Thực trạng nhận thức về giá trị nghề y

Một phần của tài liệu Y đức của người thầy thuốc ở bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 53)

Từ xưa đến nay, nghề y luôn được nhìn nhận là một trong những nghề cao quí nhất trong xã hội. Điều này được minh chứng qua sự nhìn nhận từ phía cộng đồng với nghề. Trước đây, trong xã hội luôn coi “Nhất y, nhì dược”, còn hiện nay, tỉ lệ học sinh phổ thông trung học hàng năm thi vào các trường chuyên ngành y rất cao và điểm đầu vào của các trường y luôn ở tốp dẫn đầu.

Người thầy thuốc trong xã hội luôn phải đảm đương hai chức năng: chức năng của người khám, chữa bệnh và chức năng của việc thực hành nghề nghiệp. Để đảm đương được chức năng khám, chữa bệnh thì người thầy thuốc phải có kỹ năng chuyên môn tốt, để đảm bảo được chức năng nghề nghiệp, người thầy thuốc cần làm việc trong nhóm và tuân thủ các quy định nghề nghiệp. Tuy nhiên, hai chức năng này không tách rời mà liên hệ, giao nhau ở điểm chung là y đức, trách nhiệm nghề nghiệp, và những cam kết với nghề. Vai trò nào chiếm ưu thế sẽ phụ thuộc vào sự thay đổi chính sách kinh tế, xã hội và an sinh xã hội của từng thời kỳ, từng quốc gia.

Ở Việt Nam, từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những thành tựu nổi bật, thì mặt trái của nền kinh tế ấy và những tác động của nó đang trở thành mối lo ngại của toàn xã hội. Nghề y dù là một trong nghề có truyền thống lâu đời nhất, cũng không tránh khỏi sự tác động này. Trước đây, vai trò chủ yếu của người thầy thuốc là chữa bệnh cứu người, hầu như không ai tính đến việc cần phải chi trả cho người thầy thuốc thế nào là hợp lý, là tương xứng với công sức họ bỏ ra. Nên

50

thù lao cho người thầy thuốc thường được qui đổi ra những sản vật như lúa, ngô, khoai, sắn, hoa quả, gia cầm…Đổi mới kinh tế – chính trị đã dẫn đến sự chuyển dịch vai trò của người thầy thuốc từ vai trò chữa bệnh là chủ yếu sang vai trò nghề nghiệp. Từ đó, quan niệm về giá trị của nghề y và trách nhiệm, nghĩa vụ của người thầy thuốc cũng có sự thay đổi rõ rệt.

Có nhiều hướng nghiên cứu và cách hiểu khác nhau về giá trị nghề nghiệp. Giá trị nghề nghiệp là sự đánh giá của xã hội đối với nghề nghiệp [22]. Một số tiêu chí về giá trị nghề nghiệp thường được đề cập đến như: các chuẩn mực, nguyên tắc, các đặc điểm, các vị trí của nghề, những yêu cầu về đạo đức, tài năng của những người hành nghề, những lợi ích mà nghề đó đem lại cho cá nhân, cho xã hội, những yêu cầu của xã hội đối với nghề đó. Tuy nhiên, chúng ta có thể xem xét giá trị nghề dưới ba góc độ:

-Sự đánh giá của xã hội về nghề: vai trò, vị trí của nghề đối với xã hội, đặc điểm của nghề

-Sự đòi hỏi của nghề đó đối với những người hành nghề: phẩm chất, năng lực, các chuẩn mực, các quy định…

-Ý nghĩa của nghề nghiệp đối với những người hành nghề: đó chính là các giá trị cá nhân [15].

Cũng như những giá trị khác, giá trị nghề nghiệp không phải là bất biến, mà luôn thay đổi cùng với sự thay đổi của xã hội và sự phát triển của cá nhân. Khi nghề nghiệp nào đó càng phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế - văn hóa của xã hội thì giá trị của nghề nghiệp đó sẽ càng cao. Đối với mỗi cá nhân cũng vậy, trong mỗi một giai đoạn phát triển của mình, nghề nghiệp hoặc một mặt nào đó của nghề nghiệp là có giá trị đối với cá nhân, nhưng sang giai đoạn khác thì nó lại không có giá trị, hoặc mức độ quan trọng của các giá trị sẽ thay đổi.

51

dụ, một nghiên cứu ở Anh (Borgstrom, 2010) nhấn mạnh sự thay đổi các giá trị nghề nghiệp trong thực hành y khoa ở Anh Quốc bằng cách phân biệt giữa:

- Quan niệm cũ nhấn mạnh các giá trị như: giữ khoảng cách, bác sỹ biết rõ hơn và chăm sóc cho người bệnh, hạn chế giao tiếp với người bệnh và coi trọng nguyên lý lòng nhân ái.

- Quan niệm mới nhấn mạnh các giá trị như: sự cảm thông, sự gắn bó về mặt tinh thần, thông tin trao đổi cởi mở, lấy người bệnh làm trung tâm và coi trọng nguyên lý tôn trọng quyền tự quyết của người bệnh [39, tr 1330-1336].

Còn theo nghiên cứu của Phạm Phương Thảo [22], năm giá trị được xem như là dấu hiệu đặc trưng cho định hướng giá trị về nghề thầy thuốc:

- Nghề phải học và rèn luyện liên tục

- Nghề có đặc trưng: khoa học kết hợp với lòng nhân ái - Nghề cần thiết cho xã hội

- Nghề đòi hỏi rất cao về đạo đức - Nghề có thể giúp ích cho nhiều người

Giá trị nghề y, theo Paul Hartung, là những giá trị giúp cá nhân và cộng đồng bác sĩ trả lời câu hỏi: “Những thực hành trong công việc y khoa của tôi có ý nghĩa với cá nhân tôi và có làm tôi hài lòng không?”. Vì vậy, ông chia giá trị nghề nghiệp ra thành sáu nhóm như sau:

- Các giá trị nghề nghiệp liên quan đến sự danh giá: những giá trị thuộc nhóm này nhấn mạnh mong muốn thành đạt về chuyên môn, được đồng nghiệp ngưỡng mộ, có vị thệ cao trong giới y khoa.

- Giá trị về sự phục vụ: nhấn mạnh mong muốn được chăm sóc, quan tâm đến an sinh của người khác, không kể đến tiền bạc hay các phần thưởng khác.

52

lập, một mức độ tự do nhất định và khả năng tự kiểm soát trong các quyết định hành nghề của mình.

- Giá trị về đời sống cá nhân: nhấn mạnh mong muốn có một đời sống cá nhân cân bằng giữa công việc và đời sống cá nhân, gia đình; coi trọng những công việc có thể kiểm soát được về thời gian và không có quá nhiều sức ép, trách nhiệm và sự thay đổi.

- Giá trị về quản lý: nhấn mạnh mong muốn được có trách nhiệm với nhân viên, cũng như có quyền uy để quản lý, giám sát họ.

- Giá trị theo đuổi con đường khoa học: nhấn mạnh mong muốn được gắn bó chặt chẽ với các công việc liên quan đến nghiên cứu và học thuật chứ không chỉ thực hành nghề nghiệp đơn thuần [48, tr 309-320].

Hiện nay, nước ta đã có khá nhiều nghiên cứu về vấn đề y đức, tuy nhiên có rất ít nghiên cứu đề cập đến sự nhìn nhận, đánh giá về nghề y từ chính đội ngũ bác sĩ đang thực hành lâm sàng. Nghiên cứu của Bộ môn Y đức – Y xã hội học, trường Đại học Y Hà Nội về “Thái độ, thực hành của bác sỹ lâm sàng Việt Nam về y nghiệp” năm 2011, được tiến hành tại ba thành phố Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh với trên tổng số hơn 1000 bác sĩ đã thu được nhiều kết quả đáng chú ý.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy hầu hết các bác sĩ đến và gắn bó với nghề y bởi lí do họ yêu nghề và nghề y mang lại nhiều giá trị tinh thần trong cuộc sống. Hai nhóm giá trị nghề nghiệp được các bác sĩ lâm sàng đồng tình cao nhất là nhóm giá trị liên quan đến chuyên môn, sự danh giá của nghề và nhóm giá trị được phục vụ người bệnh, nghề y mang lại nhiều mối quan hệ xã hội. Trên 90% bác sĩ tham gia nghiên cứu đều cho rằng, điều quan trọng trong nghề nghiệp hiện tại là được đi sâu vào lĩnh vực chuyên môn, cũng như được chữa bệnh cho người nghèo, người yếu thế trong xã hội. Đặc biệt là có tới trên 90% bác sĩ đồng ý với việc “điều quan trọng trong công việc hiện nay là tích

53

phúc, tích đức cho con cháu hay là chỗ dựa cho người thân, bạn bè khi cần sự giúp đỡ về chăm sóc sức khỏe”. Nội dung này không được đề cập đến trong các thang đo giá trị của các nhà nghiên cứu phương Tây, bởi đây được coi là đặc điểm văn hóa phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, cũng như phản ánh được thực tế của hệ thống chăm sóc y tế Việt Nam.

Khi người bệnh phải trả tiền cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo những quy định cụ thể, thì thầy thuốc còn đóng vai trò là người cung cấp dịch vụ y tế và phải đối diện với nhiều thách thức như: sự nhìn nhận của xã hội về ngành y có nhiều thay đổi, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân tăng cao, sự tác động của nền kinh tế thị trường, chính sách chi trả thù lao...Vậy vấn đề trách nhiệm, nghĩa vụ của thầy thuốc đối với người bệnh sẽ ra sao? Nếu trước đây, người thầy thuốc có vai trò quyết định toàn bộ quá trình khám, điều trị, chăm sóc thì ngày nay, bệnh nhân cũng có quyền tham gia và đưa ra quyết định phù hợp nhất với bản thân. Nói cách khác, sự tự chủ của thầy thuốc ngày nay đã bị giới hạn, do quyền của người bệnh ngày càng được nâng lên.

Trách nhiệm và nghĩa vụ của thầy thuốc với người bệnh và với xã hội được Hội Nội khoa Hoa Kỳ đề cập đến cách đây vài thập kỷ dưới dạng các cam kết, và cho đến nay, nhiều Hội y khoa trên thế giới vẫn sử dụng những cam kết này trong đào tạo, nghiên cứu, đánh giá việc thực hành của bác sỹ, cũng như để cấp chứng chỉ hành nghề.

- Cam kết về năng lực chuyên môn: các bác sĩ phải cam kết học tập suốt đời và có trách nhiệm trau dồi kiến thức y khoa và lâm sàng cũng như các kỹ năng nhóm cần thiết cho việc chăm sóc có chất lượng.

- Cam kết tôn trọng/thành thật với người bệnh: phải đảm bảo người bệnh được thông tin về tình trạng bệnh, các liệu pháp điều trị...một cách đầy đủ, chính xác nhất. Điều này không có nghĩa bệnh nhân được tham gia vào tất cả các quyết định của bác sĩ trong mọi thời điểm, tuy nhiên, bệnh nhân cần

54

được quyết định lựa chọn những liệu pháp điều trị phù hợp. Và bất cứ khi nào có những rủi ro hy khoa xảy ra, thì họ được quyền thông báo đầy đủ, bởi nếu không, niềm tin của người bệnh và xã hội đối với ngành y sẽ bị tổn thương nghiêm trọng.

- Cam kết về bảo mật thông tin cho bệnh nhân: người bệnh có quyền được giữ bí mật những thông tin cá nhân trong quá trình khám và chăm sóc sức khỏe. Để có được lòng tin và sự tín nhiệm của họ, thầy thuốc cần áp dụng những biện pháp bảo mật phù hợp.

- Cam kết duy trì quan hệ đúng mực với người bệnh: khi có bệnh, con người dễ trở nên yếu đuối, dễ bị tổn thương, tuyệt vọng. Vì vậy, trong mối quan hệ giữa thầy thuốc – bệnh nhân, cần tuyệt đối không được lợi dụng bệnh nhân vì lợi ích tài chính, tình dục hay bất kỳ lí do cá nhân khác.

- Cam kết nâng cao chất lượng chăm sóc: thầy thuốc cần cống hiến cho việc không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc y tế, giảm thiểu sai sót y khoa, nâng cao an toàn cho người bệnh...

- Cam kết tăng cường khả năng tiếp cận y tế: mục tiêu của tất cả các hệ thống y tế là đạt được sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe, phá vỡ những rào cản về xã hội, giáo dục, địa lý, tài chính...dẫn đến việc không công bằng trong khả năng tiếp cận dịch vụ y tế.

- Cam kết phân bổ nguồn lực có hạn một cách hợp lý: thầy thuốc phải cam kết cung cấp, phân bổ các nguồn lực có hạn (ví dụ các nguyên liệu hiếm: máu, vacxin...) một cách công bằng, hợp lý.

- Cam kết học hỏi kiến thức chuyên ngành, khoa học: các bác sĩ cần có trách nhiệm thực hiện đúng trách nhiệm chuyên môn, đồng thời cập nhật và ứng dụng phù hợp những tri thức khoa học mới.

55

bác sĩ và người bệnh thể hiện qua mối liên hệ của bác sĩ với các công ty dược phẩm, trang thiết bị y tế, các công ty bảo hiểm. Các bác sĩ có trách nhiệm thừa nhân, tiết lộ với công chúng cũng như giải quyết các xung đột lợi ích nảy sinh trong quá trình hành nghề.

- Cam kết các trách nhiệm nghề nghiệp khác: là một thành viên của nghề, các bác sĩ cần phối hợp làm việc để chăm sóc bệnh nhân, đặt lợi ích của bệnh nhân lên cao nhất. Đồng thời phải thực hiện nguyên lý tôn trọng đồng nghiệp, và tham gia vào các quá trình tự học tập, nghiên cứu khoa học, có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội...

Một phần của tài liệu Y đức của người thầy thuốc ở bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)