Tác dụng và yêu cầu của công tác hoàn thuế GTGT

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý công tác hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 36)

a) Tác dụng của công tác hoàn thuế GTGT

Luật thuế GTGT được áp dụng đã phát huy được tính tự giác cao của người nộp thuế (NNT) bởi vì thuế GTGT yêu cầu các đối tượng nộp thuế tự khai, tự tính thuế theo đúng quy định. Đặc biệt, NNT phải thực hiện đầy đủ các chế độ hoá đơn, chứng từ ghi rõ số thuế GTGT đầu vào, đầu ra để cơ quan có thẩm quyền làm căn cứ xét hoàn thuế cho mình. Khi nền kinh tế có sự chuyển đổi thì việc xét hoàn thuế GTGT đã có tác dụng lớn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khắc phục khó khăn khi kinh doanh không đạt hiệu quả như mong muốn.

Cơ chế thị trường đòi hỏi NNT phải rất năng động trong kinh doanh, tuy nhiên việc gặp khó khăn trong kinh doanh là điều không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, việc hoàn thuế đã đóng góp một phần nhất định tạo điều kiện về tài chính khi NNT kinh doanh gặp khó khăn.

Bên cạnh đó, nếu các cơ sở kinh doanh đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu, nếu số thuế đầu vào của tài sản đầu tư đã tính khấu trừ lớn trên 300 thì được xét hoàn lại số thuế chưa được khấu trừ. Việc quy định như vậy đã tạo điều

kiện thuận lợi cho cơ sở kinh doanh trong quá trình đầu tư, mở rộng sản xuất, từ đó khuyến khích họ đầu tư mở rộng sản xuất phát triển.

Việc hoàn thuế GTGT còn góp phần khuyến khích xuất khẩu. Điều này được thể hiện như sau: Hàng hoá xuất khẩu được hưởng thuế suất thuế GTGT là 0% (tức là hoàn thuế đầu vào). Việc thực hiện hoàn thuế này đã góp phần cho NNT có điều kiện thuận lợi để cạnh tranh với hàng hoá trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, việc hoàn thuế GTGT còn thúc đẩy NNT thực hiện đầy đủ chế độ hoá đơn, chứng từ, sổ sách kế toán, phần nào khuyến khích NNT tự giác trong việc tự kê khai, tự tính thuế, nâng cao ý thức của các doanh nghiệp, buộc họ phải thực hiện đúng quy trình thì mới được cơ quan có thẩm quyền xét hoàn thuế.

Nói tóm lại, việc hoàn thuế GTGT cho các doanh nghiệp đã tạo được rất nhiều thuận lợi trong quá trình kinh doanh, khuyến khích đầu tư mở rộng sản xuất, khuyến khích xuất khẩu hàng hoá, tạo được thế mạnh trên thị trường thế giới và thúc đẩy việc mở rộng quan hệ kinh tế với các nước, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế hiện nay, nhất là trong điều kiện chúng ta đã gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới.

b). Yêu cầu của công tác hoàn thuế GTGT

Để công tác hoàn thuế được thực hiện theo đúng quy định, phát huy tối đa các tác dụng của mình thì việc hoàn thuế GTGT phải được thực hiện theo đúng các yêu cầu cơ bản sau:

- NNT phải tự giác trong việc tự kê khai, tự tính thuế, nâng cao ý thức của mình để làm sao đảm bảo hồ sơ hoàn thuế chính xác, đúng căn cứ và đúng quy định.

- Cơ quan có thẩm quyền hoàn thuế phải thận trọng xem xét các vấn đề như: hoá đơn, chứng từ; nếu có sự sai sót phải yêu cầu các đối tượng nộp thuế giải trình, bổ sung, hoàn thiện đầy đủ theo đúng yêu cầu đã quy định; nếu

không có vấn đề gì sai sót thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành thực hiện hoàn thuế cho đối tượng theo đúng quy trình hoàn thuế GTGT.

- Quá trình thực hiện hoàn thuế phải đảm bảo theo đúng quy trình, có như vậy công tác hoàn thuế GTGT mới bảo đảm chính xác, đúng yêu cầu và tránh được tình trạng gian lận trong việc lợi dụng hoàn thuế để chiếm đoạt tiền của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý công tác hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)