HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI VÀ SỰ HÌNH THÀNH XÃ HỘI TRẺ EM:

Một phần của tài liệu TLH tre em (Trang 27)

HỘI TRẺ EM:

Ở lứa tuổi mẫu giáo bé, hoạt động vui chơi của trẻ đã phát triển mạnh. Nhưng chỉ ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ, hoạt động vui chơi mới mang đầy đủ ý nghĩa của nó nhất. Có thể nói rằng hoạt động vui chơi

ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn phát triển tới mức hoàn thiện, được thể hiện ở những đặc điểm sau đây:

1. Trong hoạt động vui chơi, trẻ thể hiện rõ rệt tính tự lực, tựdo và chủ động. do và chủ động.

Tính tự lực, tự do của trẻ biểu hiện ở các điểm sau đây: Trong việc lựa chọn chủ đề và nội dung chơi: Do có ít nhiều vốn sống

nhờ tiếp xúc hằng ngày với thế giới đồ vật, giao tiếp rộng rãi với những người xung quanh tạo điều kiện cho trẻ tự do lựa chọn chủ đề

chơi và phản ánh vào vai chơi những mảng hiện thực mà mình quan tâm.

Trong việc lựa chọn bạn cùng chơi: Vào cuối tuổi mẫu giáo nhỡ và lớn, cá tính của trẻ đã bắt đầu bộc lộ rõ rệt, mỗi em có mỗi tính, mỗi

nết. Do đó trẻ cần phải lựa chọn bạn “ tâm đầu ý hợp” với mình. Trong việc tự do tham gia vào trò chơi nào mà mình thích và tự do rút ra khỏi những trò chơi mà mình đã chán: Khi tự nguyện tham gia vào các cuộc chơi thì trẻ chơi một cách say sưa, chơi hết mình, nhưng

khi đã chán thì cũng sẽ bỏ cuộc một cách nhẹ nhàng.

2. Trong hoạt động vui chơi, trẻ đã biết thiết lập những quanhệ rộng rãi và phong phú với các bạn cùng chơi: Một xã hội trẻ hệ rộng rãi và phong phú với các bạn cùng chơi: Một xã hội trẻ

em được hình thành.

Hoạt động vui chơi, mà đặc biệt là trò chơi ĐVTCĐ là loại hoạt động cùng nhau đầu tiên của trẻ em. Không có sự phối hợp với nhau giữa các thành viên thì không thành trò chơi. Ở lứa tuổi này, việc chơi của các em tương đối thành thạo và chơi với nhau trong nhóm bạn đã trở thành một nhu cầu cấp bách. Đã chơi thì phải có vai nọ vai kia mới thú vị. Một trò chơi của trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn thường có nhiều vai

hơn của trẻ mẫu giáo bé mặc dù có thể cùng một chủ đề. Như vậy các quan hệ trong trò chơi của trẻ đã được mở rộng hơn nhiều so với trẻ mẫu giáo bé. Vào cuối tuổi mẫu giáo, trẻ còn biết liên kết các trò chơi theo các chủ đề khác nhau, làm cho các mối quan hệ trở nên phong phú hơn. Quan hệ của trẻ ngày càng được đa dạng hơn chẳng

Ở tuổi mẫu giáo nhỡ và lớn việc chơi trong nhóm bạn bè là một nhu cầu bức bách. Đặc biệt là nhu cầu giao tiếp với bạn bè đang phát

triển rất mạnh. Từ đó những “ xã hội trẻ em “ thực sự được hình thành.

“Ô Xãhội trẻ em “ này còn khác xa so với xã hội người lớn. Hợp rồi tan, tan rồi hợp, thực và chơi, chơi và thực. Đó chính là nét độc đáo

của cái xã hội ấy. Nhưng chính những mối quan hệ xã hội đầu tiên trong nhóm bạn bè này lại có một ý nghĩa lớn lao đối với cả đời người

sau này.

Cấu trúc của cái “ xã hội trẻ em “ cũng rất phức tạp. Trong cái xã hội ấy mỗi đứa trẻ có một vị trí nhất định. Vị trí đó được thể hiện ở chỗ bạn bè trong nhóm đối xử với các em như thế nào. Vị trí trong nhóm

bạn cùng tuổi ảnh hưởng một cách sâu sắc đến sự phát triển nhân cách của trẻ.

Vào cuối tuổi mẫu giáo, đã bắt đầu xuất hiện vai trò “thủ lĩnh”. Đó là đứa trẻ được các bạn tôn sùng và vị nể nhất. Hiện tượng thủ lĩnh xuất

hiện trong nhóm bạn là điều làm cho người lớn phải đặc biệt quan tâm, không nên để tình trạng chỉ có một em luôn luôn làm thủ lĩnh

còn những đứa trẻ khác chỉ biết phục tùng.

“Xã hội trẻ em” cũng dần dần hình thành những dư luận chung. Dư luận chung thường được bắt nguồn từ những nhận xét của người lớn

đối với trẻ em, cũng có thể do trẻ em nhận xét lẫn nhau.Dư luận chung ảnh hưởng khá lớn đối với sự lĩnh hội những chuẩn mực hành

vi đạo đức của trẻ trong nhóm và qua đó ảnh hưởng đến nhân cách của từng đứa trẻ.

Nhóm trẻ cùng chơi là một trong những cơ sở xã hội đầu tiên của trẻ em, do đó người lớn cần tổ chức tốt hoạt động của nhóm trẻ ở lớp mẫu giáo cũng như ở gia đình, khu tập thể, xóm dân cư… để tạo môi

trường lành mạnh có tác dụng giáo dục tích cực đối với trẻ.

Một phần của tài liệu TLH tre em (Trang 27)