Thực trạng về mối quan hệ của các bác sĩ lâm sàng với các công ty

Một phần của tài liệu Y đức của người thầy thuốc ở bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 59)

dƣợc và trang thiết bị y tế

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, hầu hết các bác sĩ lâm sàng ở các bệnh viên công trên địa bàn Hà Nội có nhận sự hỗ trợ của công ty dược/trang thiết bị y tế trong một năm qua, dưới các hình thức như: thuốc mẫu, sản phẩm mẫu; thù lao cho các buổi nói chuyện; thù lao cho hoạt động tư vấn; hỗ trợ ăn uống tại cơ quan, hỗ trợ các chi phí tham dự các hội thảo, khóa học, lớp tập huấn; hỗ trị chi phí, vé tham sự các sự kiện văn hóa, du lịch; quà liên quan đến việc kê đơn thuốc; tham gia vào ban cố vấn khoa học (Bảng 2.1). Trong đó, sự hỗ trợ cao nhất là các chi phí tham dự hội thảo, khóa học; nhận thuốc mẫu, sản phẩm mẫu từ công ty dược và quà liên quan đến việc kê đơn thuốc.

56

Bảng 2.1: Tỷ lệ bác sĩ nhận hỗ trợ của các công ty dƣợc/trang thiết bị y tế

Có n (%)

Không n (%) Thuốc mẫu, sản phẩm mẫu 47 (29,2) 114(70,8) Thù lao cho các buổi nói chuyện 21(13,0) 140(87,0) Thù lao cho hoạt động tư vấn 14(8,7) 147(91,3) Thù lao cho việc tham gia vào ban cố vấn khoa

học 10(6,2) 151(93,8)

Hỗ trợ tiền ăn, uống tại cơ quan 10(6,2) 151(93,8) Hỗ trợ các chi phí liên quan đến việc tham dự các

hội thảo 81(50,3) 80(49,7)

Hỗ trợ các chi phí liên quan đến việc tham dự các

khóa học 40(24,8) 121(75,2)

Hỗ trợ chi phí, vé tham dự các sự kiện văn hóa, du

lịch 25(15,5) 136(84,5)

Quà liên quan đến việc kê đơn thuốc 22(13,7) 139(86,3) Thù lao cho việc tuyển bệnh nhân vào nghiên cứu

do hãng đó tài trợ 6(3,7) 155(96,3)

[Nguồn: Đại học Y Hà Nội (2011), Thái độ, thực hành của bác sĩ lâm sàng Việt Nam về y nghiệp]

Việc nhận các sự hỗ trợ này có khác nhau theo số năm kinh nghiệm, được thể hiện cụ thể ở bảng dưới đây:

57

Bảng 2.2: Tỷ lệ bác sĩ nhận sự hỗ trợ của các công ty dƣợc/trang thiết bị y tế theo số năm kinh nghiệm

< 10 năm 11-20 năm >20 năm Thuốc mẫu, sản phẩm mẫu

26 (55,3) 9 (19,2) 12 (25,5) Thù lao cho các buổi nói chuyện 12 (60,0) 3 (15,0) 5 (25,0) Thù lao cho hoạt động tư vấn 10 (71,4) 1 (7,2) 3 (21,4) Thù lao cho việc tham gia vào ban cố vấn

khoa học 5 (55,6) 0 (0,0) 4 (44,4) Hỗ trợ tiền ăn, uống tại cơ quan 8 (80,0) 0 (0,0) 2 (20,0) Hỗ trợ các chi phí liên quan đến việc

tham dự các hội thảo 37 (46,2) 24 (30,0)

19 (23,8) Hỗ trợ các chi phí liên quan đến việc

tham dự các khóa học 21 (53,8) 8 (20,6)

10 (25,6) Hỗ trợ chi phí, vé tham dự các sự kiện

văn hóa, du lịch 14 (56,0) 5 (20,0) 6 (24,0) Quà liên quan đến việc kê đơn thuốc 14 (63,6) 5 (22,7) 3 (13,7) Thù lao cho việc tuyển bệnh nhân vào

nghiên cứu do hãng đó tài trợ 2 (33,3) 2 (33,3) 2 (33,3)

[Nguồn: Đại học Y Hà Nội (2011), Thái độ, thực hành của bác sĩ lâm sàng Việt Nam về y nghiệp]

Thực trạng trên cho thấy, có một sự “hợp tác” giữa các công ty dược/trang thiết bị y tế với đội ngũ bác sĩ. Sự liên kết này dẫn đến việc xung đột lợi ích giữa bác sĩ và người bệnh, bởi sau khi nhận những sự hỗ trợ của các công ty dược/trang thiết bị y tế, người thầy thuốc sẽ có những chỉ định bất

58

lợi cho người bệnh như: kê đơn các thuốc đắt tiền không cần thiết, chỉ định những xét nghiệm không cần thiết cho người bệnh để nhận hoa hồng từ các công ty dược/trang thiết bị y tế, bác sĩ giới thiệu người bệnh đến các cơ sở khám chữa bệnh có cổ phần của mình. Và đặc biệt là, phần trăm hoa hồng chi trực tiếp cho bác sĩ được các hãng dược, các công ty trang thiết bị y tế tính vào giá thành của thuốc hoặc phí xét nghiệm. Điều này dẫn đến những xung đột quyền lợi trong mối quan hệ giữa bác sĩ – bệnh nhân.

Khái niệm “Xung đột lợi ích” được hiểu là sự đối lập về lợi ích giữa các cá nhân, giữa các nhóm và tổ chức trong mối quan hệ tương tác với nhau. Trên thế giới, vấn đề xung đột lợi ích đã được đề cập đến trong y văn từ những năm 1980 [53, tr 963-970]. Trong thực hành y khoa, xung đột lợi ích thể hiện dưới nhiều hình thức như: xung đột lợi ích giữa bác sĩ với bệnh nhân; giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp; giữa nhân viên và quản lý/lãnh đạo cơ sở y tế, nhưng thường tập trung vào xung đột tài chính [44, tr 573-576], mà xung đột tài chính trong mối quan hệ bác sĩ - bệnh nhân là nổi bật nhất. Điều này được biểu hiện thông qua sự hợp tác giữa thầy thuốc với các hãng dược và trang thiết bị y tế trong quá trình thực hành lâm sàng.

Sự hợp tác giữa thầy thuốc và các công ty dược phẩm/trang thiết bị y tế có nhiều mặt tích cực như: góp phần cập nhật các thông tin về chuyên môn cho thầy thuốc, cải thiện trang thiết bị trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân, tài trợ cho các nghiên cứu của ngành y... Tuy nhiên, sự hợp tác này cũng dẫn đến nhiều vấn đề bức xúc cho người bệnh.

Theo Brennan và cộng sự, năm 2000 khoảng 90% tổng số ngân sách 21 tỷ USD Mỹ dành cho tiếp thị của ngành công nghiệp dược phẩm được chi trực tiếp cho bác sĩ nhằm tăng việc kê đơn thuốc và ngành này cũng tài trợ khoảng 314000 sự kiện đặc biệt dành cho bác sĩ [41, tr 429-433]. Hơn thế, các hãng dược cũng ký hợp đồng với hàng trăm bác sĩ để tham gia vào các ban cố vấn y học [49].

59

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, những lợi ích tài chính sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ định của bác sĩ, cũng như chất lượng của dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và niềm tin của cộng đồng với ngành y. Nghiên cứu của Ray Moynihan và Alan Cassels (2005) cho thấy 75% số chuyên gia y khoa đóng góp vai trò thay đổi định nghĩa và các yếu tố chẩn đoán bệnh lý phổ biến ở Mỹ, Úc, châu Âu có mối liên hệ với các công ty dược phẩm và y tế. Những khuyến cáo của các chuyên gia này đã ảnh hưởng đến việc kê đơn các loại thuốc phòng bệnh cho người dân, thể hiện ở những người có triệu chứng nhẹ hoặc có nguy cơ thấp cũng được đưa vào diện điều trị khi bệnh lý được định nghĩa rộng hơn [50].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khá tương đồng với nghiên cứu của Martin Roland và cộng sự khi tiến hành tại Hoa Kỳ và Anh. Tỷ lệ bác sĩ trả lời có nhận quà, thuốc mẫu từ các công ty dược phẩm trong một năm qua tại Anh là 73,2% và tại Hoa Kỳ có tỷ lệ cao hơn là 83,3% [54].

Đáng xem xét là nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, có 13,7% bác sĩ tại Hà Nội nhận “quà” (tiền mặt) liên quan đến việc kê đơn thuốc từ các công ty dược phẩm. Điều này phản ánh đúng thực trạng hiện nay của ngành công nghiệp dược trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Kết quả từ nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc khuyến khích thầy thuốc bằng các phần thưởng hay lợi ích kinh tế sẽ tác động đến những thay đổi trong thực hành nghề nghiệp [57, tr 884-887]. Bởi tiền mặt được coi là phương tiện dễ điều chỉnh những nguyên tắc và thực hiện được mục đích tốt hơn [44, tr 373-376]. Và dù là món quà nhỏ, ít giá trị vật chất cũng khiến bác sĩ dễ có tâm lý thiên vị, dao động khi quyết định và chọn thuốc kê đơn [43, tr 1367-1373]. Cũng theo Ray Moynihan và Alan Cassels (2005) khi tìm hiểu về các nhóm chuyên gia y khoa ở Mỹ, Úc, châu Âu, trung bình mỗi thành viên có bảy mối liên hệ với các công ty trong lĩnh vực dược phẩm [50].

60

Tại Việt Nam, việc bác sĩ nhận quà biếu, “hoa hồng” từ công ty dược, trang thiết bị còn có thể được lí giải bởi phương thức chi trả bằng lương. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra mỗi phương thức chi trả có ưu điểm và hạn chế nhất định, chính những hạn chế này sẽ ảnh hưởng đến quá trình hành nghề của thầy thuốc [28]. Phương thức chi trả bằng lương có nhược điểm là: do mức lương cố định nên sẽ không khuyến khích bác sĩ làm hết khả năng của mình, nếu như bác sĩ coi thu nhập là một động cơ nghề nghiệp thì họ sẽ nhận quà biếu của người bệnh hay “hoa hồng” từ công ty dược. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại tâm lý “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”, “có đi có lại” trong văn hóa ứng xử của người Việt, nên mối liên kết giữa bác sĩ – công ty dược ngày càng trở nên phổ biến hơn.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy giới, thâm niên công tác, chuyên khoa, giới và học vị là những yếu tố liên quan đến việc nhận hỗ trợ của các bác sĩ lâm sàng. Đây có thể là tiêu chí của các công ty dược, trang thiết bị khi tiếp cận và hỗ trợ bác sĩ tại Việt Nam. Bởi họ thường tìm cách tiếp xúc trực tiếp với bác sĩ đang thực hành lâm sàng để tìm kiếm sự hợp tác, với mục đích hiệu quả kinh tế cao nhất.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm bác sĩ dưới 10 năm kinh nghiệm có tỷ lệ nhận “quà” liên quan đến việc kê đơn thuốc cao nhất chiếm 63,6%, trong khi nhóm có thâm niên trên 20 năm chỉ có 13,7%. Điều này có thể được lý giải theo quan niệm về giá trị nghề nghiệp của các nhóm tuổi có sự khác nhau. Nhóm bác sĩ dưới 10 năm kinh nghiệm thường ở độ tuổi đang mong muốn khẳng định vị trí, sự thành đạt của mình thông qua những giá trị vật chất. Còn nhóm có thâm niên trong nghề cao thì lại chú trọng những giá trị về tinh thần, hoặc giá trị quản lý. Nhóm bác sĩ nam có tỷ lệ nhận hỗ trợ tham gia các khóa học, tham dự hội thảo, các buổi nói chuyện, cố vấn khoa học...cao hơn nữ. Các chuyên khoa Nội, Ngoại/sản, Nhi và chuyên khoa khác

61

có tỷ lệ nhận hỗ trợ cao trên 2 lần so với chuyên khoa răng hàm mặt. Trong đó, chuyên khoa nội, ngoại, sản nhận quà tặng từ việc kê đơn thuốc cao hơn 5 lần so với chuyên khoa răng hàm mặt. Kết quả này phản ánh đúng đặc điểm của ngành y bởi đó là những chuyên khoa chính, có số lượng bệnh nhân lớn trong thực hành lâm sàng. Việc nhận hỗ trợ của các công ty dược/trang thiết bị cũng tăng dần theo học hàm, học vị của bác sĩ. Tỷ lệ nhận hỗ trợ từ hãng dược, công ty trang thiết bị y tế nhiều nhất là nhóm tiến sĩ, chủ yếu thông qua thù lao các buổi nói chuyện, thù lao tham gia vào ban cố vấn khoa học và hỗ trợ chi phí tham dự hội thảo. Điều này cho thấy, khi học vị càng cao thì uy tín của nhóm bác sĩ này với người dân và ảnh hưởng tới các hãng dược, công ty trang thiết bị y tế càng lớn.

Theo Rothman và cộng sự, ở Hoa Kỳ, vai trò của các hiệp hội chuyên môn y khoa (PMAs) rất lớn, nên các hãng dược và công ty trang thiết bị y tế thường hỗ trợ bác sĩ thông qua các hiệp hội này. Tên của các hãng dược hoặc công ty trang thiết bị y tế được dấu kín khi tặng quà hay học bổng, hỗ trợ các sự kiện...nhằm mục đích không tạo gánh nặng trách nhiệm, nghĩa vụ lên bác sĩ khi ra quyết định chuyên môn [43, tr 1367-1372]. Đây có thể được coi là một những giải pháp hạn chế sự “hợp tác” giữa thầy thuốc và các hãng dược, công ty trang thiết bị y tế, nhằm đảm bảo sự khách quan khi hành nghề của thầy thuốc và quyền lợi cho bệnh nhân.

Một phần của tài liệu Y đức của người thầy thuốc ở bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)