154%; Phụ sản Trung ương 124%....
Tình trạng quá tải ở bệnh viện tuyến trung ương còn xảy ra trong lĩnh vực khám bệnh, tỷ lệ khám bình quân của một bác sĩ trên ngày vượt quá cao so với định mức mà Bộ Y tế đề ra.
Tại Hà Nội, tình trạng quá tải diễn ra liên tục từ nhiều năm tại hầu hết các bệnh viện của thành phố, năm sau cao hơn năm trước mặc dù các bệnh viện đã khắc phục bằng cách kê thêm giường bệnh từ 50-100% so với giường bệnh kế hoạch. Một số bệnh viện có mức độ quá tải cao như: bệnh viện Phụ
39
Sản Hà Nội (công suất sử dụng giường bệnh: 230%), bệnh viện huyện Mê Linh (159,8%), bệnh viện Ung bướu Hà Nội (158,8%), bệnh viện Đức Giang (148%), bệnh viện Xanh Pôn (145,8%), bệnh viện Thanh Nhàn (125,4%), bệnh viện Sóc Sơn (141%), bệnh viện huyện Hoài Đức (121%), bệnh viện huyện Thanh Oai (119%) [3].
Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo công suất sử dụng giường bệnh của bệnh viện không nên vượt quá 85%. Khi công suất sử dụng giường bệnh vượt quá mức trên, đặc biệt khi công suất lên quá cao, trên 95% sẽ thường xuyên xảy ra tình trạng không đủ giường bệnh để tiếp nhận thêm người bệnh, đặc biệt là các trường hợp cấp cứu.
1.2.1.2. Khái niệm và vai trò của đội ngũ thầy thuốc trong hệ thống các bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội hiện nay
Trong quan điểm chỉ đạo hoạt động đối với ngành y tế, Nghị quyết 46 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: “Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt” [8]. Điều đó cho thấy Đảng đã hết sức coi trọng nguồn nhân lực y tế, coi đó là nhân tố cơ bản, có ý nghĩa chiến lược và quyết định mọi thành công trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Nguồn nhân lực ở đây chính là các cán bộ y tế - những người làm việc trong ngành y tế, bao gồm những người làm trong nghề y: bác sỹ, y tá (điều dưỡng), y sỹ, hộ lý, kỹ thuật viên xét nghiệm, cán bộ y tế dự phòng...; những người làm trong nghề dược như: dược sỹ, dược tá ...; đội ngũ nhân viên y tế thôn bản, cán bộ tuyên truyền y tế, đội y tế lưu động...
Ngoài ra, một thuật ngữ khác cũng thường được sử dụng đó là “Nhân viên y tế”. Nhân viên y tế là những người trực tiếp làm công việc liên quan đến hoạt động chăm sóc và bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho con người (như: bác sỹ, y tá, hộ lý...). Lao động của nhân viên y tế đòi hỏi một tinh thần trách nhiệm rất cao đối với sức khỏe, tính mạng của con người nói chung và người bệnh nói riêng.
40 Như vậy:
Cán bộ y tế trước hết là những người trong độ tuổi lao động, có đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ của một người công dân; đạt được trình độ học vấn ở một mức độ nhất định và có đủ sức khỏe để tham gia vào lực lượng lao động chính trong xã hội.
Các cán bộ y tế có thể được đào tạo ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, song chủ yếu vẫn là chuyên môn trong ngành y, dược.
Cán bộ y tế là những người cung cấp các dịch vụ y tế, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nguồn nhân lực lao động và tất cả các đối tượng khác (trẻ em, người già, người tàn tật...) trong xã hội. Phạm vi hoạt động nghề nghiệp của người cán bộ y tế rất rộng: khám bệnh, phẫu thuật, cấp cứu, điều trị, vệ sinh phòng bệnh, quản lý và giáo dục sức khỏe, quản lý vật tư tài sản, thuốc men...). Công việc của họ mang nét đặc thù riêng với điều kiện, môi trường lao động vô cùng vất vả, với nguy cơ lây nhiễm bệnh tật và tai nạn rủi ro nghề nghiệp rất lớn.
Vậy, cán bộ y tế là những người (dù công tác ở những vị trí khác nhau trong ngành y tế) nhưng đều mang trên mình một nhiệm vụ vô cùng cao cả mà Đảng và Nhà nước đã giao phó, đó là chăm sóc sức khỏe cho toàn dân như sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Người bệnh phó thác tính mệnh của họ cho các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh và giữ gìn sức khỏe cho đồng bào. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang”, bởi “Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, dân cường thì nước mới mạnh” [10].
1.2.2. Một số nguyên nhân dẫn đến việc cần phải nâng cao y đức cho đội ngũ thầy thuốc ở các bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội hiện nay