Một số nguyên nhân dẫn đến việc cần phải nâng ca oy đức cho đội ngũ

Một phần của tài liệu Y đức của người thầy thuốc ở bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 44)

1.2.2.1. Vai trò, vị trí của hệ thống bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội

Trong những năm gần đây, dưới sự Lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, sự ủng hộ của các Bộ, Ban, Ngành, sự kết

41

hợp của các địa phương, với sự nỗ lực cố gắng vươn lên của đội ngũ các thầy thuốc, các nhà khoa học, các nhà quản lý trong ngành Y tế, công tác khám bệnh, chữa bệnh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đáng ghi nhận, như: cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của mạng lưới bệnh viện được xây dựng, cải tạo, nâng cấp; khả năng tiếp cận của người dân với dịch vụ y tế thuận lợi hơn; nhiều công nghệ, kỹ thuật y học mới ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới được triển khai; áp dụng thành công một số kỹ thuật công nghệ y học cao như: ghép tạng (bao gồm ghép đa tạng, ghép tim, ghép gan, ghép thận...), mổ tim hở và các kỹ thuật tim mạch can thiệp, ứng dụng tế bào gốc trong điều trị, ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử (ADN) trong chẩn đoán và điều trị một số bệnh; các kỹ thuật nội soi trong chẩn đoán và điều trị, các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại, các phương pháp điều trị ung thư tiên tiến…

Đặc biệt phải kể đến vai trò của các bệnh viện đầu ngành, tuyến trung ương. Trong đó, Hà Nội là nơi có hệ thống bệnh viện công lớn nhất trên cả nước. Bởi tuy số nhân viên y tế tuyến trung ương chỉ chiếm 11,6% tổng số nhân viên y tế trên cả nước, nhưng lại tập trung những cán bộ có trình độ cao: trình độ tiến sĩ y ở tuyến trung ương chiếm 70,1%; tiến sĩ dược chiếm 96,3%; thạc sĩ y chiếm 40,1%, thạc sĩ dược chiếm 62,7%, trình độ điều dưỡng - kỹ thuật viên- hộ sinh đại học chiếm 25,4% [3].

Bên cạnh đó, do các bệnh viên này thường xuyên trong tình trạng quá tải bệnh nhân, cộng với sự tác động của kinh tế thị trường, nên đã có nhiều biểu hiện tiêu cực về y đức trong đội ngũ thầy thuốc. Có thể kể đến một số nguyên nhân dẫn tới quá tải tại hệ thống bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội như sau:

Thứ nhất, do đầu tư cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng với nhu cầu và tốc độ phát triển dân số. Tỷ lệ số giường bệnh/1 vạn dân còn rất hạn chế, tính đến hết

42

năm 2011 là 21,1 giường/1 vạn dân (không kể giường bệnh tuyến xã). Hiện đứng thứ 99 trên 142 nước theo số liệu thống kê năm 2009 của Tổ chức y tế thế giới. Trong khi tỷ lệ trung bình của các nước trong khu vực Tây Thái Bình Dương là 47 giường/1 vạn dân, Hàn Quốc là 86 giường/1 vạn dân, Nhật Bản là 140 giường/1 vạn dân.

Số giường bệnh trong khoảng năm 2004 - 2010 tăng trung bình khoảng 10.000 giường bệnh tương ứng với khoảng 6% mỗi năm. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn không tương ứng và đáp ứng được tỷ lệ tăng của nhu cầu khám chữa bệnh và mức độ gia tăng dân số cơ học hàng năm, đặc biệt ở các thành phố lớn.

Tỷ lệ chi cho y tế từ ngân sách Nhà nước còn thấp. Trung bình giai đoạn 2006 - 2010 chi y tế chiếm từ 6,9 - 7,5% tổng chi ngân sách Nhà nước, đạt dưới 5% tổng thu nhập quốc dân, trong khi các nước phát triển tỷ lệ này là trên 10%; tính trên đầu người đạt 31 USD, đứng thứ 138 trên tổng số 191 quốc gia theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới năm 2009. Tỉ lệ này của nước ta thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới, thấp hơn so với Trung quốc: 85 USD; Thái Lan: 127 USD và Malaysia: 151 USD.

Đầu tư hạn chế, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị tại các bệnh viện tuyến dưới chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Bệnh viện tuyến tỉnh, gần như chưa có bệnh viện nào xây dựng được khoa, phòng hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn quốc tế. Bệnh viện tuyến huyện, nhìn chung mới đạt từ 30 – 50% số trang thiết bị so với danh mục trang thiết bị theo yêu cầu. Trạm y tế xã, đặc biệt là ở khu vực miền núi chỉ có 25,9% số trạm được đánh giá là đủ trang thiết bị cơ bản [32].

Dịch vụ khám chữa bệnh chưa đáp ứng nhu cầu khám bệnh và điều trị nội trú. Theo thống kê của Bộ y tế, hiện nay cơ số giường bệnh mới chỉ đáp ứng được 80-85% nhu cầu điều trị nội trú của nhân dân.

43

Thứ hai, do năng lực về công tác khám chữa bệnh tuyến dưới còn nhiều hạn chế. Năng lực quản lý của cán bộ lãnh đạo bệnh viện còn chưa đồng bộ, chủ yếu là đội ngũ bác sĩ và chưa qua đào tạo về công tác quản lý, lãnh đạo.

Cán bộ y tế phân bổ không hợp lý giữa các tuyến, cán bộ có năng lực chuyên môn cao chủ yếu làm việc ở bệnh viện lớn và ở các thành phố lớn. Trình độ chuyên môn của tuyến dưới đặc biệt là tuyến huyện còn nhiều hạn chế, nhiều cơ sở không đủ bác sĩ, đặc biệt thiếu các bác sĩ chuyên khoa và bác sĩ có trình độ tay nghề cao, nhân lực y tế nhìn chung chưa đáp ứng về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó, cán bộ được đào tạo có trình độ tay nghề cao không muốn về công tác tại tuyến dưới, hoặc từ tuyến dưới thường có xu hướng chuyển về làm việc tại các bệnh viện tuyến trên.

Hệ thống bệnh viện tuyến tỉnh cũng còn nhiều hạn chế, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Trung bình bệnh viện tuyến tỉnh còn từ 3,2% - 24,1% tổng số dịch vụ kỹ thuật chuyên môn theo quy định phân tuyến kỹ thuật chưa thực hiện được. Bệnh viện tuyến huyện về cơ bản vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ các kỹ thuật theo quy định phân tuyến kỹ thuật, trung bình các bệnh viện huyện còn 27,9% (dao động từ 12,2% - 31,5%) số dịch vụ kỹ thuật theo phân tuyến chưa được thực hiện, trong đó số kỹ thuật chưa thực hiện được thuộc lĩnh vực nội khoa, nhi khoa có tỷ lệ cao hơn cả. Trạm y tế xã đóng vai trò quan trọng trong công tác khám chữa bệnh, giải quyết khoảng 35% tổng số lượt khám bệnh. Tuy nhiên, tình trạng thiếu trang thiết bị y tế cơ bản xảy ra ở phần lớn các trạm y tế xã thuộc khu vực miền núi, chỉ 25,9% số trạm được đánh giá là đủ trạng thiết bị cơ bản theo danh mục quy định của Bộ Y tế; 31,2% số trạm là thiếu trang thiết bị cơ bản theo yêu cầu [32].

Bổ sung các hướng dẫn điều tri ̣, quy trình kỹ thuâ ̣t, phân tuyến kỹ thuâ ̣t; thuốc bảo hiểm y tế chưa tương ứng với phân tuyến kỹ thuật; quy định chuyển tuyến từ tuyến dưới lên tuyến trên và tuyến trên xuống tuyến dưới chưa được

44

cập nhật thường xuyên. Trong bệnh viện, sắp xếp, bố trí khoa phòng nhiều nơi còn chưa hợp lý. Phân hạng bệnh viện cũng chưa hợp lý, chưa gắn với phân tuyến chuyên môn, kỹ thuật.

Thứ ba, do tâm lý lựa chọn dịch vụ khám chữa bệnh của người dân. Hiện nay, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao , người dân có nhâ ̣n thức cao hơn về nhu cầu chăm sóc s ức khỏe, có xu hướng lựa chọn dịch vụ tốt nhất. Đồng thời điều kiện giao thông đi lại, thông tin thuận tiện, người dân có xu hướng tìm nơi cung cấp dịch vụ có chất lượng tốt hơn. 75% người bệnh đến khám tại các bệnh viện tuyến trên là người bệnh vượt tuyến, trong khi 56% số người bệnh đó là hoàn toàn có thể khám chữa bệnh tại tuyến dưới; 50% số người bệnh điều trị nội trú ở tuyến trên là người bệnh tự vượt tuyến.

Tâm lý của người bệnh luôn coi trọng uy tín, chuyên môn, kỹ thuật của tuyến trên; 50-80% người bệnh vượt tuyến ở các bệnh viện tuyến trên là do người bệnh tin tưởng vào uy tín của bệnh viện tuyến trên. Vì vậy dẫn đến tình trạng quá tải trầm trọng ở các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến cuối, khoảng 60-80% tỷ lệ người bệnh đến khám bệnh tại bệnh viện tuyến trên chỉ cần khám bệnh tại bệnh viện tuyến dưới [33]. Số lượt người bệnh phẫu thuật chiếm 1/3 tổng số lượt người bệnh điều trị nội trú, nhưng chiếm tới 40% loại phẫu thuật không thuộc loại đặc biệt và loại I, mà có thể thực hiện được ở tuyến dưới.

Thứ tư, do tăng gánh nặng bệnh tật và nhu cầu khám chữa bệnh.

Các bệnh lây nhiễm đã và đang được khống chế ổn định. Tuy nhiên sự xuất hiện của một số bệnh dịch lây nhiễm (cúm A H1N1, cúm A H5N1, sốt xuất huyết Dangue, bệnh tay-chân-miệng...) trong những năm qua đã làm cho lượng bệnh tăng dồn dập theo từng thời điểm nhất định. Gây nên tình trạng quá tải trầm trọng ở các bệnh viện, chuyên khoa truyền nhiễm như bệnh viện Nhi trung ương, bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương, bệnh viện Bạch Mai…

45

Bên cạnh đó, bệnh không lây nhiễm điển hình là bệnh lý tim mạch, đột quỵ, ung thư, đái tháo đường, bệnh phổi mạn tính gia tăng mạnh, từ 39% tổng số lượt điều trị năm 1986 tăng lên đến 50% năm 1996 và 66,3% năm 2009. Chỉ tính riêng bệnh ung thư, tỷ lệ mắc mới so với 10 năm trước tăng khoảng 6% đối với nam và 35% đối với nữ. Mỗi năm ước tính có khoảng 150.000 trường hợp ung thư mắc mới. Bệnh không lây nhiễm chủ yếu là những bệnh mạn tính, cần sự chăm sóc và theo dõi lâu dài, nhưng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và quản lý bệnh mạn tính/ bệnh không lây nhiễm tại tuyến cơ sở còn hạn chế.

Nhu cầu sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tăng còn do sự gia tăng dân số cơ học, gia tăng tai nạn giao thông, thay đổi mô hình bệnh tật do sự biến đổi khí hậu, gánh nặng bệnh tật gia tăng và do sự gia tăng của tuổi thọ trung bình. Mặt khác, độ bao phủ của Bảo hiểm y tế tăng trong thời gian qua từ 44,6% năm 2008 lên 63% năm 2011 đã xóa bớt rào cản tài chính, giúp người dân tiếp cận dễ dàng hơn với dịch vụ y tế cũng là yếu tố tác động làm tăng nhu cầu khám chữa bệnh.

Tình trạng quá tải bệnh viện ở các bệnh viện công lập tuyến trung ương là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc nhân viên y tế ở đây có những biểu hiện tiêu cực, vi phạm đạo đức nghề nghiệp như: nhận quà biếu, “phong bì” của người bệnh, giới thiệu người bệnh đến những cơ sở khám chữa bệnh, hiệu thuốc tư nhân mà họ có lợi ích kinh tế, kê đơn thuốc đắt tiền hoặc các loại thuốc không cần thiết cho người bệnh…

1.2.2.2. Do nhu cầu của sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành y tế trong thời kỳ mới, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nên các thành phần kinh tế trong và ngoài công lập có thể cạnh tranh bình đẳng với nhau.

Hiện nay, Y tế tư nhân được coi là một bộ phận quan trọng của nền y tế, có nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc phối hợp với các loại hình y tế khác để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

46

Sau khi ban hành Pháp lệnh Hành nghề Y, Dược tư nhân, từ năm 1997 hệ thống bệnh viện tư nhân bắt đầu được hình thành. Để khuyến khích đầu tư, phát triển bệnh viện tư tham gia công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, Nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển bệnh viện tư. Theo Báo cáo Tổng kết năm 2014 và nhiệm vụ năm 2014 của Bộ Y tế, cả nước có 157 bệnh viện tư nhân (trong đó có 151 bệnh viện trong nước và 06 bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài), hơn 30.000 phòng khám tư nhân và cơ sở dịch vụ y tế (trong đó 30 Phòng khám đa khoa, 87 nhà hộ sinh, số còn lại là phòng khám chuyên khoa, dịch vụ y tế, 30 phòng khám có vốn đầu tư nước ngoài, 29 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có người nước ngoài tham gia khám bệnh, chữa bệnh).

Mặc dù được khuyến khích phát triển, song giá thành các dịch vụ khám chữa bệnh của hệ thống y tế tư nhân so với bệnh viện công lập và mặt bằng chung thu nhập của người dân là khá cao. Mô hình y tế tư nhân lại chỉ hoạt động ở một số chuyên ngành, chủ yếu là thăm khám ban đầu, ít nơi có khả năng điều trị bệnh nhân nặng. Trong khi đó, hệ thống bệnh viện công lập nói chung và ở Hà Nội nói riêng đã được khẳng định về uy tín từ lâu năm, chuyên môn và trình độ của đội ngũ thầy thuốc được Nhà nước đảm bảo, viện phí phù hợp...nên vẫn chiếm vai trò quan trọng nhất trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Tuy nhiên, hệ thống y tế tư nhân do nắm bắt được nhu cầu ngày càng cao của người dân về chăm sóc sức khỏe, tâm lý mong muốn được nhân viên y tế khám chữa bệnh tận tình, đón tiếp niềm nở, thời gian chờ đợi ngắn...đã thu hút được một bộ phận không nhỏ người bệnh sử dụng dịch vụ, và ngày càng mang tính cạnh tranh với các cơ sở công lập của Nhà nước. Hơn nữa, các bệnh viện/phòng khám tư nhân hiện nay lại thường mời các bác sĩ đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao, kết hợp với trang thiết bị y tế hiện đại, sạch sẽ, sớm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến, nên chất lượng phục vụ người bệnh thường xuyên được nâng cao.

47

Trước thực trạng trên, hệ thống bệnh viện công lập ngoài sự đầu tư về chất lượng chuyên môn, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế…cần phải đặc biệt chú trọng đến đạo đức nghề nghiệp thể hiện ở thái độ, tác phong làm việc kỹ năng giao tiếp với người bệnh…để có thể cạnh tranh được với hệ thống y tế tư nhân đang ngày càng nở rộ.

48

Kết luận chƣơng 1:

Đạo đức nghề y ra đời từ rất sớm, luôn vận động và phát triển, gắn bó với sự vận động, phát triển của xã hội nói chung, với nghề y nói riêng. Các triết gia, các nhà khoa học trong mọi thời đại bàn đến đạo đức nghề y đã khái quát thành các chuẩn mực, nguyên tắc để thầy thuốc các thế hệ noi theo, có thể nói đạo đức nghề y là những nguyên tắc của sự điều chỉnh và những chuẩn mực, phẩm hạnh của người thầy thuốc trong quan hệ với người bệnh, với khoa học, với đồng nghiệp và với xã hội.

Bốn nguyên lý cơ bản của đạo đức người thầy thuốc được Hội Y học thế giới đưa ra gồm: tôn trọng quyền tự chủ, lòng nhân ái, không làm việc có hại và công bằng. Các nguyên lý cơ bản này được cụ thể hóa qua mối quan hệ giữa: thầy thuốc – bệnh nhân, thầy thuốc – đồng nghiệp, thầy thuốc – xã hội, cộng đồng, thầy thuốc – nghiên cứu khoa học.

Thủ đô Hà Nội là địa phương có hệ thống bệnh viện công lớn nhất toàn quốc. Các bệnh viện công lập mang một số đặc điểm sau: do Nhà nước quản lý về tài chính và phụ thuộc vào ngân sách của nhà nước; đội ngũ nhân viên y tế có trình độ cao; số giường bệnh nhiều nhưng thường xuyên quá tải.

Trải qua 28 năm đổi mới, nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa đã có những tác động tích cực và tiêu cực đến lĩnh vực y tế. Một bộ phận không nhỏ các thầy thuốc đã bị cuốn theo vòng xoáy thị trường, có những hành vi vi phạm đạo đức tốt đẹp của y đức truyền thống. Vì vậy, cần phải nâng cao y đức cho đội ngũ thầy thuốc ở các bệnh viên công trên địa bàn Hà Nội hiện nay. Bởi Hà Nội là nơi tập trung nhiều nhất các bệnh viện đầu ngành, phục vụ cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân Thủ đô và các tỉnh miền Bắc. Và cũng là nơi các phòng khám, bệnh viên tư nhân đang phát

Một phần của tài liệu Y đức của người thầy thuốc ở bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)