Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Theo thời hạn 1.Ngắn hạn 820.45 80,23 1129,84 75 1206,87 73,92 2.Trung dài hạn 202,08 19,76 376,57 25 425,7 26,07
Theo đối tượng
1.Cá nhân 137,82 13,47 201,2 13,36 236,72 14,5 2.Tổ chức kinh
tế 884,71 86,53 1305,21 86,64 1395,85 85,5
Tổng dư nợ
cho vay 1022,53 1506,41 1632,57
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng bưu điện Liên
Việt – chi nhánh Hà Nội 2009 - 2011)
Chỉ tiêu 2010 so với 2009 2011 so với 2010 Chênh lệch(số tiền) Tỷ lệ(%) Chênh lệch(số tiền) Tỷ lệ(%) Ngắn hạn 309,39 37,7 77,03 6,82 Trung dài hạn 174,49 86,34 49,13 13,04
Tổng dư nợ cho vay 483,88 47,32 126,16 8,37
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng bưu điện Liên
Việt – chi nhánh Hà Nội 2009 - 2011)
Ngoài hoạt động huy động vốn thì cho vay vẫn là hoạt động chủ chốt của ngân hàng. Trong những năm gần đây, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng liên tục tăng lên trong bối cảnh nền kinh tế thường xuyên có nhiều biến động. Với những biện pháp cải cách phù hợp, mới mẻ, chính sách cho vay hấp dẫn, thông thoáng, sự sáng tạo đã góp phần nâng cao tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.
Nếu năm 2010, tổng dư nợ cho vay là 1506,41 tỷ đồng, so với năm 2009 đã tăng với con số ấn tượng là 483,88 tỷ đồng (tương ứng với 47,32%) thì trong năm 2011, ngân hàng tiếp tục phát huy thế mạnh với doanh số cho vay là 1632,57 tỷ đồng tăng 126,16 tỷ đồng so với năm 2010 (tương ứng với mức tăng trưởng là 8,37%). Mức tăng năm 2011 tuy không lớn như năm
2010 nhưng đó cũng là kết quả đáng khen đối với ngân hàng trong một năm đầy sóng gió như năm 2011.
Theo thời hạn vay, qua các năm chúng ta cũng có thể thấy được dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm ưu thế và có mức tăng trưởng mạnh hơn rõ rệt. Điều này thể hiện sự đầu tư cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn là chủ đạo. Tỷ trọng của dư nợ cho vay ngắn hạn lần lượt từ 2009 đến 2011 là: 80,23% ; 75% ; 73,92% ; tuy có biến động nhưng nhìn chung không đáng kể và vẫn ở mức cao.
Cùng với cho vay ngắn hạn thì cho vay trung dài hạn cũng không ngừng được mở rộng về qui mô nhưng vẫn chiếm 1 tỷ lệ nhỏ để đảm bảo an toàn vốn. Dư nợ cho vay trung dài hạn đã gia tăng từ 202,08 tỷ đồng vào năm 2009 lên 376,57 tỷ đồng vào năm 2011, với tốc độ tăng trưởng 86,34% năm 2010 và 13,04% năm 2011. Mức tăng trưởng này đã phần nào bị hạn chế trong những năm gần đây, khi nền kinh tế luôn luôn biến động khó lường với các chính sách thặt chặt tiền tệ của NHNN.
Bên cạnh cơ cấu theo đối tượng, theo kỳ hạn thì chất lượng tín dụng cũng luôn được quan tâm. Nợ quá hạn ở các năm chiếm bình quân là 2,1% trên tổng dư nợ, nợ xấu chiếm bình quân 2,3% trên tổng dư nợ. Đây là kết quả của việc luôn chú trọng đến công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tín dụng.