Quy trình nghiệp vụ cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng và nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt chi nhánh hà nội (Trang 46)

Giới thiệu sp, hướng dẫn KH lập HS vay vốn

Tiếp nhận, kiểm tra HS vay vốn, thẩm định thông

tin khách hàng Thông báo từ

chối cho vay

Kiểm soát

Ký duyệt

Soạn thảo HĐTD, HĐ bảo đảm tiền vay…

Ký kết hợp đồng

Nhập dữ liệu

Hạch toán và giải ngân

Theo dõi việc sử dụng khoản vay Gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và tất toán khoản vay Từ chối Không duyệt Đồng ý Duyệt

2.2.3. Tình hình cho vay tiêu dùng tại NHTM cổ phần bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Hà Nội

 Doanh số CVTD và hệ số thu hồi nợ CVTD

Bảng 2.5: doanh số CVTD và hệ số thu hồi nợ CVTD

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Doanh số CVTD 289,1 401,28 462,37 Doanh số thu nợ CVTD 176,35 296,95 303,66 Dư nợ CVTD (cuối kỳ) 205,19 287,32 326,43 Hệ số thu hồi nợ (lần) 0,61 0,74 0,65

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng bưu điện Liên

Việt – chi nhánh Hà Nội 2009 - 2011)

- Doanh số CVTD

Nhìn vào bảng trên có thể thấy doanh số CVTD và doanh số thu hồi nợ CVTD đều tăng dần qua các năm. Năm 2009, một năm sau khi đi vào hoạt động, thời điểm nền kinh tế đang có dấu hiệu vực dậy sau khủng hoảng, chính phủ đã ban hành nhiều biện pháp để kích cầu, ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn nhưng với những cố gắng, nỗ lực của mình từng bước tạo dựng niềm tin với khách hàng, doanh số CVTD của ngân hàng đã đạt được con số khá ấn tượng 289,1 tỷ đồng. Năm 2010, với đà phát triển của mình, ngân hàng đã làm gia tăng doanh số CVTD lên mức 401,28 tỷ đồng, tăng 38,8% so với năm 2009. Đây là thành quả đáng nể không phải NHTM nào mới đi vào

hoạt động cũng làm được đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế năm 2010 có nhiều diễn biến phức tạp với những chiều hướng xấu với sự biến động khôn lường của lãi suất, tỷ giá, giá vàng. Tình hình kinh tế tiếp tục không mấy khả quan trong năm 2011 đã tác động rất lớn đến hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng bưu điện Liên Việt – CN Hà Nội nói riêng. Lạm phát lên cao, giá vàng biến đổi liên tục, lãi suất leo thang, chính sách tiền tệ thắt chặt được ban hành đã ảnh hưởng không nhỏ đến lĩnh vực tín dụng. Doanh số CVTD của ngân hàng năm 2011 chỉ đạt 462,37 tỷ đồng, tăng 15,22%. Mức tăng không cao nhưng điều này phù hợp với thực trạng nền kinh tế khi mà người dân e ngại vay tiêu dùng và nó thể hiện sự đảm bảo an toàn của ngân hàng khi hạn chế CVTD.

- Hệ số thu hồi nợ

Nhìn chung hệ số thu hồi nợ của ngân hàng từ năm 2009 đến 2011 không có sự biến động lớn và cũng không quá thấp. Năm 2009 hệ số thu hồi nợ là 0,61 lần; năm 2010 tăng lên là 0,74 lần và giảm xuống còn 0,65 lần vào năm 2011. Có thể thấy là ngân hàng đã chú trọng vào công tác đôn đốc thu hồi nợ. Hệ số thu hồi nợ CVTD của ngân hàng không được cao cũng là điều dễ hiểu vì nhiều khoản vay tiêu dùng là trung và dài hạn nên số nợ chưa đến thời hạn trả còn nhiều. Mặt khác, tình hình kinh tế những năm gần đây khó khăn làm thu nhập người dân giảm dẫn đến khả năng trả nợ cũng giảm sút.

Bảng 2.6: tốc độ tăng trưởng dư nợ CVTD

Chỉ tiêu

Năm 2010 so với 2009 Năm 2011 so với 2010 Chênh lệch số

tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ (%)

Chênh lệch số

tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ (%)

Dư nợ CVTD 82,13 40,06 39,11 13,61

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng bưu điện

Liên Việt – chi nhánh Hà Nội 2009 – 2011) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dư nợ CVTD của ngân hàng có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2010 dư nợ CVTD đạt 287,32 tỷ đồng, tăng 82,13 tỷ đồng so với năm 2009, tương ứng với 40,06%. Đây là một sự tăng trưởng mạnh mẽ đối với CVTD của ngân hàng, cho thấy được sự quan tâm của ngân hàng đến lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, lĩnh vực còn rất mới mẻ và nhiều tiềm năng phát triển. Với chính sách cho vay mềm dẻo, linh hoạt, những định hướng đúng đắn của ban lãnh đạo ngân hàng, dư nợ CVTD của ngân hàng tiếp tục có sự gia tăng vào năm 2011, đạt mức 326,43 tỷ đồng, tăng 39,11 tỷ đồng so với năm 2010, tương ứng với 13,61%. Mức tăng trưởng năm 2011 đã giảm sút so với năm 2010 một phần do tình hình kinh tế suy giảm, nhiều biến động, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt đối với lĩnh vực tiêu dùng, thêm vào đó là việc một phòng giao dịch tách ra thành chi nhánh mới đã làm cho dư nợ CVTD của ngân hàng giảm đi. Tốc độ tăng trưởng dư nợ CVTD đã thể hiện phần nào tiềm năng của ngân hàng trong lĩnh vực hoạt động này, do đó cần duy trì phát huy hơn nữa trong thời gian tới nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho ngân hàng mình.

Bảng 2.7: tỷ trọng dư nợ CVTD

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Dư nợ CVTD 205,19 287,32 326,43

Tổng dư nợ cho vay 1022,53 1506,41 1632,57 Tỷ trọng dư nợ

CVTD(%) 20,07 19,07 20

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng bưu điện Liên

Việt – chi nhánh Hà Nội 2009 – 2011)

Qua bảng số liệu có thể thấy CVTD chiếm một tỷ trọng tương đối trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Điều này chứng tỏ ngân hàng cũng đã có sự quan tâm nhất định đối với loại hình CVTD. Tỷ trọng dư nợ CVTD trong tổng dư nợ từ 2009 đến 2011 lần lượt là 20,07%; 19,07%; 20%. Như vậy tỷ trọng dư nợ CVTD gần như ổn định qua các năm. Tuy nhiên sự gia tăng dư nợ CVTD theo thời gian vẫn thể hiện được sự tăng trưởng của loại hình này.

 Cơ cấu dư nợ CVTD theo thời hạn vay

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 ST TT(%) ST TT(%) ST TT(%) Dư nợ CVTD ngắn hạn 64,63 31,5 99,76 34,72 105,08 32,19 Dư nợ CVTD trung-dài hạn 140,56 68,5 187,56 65,28 221,35 67,81 Tổng dư nợ CVTD 205,19 287,32 326,43

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng bưu điện Liên

Việt – chi nhánh Hà Nội 2009 – 2011)

Cùng với sự tăng trưởng của tổng dư nợ CVTD thì dư nợ CVTD ngắn hạn và trung – dài hạn đều có sự gia tăng dần qua các năm. Dựa vào cơ cấu CVTD theo thời hạn vay, ta thấy tại ngân hàng trong những năm vừa qua chủ yếu là cho vay trung – dài hạn, phần cho vay ngắn hạn thường chiếm một tỷ trọng nhỏ hơn trong dư nợ CVTD nhưng vẫn rất đáng kể. Điều này phản ánh đúng thực tế khi các sản phẩm CVTD được ưa chuộng đó là cho vay mua nhà và ô tô, đây lại là những khoản cho vay có thời gian tương đối dài. Cụ thể, năm 2009 dư nợ CVTD ngắn hạn là 64,63 tỷ đồng, chiếm 31,5% còn dư nợ CVTD trung – dài hạn là 140,56 tỷ đồng, chiếm 68,5%. Dư nợ CVTD trung – dài hạn tăng lên là 187,56 tỷ đồng vào năm 2010, chiếm 65,28% trong tổng dư nợ CVTD. Đến năm 2011, sự gia tăng dư nợ CVTD trung – dài hạn vẫn tiếp tục với con số 221,35 tỷ đồng, chiếm 67,81% trong khi dư nợ CVTD ngắn hạn chỉ là 105,08 tỷ đồng với tỷ trọng 32,19%. Nhìn chung tỷ trọng dư nợ CVTD ngắn hạn và trung – dài hạn trong tổng dư nợ CVTD của ngân hàng không có nhiều sự biến động theo thời gian.

Khai thác sản phẩm CVTD trung – dài hạn đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng. Ngân hàng có lợi nhuận cao hơn và ổn định hơn so với sản phẩm cho vay ngắn hạn do giá trị món vay lớn, thời gian cho vay dài, lãi suất cho vay cao hơn và chi phí cũng thấp hơn so với cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên, trong các khoản vay trung – dài hạn thì các khoản vay dài hạn thường chiếm một tỷ trọng rất nhỏ và nguyên nhân là do các khoản vay dài hạn có độ rủi ro rất cao, nhất là khi nguồn trả nợ không cùng nguồn với nguồn vay do đó sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố khách quan khác.

Biểu đồ 1: cơ cấu dư nợ CVTD theo thời hạn

Các món vay trung – dài hạn chủ yếu tập trung vào loại hình cho vay thế chấp tài sản, còn các món vay ngắn hạn lại chủ yếu là loại hình cho vay cầm cố giấy tờ có giá. Các khoản cho vay trung – dài hạn đòi hỏi ngân hàng phải có cơ cấu nguồn hợp lý, nguồn phải đủ lớn để đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường.

Bảng 2.9: Cơ cấu dư nợ CVTD theo mục đích

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

ST TT(%) ST TT(%) ST TT(%)

Cho vay mua, sửa chữa nhà 107,3 52,3 169,2 58,89 175,35 53,71 Cho vay mua ô tô 65,2 30,3 97,11 33,8 112,58 34,48

CVTD khác 32,69 17,4 21,01 7,31 38,5 11,81

Tổng dư nợ CVTD 205,19 287,32 326,43

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng bưu điện Liên

Việt – chi nhánh Hà Nội 2009 – 2011)

Hiện nay, ngân hàng cho vay chủ yếu đối với khách hàng có tài sản bảo đảm. Cho vay tín chấp được áp dụng đối với cán bộ công nhân viên trong ngân hàng và trong doanh nghiệp nhà nước được đánh giá là có thu nhập khá. Ở đây, sự tín chấp phải do cơ quan tổ chức đứng ra bảo lãnh cho khoản vay chứ không phải sự bảo lãnh của một tác nhân nào khác.

Dư nợ cho vay mua, sửa chữa nhà luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng dư nợ CVTD và không ngừng tăng lên. Thực tế này xuất phát từ nhu cầu tất yếu muốn ổn định cuộc sống của người dân. Hơn thế nữa, khi mà đời sống của người dân ngày một được cải thiện thì nhu cầu về nhà ở tiện nghi hơn, đẹp hơn, rộng hơn cũng tăng lên. Tuy nhiên việc sở hữu một căn hộ đối với phần lớn người dân có thu nhập trung bình và thấp ở những khu vực thành thị có giá cả nhà đất cao là không hề đơn giản. Do đó mà sản phẩm cho vay này rất thích hợp, đáp ứng được nhu cầu của nhiều người. Ta có thể thấy sự tăng

trưởng của loại hình cho vay này qua các con số. Năm 2009, dư nợ cho vay mua, sửa chữa nhà đạt 107,3 tỷ đồng, chiếm 52,3%. Bước sang năm 2010, con số này đã thay đổi đáng kể lên 169,2 tỷ đồng, chiếm 58,89%. Năm 2011 với sự đi xuống của ngành bất động sản, lãi suất cho vay leo thang, hàng loạt dự án bất động sản bị đóng băng, nhu cầu nhà đất của người dân cũng giảm sút tuy nhiên với những chính sách cho vay nhiều ưu đãi, hợp lý, ngân hàng vẫn đạt được dư nợ cho vay mua, sửa chữa nhà ở mức 175,35 tỷ đồng, chiếm 53,71%. Mặc dù mức tăng không lớn so với 2011 nhưng vẫn có sự tăng trưởng trong sản phẩm cho vay này. Đối với những sản phẩm cho vay mua nhà đất có tài sản thế chấp là nhà đất hình thành từ vốn vay, ngân hàng cần cân nhắc kỹ khi cho vay nhằm hạn chế rủi ro trong việc phát mãi tài sản thu hồi nợ vay khi khách hàng vi phạm hợp đồng vì tài sản thế chấp là nhà đất hình thành từ vốn vay tiềm ẩn rất nhiều rủi ro khi chất lượng hay giá cả thị trường giảm xuống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh sản phẩm cho vay mua, sửa chữa nhà thì hoạt động cho vay mua ô tô của ngân hàng đối với đối tượng là các cá nhân cũng đạt được sự tăng trưởng nhất định khi mà càng ngày nhu cầu đi lại bằng ô tô của người dân càng cao. Mặt khác, sự mở rộng của thị trường ô tô lắp ráp trong nước và ô tô nhập khẩu cùng với biểu thuế tuyệt đối cho các loại xe vào nước ta đã kích thích mong muốn sở hữu một chiếc ô tô phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Do đó, cho vay mua ô tô là một lĩnh vực đầu tư không thể bỏ lỡ của các ngân hàng, đây là một thị trường đầy tiềm năng. Thực tế hầu hết các hãng xe hơi hiện nay đều coi ngân hàng là đối tác chiến lược làm ăn của mình. Nếu năm 2009 dư nợ cho vay mua ô tô là 65,2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30,3% thì năm 2010 nó đã tăng lên một cách ngoạn mục với 97,11 tỷ đồng, chiếm 33,8%. Và dù có mức tăng không cao vào năm 2011 nhưng dư nợ cho

vay mua ô tô vẫn chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng dư nợ với mức 34,48%, đạt 112,58 tỷ đồng.

Các sản phẩm CVTD khác như cho vay cầm cố chứng khoán, cho vay du học, cho vay mua thẻ golf…chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ CVTD nhưng không kém phần quan trọng, các sản phẩm này cũng mang về cho ngân hàng một nguồn thu nhập nhất định. Dư nợ các sản phẩm CVTD khác từ năm 2009 đến năm 2011 lần lượt là 32,69 tỷ đồng, 21,01 tỷ đồng và 38,5 tỷ đồng.

Ta có thể thấy rõ cơ cấu và sự tăng trưởng dư nợ CVTD theo sản phẩm qua biểu đồ sau:

 Nợ quá hạn CVTD

Bảng 2.10: Nợ quá hạn CVTD

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Nợ quá hạn của ngân hàng 21,47 42,18 76,24

Nợ quá hạn CVTD 0,62 1,23 1,73

Tổng dư nợ 1022,53 1506,41 1632,57

Dư nợ CVTD 205,19 287,32 326,43

Tỷ lệ nợ quá hạn(%) 2,1 2,8 4,67

Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD(%) 0,58 0,67 0,8

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng bưu điện Liên

Việt– chi nhánh Hà Nội 2009 – 2011)

Nhìn chung nợ quá hạn CVTD của ngân hàng ở mức vừa phải. Năm 2009, nợ quá hạn CVTD là 0,62 tỷ đồng, chiếm 0,58% tổng dư nợ CVTD. Với mức 1,23 tỷ đồng năm 2010, tỷ lệ nợ quá hạn CVTD đã tăng lên 0,67%. Và sự gia tăng đó vẫn tiếp diễn vào năm 2011 với số nợ quá hạn CVTD là 1,73 tỷ đồng, chiếm 0,8% tổng dư nợ CVTD. Có sự gia tăng nợ quá hạn CVTD giai đoạn 2009 – 2011 là do nền kinh tế trong những năm gần đây có nhiều bất ổn, lạm phát gia tăng, giá vàng biến động liên tục, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán xuống dốc…tất cả đã tác động rất lớn đến thu nhập của người dân. Chính vì vậy mà khả năng trả nợ đúng hạn của người dân cũng giảm sút làm cho nợ quá hạn tăng lên. Tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn CVTD nói riêng và tỷ lệ nợ quá hạn nói chung của ngân hàng

vẫn ở mức chấp nhận được, có thể thấy việc kiểm soát, quản lý nợ của ngân hàng vẫn tốt.  Nợ xấu CVTD Bảng 2.11: Nợ xấu CVTD Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Nợ xấu của ngân hàng 23,21 35,4 68,73

Nợ xấu CVTD 4,98 5,77 8,94

Tổng dư nợ cho vay 1022,53 1506,41 1632,57

Dư nợ CVTD 205,19 287,32 326,43

Tỷ lệ nợ xấu (%) 2,27 2,35 4,21

Tỷ lệ nợ xấu CVTD (%) 2,43 2,01 2,74

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng bưu điện Liên

Việt – chi nhánh Hà Nội 2009 – 2011)

Đối với nợ xấu, nhìn một cách khách quan thì không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nợ xấu CVTD của ngân hàng gia tăng theo thời gian đòi hỏi ngân hàng cần quản lý chặt chẽ hơn các khoản nợ, có những biện pháp xử lý kịp thời các khoản nợ phát sinh, tăng cường khả năng đánh giá khách hàng chính xác hơn. Nợ xấu CVTD năm 2009 là 4,98 tỷ đồng, chiếm 2,43% tổng dư nợ CVTD. Năm 2010, cùng với sự tăng trưởng của dư nợ CVTD, nợ xấu cũng tăng lên là 5,77 tỷ đồng. Nhưng tỷ lệ nợ xấu CVTD lại giảm đi còn 2,01% cho thấy chất lượng tín dụng tiêu dùng của ngân hàng có dấu hiệu tốt hơn.

Mặc dù vậy, sang năm 2011, dưới sự ảnh hưởng chung từ các tác nhân của

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng và nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt chi nhánh hà nội (Trang 46)