Trong quá trình chăm sóc chúng tôi đã sử sử một số loại phân bón lá khác nhau. Qua quá trình theo dõi động thái ra lá của các công thức thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả sau.
43
Bảng 4.11. Ảnh hƣởng của một số loại phân bón lá đến động thái ra lá của hoa tulip
Đơn vị tính: số lá/cây
Chỉ tiêu
Phân bón lá
Thời gian sau trồng….ngày Số lá
cuối cùng
10 15 20 25 30
CT1: Phun nước lã ( đối chứng) 1 1 1,26 2,13 3,2 4,2
CT2: Phun phân Agriconik 1 1 1,33 2,4 3,26 4,26
CT3: Phun phân Arrow 1 1 1,4 2,46 3,33 4,26
CT4: Phun phân Rong biển 1 1 1,46 2,46 3,4 4,33
CV% 4,4
LSD05 0,326
Hình 4.5. Biểu đồ ảnh hƣởng của một số loại phân bón lá động thái ra lá của hoa Tulip
Qua bảng số liệu 4.11 và hình 4.5 cho thấy cả 4 công thức phân bón lá khác nhau đều có số lá tương đương nhau tứ 4-5 lá. Thời gian ra lá và tốc độ ra lá của các
44
công thức đều tương đương nhau qua các giai đoạn 10, 15, 20, 25, 30 ngày sau trồng. Trong khoảng thời gian đầu động thái ra lá rất chậm, sau đó tăng dần. Thời gian sau trồng 10 ngày, 15 ngày cả 4 công thức chỉ có 1 lá.
Sau trồng 20-30 ngày, động thái ra lá tăng mạnh, duới tác dụng của phân bón lá công thức 4 có động thái ra lá đạt 1,46 lá (sau 20 ngày trồng) và 3,4 lá (sau 30 ngày trồng). Công thức 3 có số lá đạt 1,4 lá (sau 20 ngày trồng) và 3,33 lá (sau 30 ngày trồng). Công thức 2 có số lá đạt 1,33 lá (sau 20 ngày trồng) và 3,26 lá (sau 30 ngày trồng). Công thức 1 đạt 1,26 lá (sau 20 ngày trồng) và 3,2 lá (sau 30 ngày trồng).
Phân bón lá có tác dụng mạnh trong thời gian đàu khi cây bắt đầu ra lá. Sau đó động thái ra lá chậm dần và dần ổn định, đạt đến số lá cuối cùng. Số lá cuối cùng giữa các công thức là tương đương nhau Công thức 1 đạt 4,2 lá, công thức 2 đạt 4,26 lá, công thức 3 có số lá là 4,2 lá, công thức 4 đạt số lá là 4,33 lá. Qua sử lý thống kê cho thấy không có sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm.