Về tốc độ truyền tĩnh mạch chậm và bơm tiêm điện

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng các thuốc có nguy cơ cao tại bệnh viện e trung ương (Trang 47)

Hai đƣờng dùng bơm tiêm điện và truyền tĩnh mạch chậm tại khoa ICU thực chất đều là đƣờng truyền tĩnh mạch. Tuy nhiên, mục đích sử dụng insulin qua 2 đƣờng này khác nhau:

Với đƣờng truyền tĩnh mạch chậm, insulin đƣợc pha với dung dịch glucose 10% nhằm mục đích nuôi dƣỡng ở bệnh nhân thể trạng yếu có tiền sử đái tháo đƣờng. Đây có thể là lý do mà trong 5 lƣợt truyền tĩnh mạch chậm quan sát đƣợc chỉ có 1 lƣợt tốc độ truyền phù hợp với y lệnh của bác sĩ, tất cả các trƣờng hợp tốc độ truyền đều đƣợc điều chỉnh theo kinh nghiệm của điều dƣỡng. Tuy nhiên, trong nghiên cứu khảo sát cách sử dụng thuốc đƣờng dùng tĩnh mạch tại khoa Thận- Tiết niệu năm 2014, tỷ lệ sai lệch trong thực hiện tốc độ truyền là 84,9% tổng số lƣợt [2]. Trong nhiều nghiên cứu khác, sai tốc độ truyền tĩnh mạch trong quá trình thực hiện thuốc đều là sai sót chiếm tỷ lệ cao nhất. Nghiên cứu của Andrea và cộng sự tiến hành tại 5 khoa ICU tại các bệnh viện tại Mỹ cho tỷ lệ là 40,1% [15]. Trong 1 nghiên cứu tại 1 bệnh viện Nhi ở Anh thì sai sót này cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (15,8%) [44].

Với đƣờng bơm tiêm điện, chúng tôi không tiến hành đối chiếu giữa tốc độ bơm tiêm điện đƣợc điều chỉnh bởi điều dƣỡng với tốc độ đƣợc kê do thông tin về tốc độ bơm tiêm điện sau mỗi 3h thƣờng không đƣợc ghi vào bệnh án. Điều dƣỡng sau khi đo đƣờng huyết cho bệnh nhân mỗi 3h sẽ thông báo cho bác sĩ biết kết quả

và điều chỉnh tốc độ bơm theo y lệnh miệng. Với phác đồ bơm tiêm điện có tại khoa, chúng tôi tiến hành xem xét tính tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ và không đánh giá tính hợp lý của phác đồ tại khoa.

Việc sử dụng bơm tiêm điện là liệu pháp điều trị insulin tích cực nhằm kiểm soát đƣờng huyết ở bệnh nhân nặng. Tuy nhiên, liệu pháp này cũng nhận đƣợc nhiều ý kiến trái chiều do làm tăng nguy cơ hạ đƣờng huyết trên bệnh nhân. Nghiên cứu đa trung tâm NICE-SUGAR (Normoglycemia in Intensive Care Evaluation Survival Using Glucose Algorithm Regulation Study), tiến hành trên hơn 6000 bệnh nhân ghi nhận giữ giá trị đƣờng huyết tích cực làm tăng sự cố hạ đƣờng huyết gấp 6 lần và tăng tử vong trong vòng 90 ngày cao hơn nhóm có giá trị đƣờng huyết qui ƣớc [21]. Trong 1 phân tích meta bao gồm các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng nhằm so sánh giữa việc kiểm soát chặt đƣờng huyết với chăm sóc thông thƣờng ở bệnh nhân nặng, tác giả đã đƣa ra bằng chứng rõ ràng rằng biến cố hạ đƣờng huyết tăng gấp 5 lần ở bệnh nhân kiểm soát chặt đƣờng huyết. Từ đó, đích đƣờng huyết đƣợc thay đổi để vừa đảm bảo kiểm soát lƣợng đƣờng trong máu, vừa giảm thiểu tối đa nguy cơ hạ đƣờng huyết khi truyền tĩnh mạch insulin. Với 12 lƣợt chỉ định và điều chỉnh tốc độ bơm tiêm điện không phù hợp với phác đồ mà chúng tôi ghi nhận đƣợc, theo nhận định của chúng tôi, sự sai lệch tốc độ là khá lớn: thấp nhất là sai lệch 33% (tốc độ thực tế- theo phác đồ là 4-3 UI/h), cao nhất là sai lệch 400% (tốc độ thực tế- theo phác đồ là 1-0,2 UI/h). Chỉ 1 trƣờng hợp tốc độ thực tế chậm hơn phác đồ quan sát đƣợc. Nhƣ vậy, với việc chỉ định tốc độ truyền nhanh hơn làm tăng nguy cơ hạ đƣờng huyết ở bệnh nhân. Thực tế, chúng tôi ghi nhận đƣợc 1 trƣờng hợp đƣờng huyết đo đƣợc sau 3h điều chỉnh tốc độ nhanh hơn phác đồ là 3,2 mmol/l. Trong trƣờng hợp này, theo khuyến cáo của chúng tôi, tại khoa nên xây dựng phác đồ bơm tiêm điện từ các nguồn tài liệu tin cậy và tuân thủ tuyệt đối phác đồ trên để hạn chế tối đa nguy cơ hạ đƣờng huyết trên bệnh nhân.

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng các thuốc có nguy cơ cao tại bệnh viện e trung ương (Trang 47)