Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá việc sử dụng tobramycin tại khoa điều trị tích cực bệnh viện bạch mai thông qua theo dõi nồng độ thuốc trong huyết thanh (Trang 25)

3.1.1. Tuổi và giới của các bệnh nhân trong nghiên cứu

Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới được thể hiện bảng 3.1.

Bảng 3.1: Tuổi và giới của bệnh nhân

Số lượng bn Tỉ lệ % Tuổi <30 3 10,3 3 1 -4 5 1 ■ 3,4 4 6 -6 0 13 44,8 >60 12 41,4 Tổng 29 100% Giới Nam 17 58,6 Nữ 12 41,4 1 Tổng 29 100% Nhân xét:

Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy trong nghiên cứu của chúng tơi, tỉ lệ nam giới (58,6%) gặp nhiều hơn nữ giới (41,9%) tuy nhiên sự khác biệt giữa nam và nữ khơng cĩ ý nghĩa thống kê.

Về độ tuổi gặp trong nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân từ 46-60 là cao nhất (44,8%) sau đĩ đến các bệnh nhân từ 61 tuổi trở lên (41,4%). Tỉ lệ này phù hợp với độ tuổi chung của các bệnh nhân tại khoa ĐTTC. Tỉ lệ các bệnh nhân

nhỏ hơn 30 tuổi chiếm 13,7%.

3.1.2. Phân bơ bệnh nhân theo hệ sơ thanh thải creatinin (CLc

CLcr là một thơng số đánh giá chức năng thận quan trọng giúp các bác sỹ hiệu chỉnh liều đối với nhĩm aminosid vì đây là nhĩm thuốc thải trừ chủ yếu qua thận dưới dạng cịn hoạt tính và gây độc với thận.

Chúng tơi tính CLcr của tất cả bệnh nhân theo cơng thức của Cockroft và Gault và phân nhĩm bệnh nhân theo khoảng Clcr dùng để hiệu chỉnh liều tobramycin cho bệnh nhân suy thận theo hưĩfng dẫn của Sanford về chế độ liều 1 lần/ngày. Phân bố bệnh nhân theo Clcr như sau:

Bảng 3.2: Phân bố bệnh nhân theo hệ số thanh thải creatinin

CL creatinin (ml/phút) Số lượng bn Tỉ lệ % >80 5 17,2 60-80 4 13,8 40 - < 60 9 31,0 30 - < 40 4 13,8 <30 7 24,1 Tổng 29 100% 13.8 24.1 13.8 □ CLcr; > 80 mL/phút □ CLcr: 60-80 mL/phút □ CLcr: 40-60 mL/phút □ CLcr: 30-40 lĩiL/phút ■ CLcr: <30 mL/phút

Hình 3.1. Phân bố bệnh nhân theo Clcr

Nhân xét:

Bảng 3.2 và hình 3.1 cho thấy cĩ đến 82,8% bệnh nhân cĩ CLcr < 80 mL/phút, là các bệnh nhân cần cân nhắc hiệu chỉnh liều tobramycin. Trong đĩ số bệnh nhân cĩ CLcr trong khoảng từ 40-60 mL/phút chiếm tỉ lệ lớn nhất (31%), sau đĩ đến các bệnh nhân cĩ CLcr < 30 mL/phút (24,1%).

3.1.3. Bệnh nhiễm khuẩn gặp trong nghiên cứu

Tobramycin thường được chỉ định trong nhiều trường hcfp nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn Gram (-). Tỉ lệ các loại nhiễm khuẩn gặp trong nghiên cứu được thể hiện qua bảng 3.3.

Bảng 3.3. Tỉ lệ các loại nhiễm khuẩn gặp trong nghiên cứu

r Loại nhiễm khuẩn Sơ lượng bệnh nhân Tỉ lệ %

Viêm phổi 17 58,6

Nhiễm khuẩn huyết 4 13,8

Viêm tuỵ cấp 2 6,9

Nhiễm khuẩn tiết niệu 2 6,9 Cĩ biểu hiện nhiễm khuẩn bệnh viện 4 13,8

Tổng 29 100%

Nhân xét:

Bảng 3.3 cho thấy 100% bệnh nhân đuợc chỉ định tobramycin với mục đích điều trị khi bị nhiễm khuẩn hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn do vi khuẩn ưa khí Gram âm. Trong đĩ viêm phổi được chỉ định sử dụng tobramycin nhiều nhất, tỉ lệ gặp trong nghiên cứu là 17 bệnh nhân, chiếm 58,6% sau đĩ đến nhiễm khuẩn huyết (13,8%). Nhiễm khuẩn tiết niệu và viêm tuỵ cấp chiếm tỉ lệ thấp (6,9%). Ngồi các trường hợp chẩn đốn rõ loại nhiễm khuẩn, cĩ 13,8% số bệnh nhân được dùng tobramycin khi cĩ biểu hiện nhiễm khuẩn bệnh viện (tỉ lệ bạch cầu, CRP cao, bệnh nhân sốt và nhập viện sau 48 giờ).

nhân tại khoa ĐTTC phải thở máy, mở khí quản, đặt ống thơng tĩnh mạch trung tâm và đặt ống thơng bàng quang. Ngồi ra, cịn do hệ thống phịng vệ của cơ thể bị suy giảm và bệnh nhân hít phải các chất tiết ra từ đờm, rãi.

Như vậy, chỉ định sử dụng tobramycin cho các trường hợp nhiễm khuẩn hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn do vi khuẩn Gram (-) là hồn tồn họỉp lý.

3.1.5. Các bệnh chính mắc kèm

Trong nghiên cứu của chúng tơi, các bệnh nhân thường bị nhiễm khuẩn trên nền các bệnh sau :

- tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp

- đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, phù phổi cấp, hội chứng suy hơ hấp cấp tiến triển, hội chứng viêm đa rễ thần kinh cấp.

- đái tháo đường, dị ứng thuốc, ung thư gan, suy thận

Các bệnh nhân cĩ thể mắc 1 hay nhiều bệnh và đa số bệnh nhân phải thở máy cũng như tiến hành các thủ thuật xâm lấn nên nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện rất cao.

3.1.6. Xét nghiệm vi khuẩn

Trong tổng số 29 bệnh nhân nghiên cứu, cĩ 23 bệnh nhân được làm xét nghiệm vi khuẩn trong quá trình điều trị bằng tobramycin, chiếm 79,3%. Trong số đĩ, 69,6% cho kết quả dương tính (16 bệnh nhân) và 30,4% cho kết quả âm tính.

Với kết quả phân lập được, tỉ lệ vi khuẩn Gr (+) và Gr (-) gặp trong nghiên cứu như sau:

Bảng 3.4: Tỉ lệ vi khuẩn Gr (-) vàGr (+) phân lập được

Loại vi khuẩn Số lượng Tỉ lệ %

Vi khuẩn Gr (-) 18 94,7 Vi khuẩn Gr (+) 1 5,3

Tổng 19 100%

Nhân xét:

Kết quả phân lập vi khuẩn từ dịch cấy đờm, cấy máu, cấy nước tiểu hoặc cấy đầu ống thơng tĩnh mạch trung tâm (catheter) cho thấy: vi khuẩn Gram (-) chiếm ưu thế 94,7 %. Kết quả này hồn tồn phù hợp với chỉ định sử dụng tobramycin của bác sỹ vì tobramycin là kháng sinh nhĩm aminosid đặc trị cho các vi khuẩn Gram (-) ưa khí.

Tỉ lệ từng loại vi khuẩn gặp trong nghiên cứu là:

Bảng 3.5: Vi khuẩn phân lập trong nghiên cứu

Vi khuẩn gây bệnh Số lượng bn (n=16) Tỉ Iệ%

A. baumanii 8 50,0 K. pneumoniae 3 18,8 p. aeruginosa 3 18,8 E. coli 2 12,5 c. albicans 1 6,3 A. junii 1 6,3 S. aureus 1 6,3 Nhân xét:

Bảng 3.5 cho thấy, cĩ đến 87,6% vi khuẩn phân lập được là các vi khuẩn Gram (-) đa kháng thuốc hay gặp ở bệnh viện trong đĩ hay gặp nhất là

Acinetobacter baumanỉi (50%), sau đĩ đến Pseudomonas aeruginosa

(18,8%), Klebsiella pneumoniae (18,8%). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Giang Thục Anh về tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện ở khoa ĐTTC năm 2004 [1].

Một phần của tài liệu Đánh giá việc sử dụng tobramycin tại khoa điều trị tích cực bệnh viện bạch mai thông qua theo dõi nồng độ thuốc trong huyết thanh (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)