Giá trị thông tin của tài liệu lưu trữ

Một phần của tài liệu Tổ chức sử dụng tài liệu tại lưu trữ lịch sử tỉnh Đồng Nai (Trang 31)

7. Bố cục của đề tài

1.3.2. Giá trị thông tin của tài liệu lưu trữ

Tài liệu đƣợc lƣu trữ ở kho lƣu trữ lịch sử của tỉnh đã phản ánh toàn diện các hoạt động xã hội ở các thành, thị, huyện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai qua nhiều thời kỳ. Ví dụ nhƣ: Hồ sơ của cán bộ tập kết nay xin về tỉnh Bà Rịa- Long Khánh công tác năm 1975; Báo cáo công tác đào tạo và tổ chức của cán bộ Ban công nghiệp khi Đông Nam bộ; hồ sơ bàn giao tài sản của một số nhà máy thuộc khu công nghiệp Biên Hòa; tài liệu về Nhà máy thủy điện Trị An, quốc lô ̣ 1A, quốc lô ̣ 20, quốc lô ̣ 5; tuyến đƣờng sắt Bắc - Nam; tài liệu về xây dựng chính sách văn hóa- xã hội...Tài liệu lƣu trữ bảo quản ở Lƣu trữ lịch sử

27

tỉnh Đồng Nai có ý nghĩa quan trọng với hoạt động quản lý và nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, tài liệu đƣợc lƣu trữ tại kho lƣu trữ lịch sử tỉnh Đồng Nai để khai thác, sử dụng phục vụ cho các hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, ngƣời dân trong tỉnh khi có nhu cầu tìm kiếm thông tin từ nguồn tài liệu lƣu trữ lịch sử của tỉnh. Bởi vậy, tài liệu lƣu trữ của tỉnh có ý nghĩa về chính trị, kinh tế, kỹ thuật, văn hóa - xã hội…

-Về chính trị:

Tài liệu đang bảo quản tại kho lƣu trữ của tỉnh Đồng Nai chủ yếu đƣợc hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan lãnh đạo, quản lý chủ chốt ở địa phƣơng. Vì vậy các Phông lƣu trữ có nhiều loại tài liệu phản ánh về chủ trƣơng đƣờng lối chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và của tỉnh Đồng Nai. Ví dụ các văn bản của của Trung ƣơng Đảng, Quốc hội, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội, Chủ tịch nƣớc, Chính phủ, các Bộ, Ban, Ngành. Đây là những văn bản quan trọng, phản ánh các chủ trƣơng và chính sách lớn của Đảng, Nhà nƣớc để giúp các nhà lãnh đạo chính quyền của tỉnh quản lý, điều hành các mặt hoạt động trong nội bộ tỉnh theo chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Ví dụ tại lƣu trữ của tỉnh, ta có thể khai thác các nguồn tài liệu nhƣ: tài liệu về cuộc tiến công và nổi dậy Xuân Mậu thân năm 1968 góp phần buộc Mỹ ngồi vào bàn đàm phán Pa-ri, làm thất bại chiến lƣợc “Chiến tranh cục bộ” và từng bƣớc xuống thang chiến tranh; tài liệu về chống các thế lực phản cách mạng, lật đổ Nhà nƣớc…

Nhƣ vậy có thể thấy đƣợc giá trị của tài liệu tại Lƣu trữ lịch sử trong việc cung cấp đầy đủ thông tin có giá trị về những chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc mà các lãnh đạo chính quyền của tỉnh cần nắm vững, triển khai và cụ thể hóa đƣờng lối, chính sách trong toàn tỉnh.

28

Hiện các phông đang lƣu trữ và bảo quản tại Lƣu trữ lịch sử của tỉnh gồm nhiều tài liệu phản ánh về tình hình hoạt động kinh tế trong tỉnh Đồng Nai. Đây là tài liệu phản ánh chủ trƣơng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc cũng nhƣ của tỉnh Đồng Nai đề ra. Vì vậy, có thể nói tài liệu đang đƣợc lƣu trữ, bảo quản ở kho lƣu trữ lịch sử của tỉnh có tác dụng về mặt kinh tế khi chúng đƣợc khai thác, sử dụng và phát huy tác dụng phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc của nhân dân. Đồng thời, nguồn thông tin từ tài liệu này giúp ngƣời dân tỉnh Đồng Nai nghiên cứu khai thác sử dụng để nắm đƣợc chế độ, chính sách, các mặt tích cực, tiêu cực trong hoạt động kinh tế, từ đó đƣa ra các biện pháp hiệu quả cho việc phát triển kinh tế của tỉnh. Ví dụ nhƣ: một số hồ sơ tài liệu phản ánh tình hình kinh tế của Đồng Nai trong những năm 80, 90 của thế kỷ XX khi còn nằm trong vùng tam giác kinh tế phía Nam, tài liệu về Nhà máy thủy điện Trị An, quốc lô ̣ 1A, quốc lô ̣ 20, quốc lô ̣ 5; tuyến đƣờng sắt Bắc - Nam... Nó là những tài liệu lƣu trữ phản ảnh đƣợc các hoạt động kinh tế của tỉnh Đồng Nai trong gần 40 năm qua.

- Về khoa học – kỹ thuật

Lƣu trữ lịch sử tỉnh Đồng Nai hiện đang bảo quản nhiều tài liệu thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Ví dụ nhƣ: các hồ sơ tài liệu về các công trình giao thông, thủy lợi, nông nghiệp, các đề tài khoa học, các hồ sơ điều tra về địa chính, địa chất…Vì vậy, có thể nói đây là những nguồn tài liệu chứa đựng nhiều thông tin có giá trị về mặt khoa học kỹ thuật. Nghiên cứu, khai thác sử dụng loại tài liệu này có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá các công trình đã xây dựng, đồng thời cũng kế thừa những kinh nghiệm để cải tiến các công trình mới. Cũng từ những nguồn thông tin này, giúp tỉnh Đồng Nai có thể sửa chữa, bảo trì, tu bổ và cải tiến công trình xây dựng dựa trên những bản vẽ, những sơ đồ của các công trình đó. Ví dụ nhƣ: bản vẽ công trình thủy điện Nhà máy Trị An năm 1984 đƣợc khai thác để sửa chữa và lắp đặt mới…

29

- Về văn hóa – xã hội

Tài liệu đang bảo quản ở Trung tâm lƣu trữ lịch sử tỉnh Đồng Nai phản ảnh mọi mặt của đời sống xã hội ở tỉnh Đồng Nai. Khai thác tài liệu tại đây có thể phục vụ nhiều mục đích khác nhau về lĩnh vực xây dựng văn hóa, đời sống xã hội của tỉnh. Ví dụ nhƣ: các tài liệu về xây dựng chính sách văn hóa- xã hội, tuyên truyền các hoạt động về văn hóa, xã hội cho mọi ngƣời dân sống tốt, sống lành mạnh, bổ ích.

Ngoài những ý nghĩa đã phân tích trên, tài liệu lƣu trữ tại đây còn mang nhiều ý nghĩa khác nhƣ về quốc phòng, an ninh, ngoại giao, pháp luật…

Đây chính là những nguồn tài liệu có ý nghĩa quan trọng đối với một xã hội đang trên đà phát triển khá phức tạp nhƣ hiện nay, khai thác những nguồn tài liệu này nhằm quản lý một xã hội ổn định, ngăn chặn đƣợc các tiêu cực và đẩy xa các tệ nạn xã hội.

Tiểu kết chƣơng 1

1. Về Tài liệu lƣu trữ: Nhƣ đã nêu ở trên, tài liệu lƣu trữ quốc gia là tài liệu có giá trị về chính trị, kinh tế, khoa học, lịch sử đƣợc hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, các đơn vị vũ trang nhân dân, các cá nhân, gia đình và dòng họ tiêu biểu. Chính vì vậy, TLLT có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối đối với mọi mặt của đời sống xã hội. Bởi vậy, tài liệu lƣu trữ là di sản quý báu của dân tộc mà trong đó chứa đựng nhiều thông tin trong quá khứ.

2. Về Công tác lƣu trữ có thể hiểu là toàn bộ các quy trình quản lý nhà nƣớc và quản lý nghiệp vụ lƣu trữ nhằm thu thập, bổ sung, bảo quản, bảo vệ an toàn và tổ chức sử dụng có hiệu quả TLLT. Công tác lƣu trữ với 6 nghiệp vụ chính nhƣ: Thu thập bổ sung, Chỉnh lý, Xác định giá trị tài liệu, Thống kê,

30

Bảo quản và cuối cùng là Tổ chức sử dụng tài liệu lƣu trữ, là mục đích cuối cùng của công tác lƣu trữ. Vì vậy, các khâu trên đều nhằm mục đích chung là sử dụng TLLT một cách có hiệu quả để phục vụ cho lợi ích chính đáng của ngƣời dân.

3. Lƣu trữ lịch sử: trong phần này tác giả làm rõ lƣu trữ lịch sử của Đảng và lƣu trữ lịch sử của Nhà nƣớc ở cấp tỉnh để làm sáng rõ hơn phạm vi nghiên cứu của vấn đề khi tìm hiểu về tổ chức sử dụng tài liệu tại Lƣu trữ lịch sử nhà nƣớc cấp tỉnh tại Đồng Nai.

Nhƣ vậy, tài liệu lƣu trữ quốc gia là tài liệu có giá trị về chính trị, kinh tế, khoa học, lịch sử đƣợc hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, các đơn vị vũ trang nhân dân, các cá nhân, gia đình và dòng họ tiêu biểu. Chính vì vậy, tài liêu lƣu trữ nói chung và tài liệu lƣu trữ tại tỉnh Đồng Nai nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối đối với mọi mặt của đời sống xã hội từ chính trị, kinh tế, khoa học-kỹ thuật đến văn hóa-xã hội. Để tiếp tục phát huy giá trị sử dụng tài liệu lƣu trữ tại lƣu trữ lịch sử của tỉnh Đồng Nai cần tiếp tục làm tốt hơn công tác lƣu trữ của tỉnh, đặc biệt là khâu khai thác, tổ chức sử dụng tài liệu một cách khoa học và có hiệu quả. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc và các tổ chức chính trị xã hội tại tỉnh Đồng Nai.

31 Chƣơng 2:

TÌNH HÌNH TỔ CHỨC SỬ DỤNG TÀI LIỆU TẠI LƢU TRỮ LỊCH SỬ TỈNH ĐỒNG NAI - THÀNH QUẢ VÀ HẠN CHẾ

Một phần của tài liệu Tổ chức sử dụng tài liệu tại lưu trữ lịch sử tỉnh Đồng Nai (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)