Tình hình nghiên cứu hoa tulip trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên ảnh hưởng cuả giá thể và một số loại phân bón lá tới sinh trưởng và phát triển của hoa tulip tại hà nội (Trang 27)

Từ khi hoa Tulip xuất hiện và trở thành cây trồng thương mại đã có rất nhiều các tài liệu nghiên cứu về loại hoa đẹp này. Trước tiên phải kể đến sự phân loại thực vật học của chi bởi Hall (1940) dựa trên đặc điểm hình thái học và tế bào học. Sau đó, Botschantzeva (1982) đã xuất bản một luận án toàn diện về hoa Tulip. Gần đây một sự sửa đổi của chi tulip dựa trên các đặc điểm về hình thái học và di truyền học tế bào, vượt qua dữ liệu đó, dữ liệu về phân bố địa lý . Theo những phân tích của họ thì chi Tulip bao gồm 55 loài phân bố trong 2 phái nhỏ là Tulip gesneriana, loài mà được liên hệ ở các vườn hoa tulip, là loài được trồng trọt nhiều nhất.

Ngoài ra sản xuất hạt phấn hoa 2n cũng đã được báo cáo ở Nhật Bản. Các chương trình mở rộng cũng được phát triển để điều tra tính khả thi của lai tạo và chọn giống với những đặc điểm quan trọng cho những người trồng và sản xuất củ giống hoa. Đặc biệt những nỗ lực được đặt vào tính kháng bệnh, chủ yếu là nấm và các virus phá vỡ tulip (TBV). Nghiên cứu cũng đề cập đến các khía cạnh khác, bao gồm cả việc truyền tải các đặc điểm, sự phát triển của các xét nghiệm sàng lọc cho việc lựa chọn kiểu gen kháng và đánh giá đặc điểm của các giống thương mại.

19

Các chương trình nghiên cứu về sử dụng kĩ thuật giao nhau giữa các loài khác nhau trong lai giống để cho ra các đặc tính kháng bệnh, các đặc điểm về thẩm mỹ và đặc điểm sinh lý mới trong nguồn giống hoa Tulip đã được phát triển ở Hà Lan. Họ chỉ ra khả năng sử dụng các thể giao nhau khác loài là bị hạn chế (Van Eijk và các cộng sự, 1991; Van Raamsdonk và các cộng sự, 1995). Hoặc ức chế hạt phấn không nảy mầm hoặc hạt phấn có nảy mầm nhưng sự phát triển của ống phấn kém là những biểu hiện thường được quan sát thấy (Kho và Baer, 1971). Để khắc phục vấn đề này, đã có nhiều kĩ thuật khác nhau, bao gồm kĩ thuật nuôi cấy trong ống nghiệm invitro như thụ phấn trong ống nghiệm, nuôi cấy noãn, nuôi cấy lát mỏng của bầu nhuỵ (Van Creij và các cộng sự, 1992,1999; Okazaki 2005) nuôi cấy phôi và cứu phôi ( Custers và các cộng sự, 1992, 1995; Okazaki, 2005) và phương pháp điều trị nội tiết tố (Van Creij và các cộng sự, 1997) đã được điều tra nghiên cứu[5]. Mặc dù một vài kết quả tích cực đã đạt được nhưng chúng lại có kiểu gen phụ thuộc. Sau đó những nghiên cứu nuôi cấy đoạn thân trong ống nghiệm kết hợp với nuôi cấy chồi ngẫu nhiên xảy ra sau ở Hà Lan, và tỉ lệ nhân giống lên đến 6000 củ giống sau 2 năm là có thể được thu (De Klerk và các cộng sự , 2005). Hiện nay, không kĩ thuật nào trong số các kĩ thuật này được sử dụng thường xuyên trong các

Chương trình nhân giống hoa Tulip. Nuôi cấy phôi và đặc biệt là nuôi cấy phôi chưa trưởng thành được quan tâm cho việc lai giống giữa các loài khác nhau (Custer và các cộng sự, 1992, 1995; Okazaki, 2005). Khả năng tái sinh của hoa tulip trong ống nghiệm là cần thiết cho các nhà lai giống để có được lợi thế của tất cả các kĩ thuật có thể sử dụng được trong chuyên đề cây trồng nông nghiệp. Ví dụ sản xuất thực vật đơn bội chưa được hoàn thiện mặc dù một số kết quả tích cực đã được công bố. Do bộ gen của hoa tulip có kích kích thước lớn nên việc sử dụng phân tử đánh dấu là bị hạn chế (Krens cùng cộng sự, 2004). Tuy nhiên việc sử dụng kĩ thuật isoenzym còn cho phép nhận biết các giống hoa tulip ( Booy và các cộng sự, 1993).

2.32. Tình hình nghiên cứu hoa tulip ở Việt Nam

Theo Lê Thị Phượng (Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2011)[9], “Nghiên cứu đánh giá giống và biện pháp kỹ thuật trồng hoa tulip tại Mộc Châu – Sơn La”;

20

Hoàng Mạnh Toàn (Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, 2013), “Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển một số giống và biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa tulip tại Thái Nguyên” cho thấy khả năng sinh trưởng phát triển, chất lượng hoa của một số giống hoa tulip và xây dựng biện pháp kỹ thuật phù hợp trồng hoa tulip. Nghiên cứu tập chung ở một số hướng: Khảo nghiệm để chọn được những giống phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng.

21

PHẦN 3

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Giống hoa Tulip Leen Van Dermak  Vật liệu nghiên cứu

Giá thể: Trấu hun, sơ dừa

Phân Agriconik: Thành phần: N: 0,1%, P2O5: 0,2%, K2O4: 0,004%, Mg: 5%, Zn: 0,2%, Cu: 0,04%, Fe: 5%, Mn: 0,2%, B: 0,02%

Phân Arrow: Thành phần: N: 33%, P2O5: 11%, K2O4: 11%, Zn: 0,7%, Cu: 0,007%, Fe: 0,33%, Mn: 0,05%, B: 0,02%, Mo: 0,0005%

Phân Rong biển: Thành phần: N: 1,5%, P2O5: 3%, K2O4: 20%, S: 1,5%, Mg: 0,45%, B: 125 ppm, Fe: 200 ppm, Mn: 10 ppm, Cu: 30 ppm, Zn: 65 ppm, Alanin: 0,32%, Agrinin: 0,4%, Cystin: 0,01%, Serin: 0,08%, Glyxin: 0,29%, Histidin: 0,08%, Valin: 0,28%, Iso leucin: 0,28%, Leucin: 0,41%, Lycin: 0,16%, Prolin: 0,28%, Methyonin: 0,11%, Phenylalanin: 0,25%, Tyrocin: 0,17%, Tryptophan: 0,07%, Glutamic acid: 0,93%, Aspartic acid: 0,62%, Maniton: 0,11%, Laminarin: 0,08%, Xytokinin: 600 ppm, Auxin: 37 ppm, Gibberelin: 21 ppm.

 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi đề tài: Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển năng suất và chất lượng hoa Tulip trồng trên các loại giá thể khác nhau và sau khi sử dụng các loại phân bón lá khác nhau

- Địa điểm nghiên cứu: Thí nghiệm được bố trí tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội - Thời gian nghiên cứu: Thời gian thực hiện: từ tháng 12/2014 đến tháng 04/2015

3.2. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại giá thể đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng hoa Tulip để lựa chọn loại phân phù hợp nhất.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng hoa Tulip để lựa chọn loại phân bón lá phù hợp nhất.

22

3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh.

3.3.2. Công thức và sơ đồ bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại giá thể đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng hoa Tulip

Các công thức thí nghiệm - CT1: 100% Đất (đối chứng)

- CT2: 50% xơ dừa + 20% trấu hun + 30% đất - CT3: 70% xơ dừa + 30% đất

- CT4: 40% xơ dừa + 40% trấu hun + 20% đất Sơ đồ thí nghiệm

- Khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh.

- Các yếu tố phi thí nghiệm như: phân bón, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh được tiến hành đồng đều ở các công thức.

- Mỗi ô thí nghiệm 15 củ, mỗi chậu 5 củ. Tổng số 180 củ

CT1 CT3 CT2 CT4

CT3 CT2 CT4 CT1

CT2 CT4 CT1 CT3

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng

phát triển, năng suất và chất lượng hoa Tulip

Các công thức thí nghiệm

- CT1: Phun nước lã (đối chứng) - CT2: Phun Agriconik

23 - CT4: Phun Rong biển

Sơ đồ thí nghiệm:

- Khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh.

- Các yếu tố phi thí nghiệm như: phân bón, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh được tiến hành đồng đều ở các công thức.

- Mỗi ô thí nghiệm 15 củ, mỗi chậu 5 củ. Tổng số 180 củ

CT1 CT3 CT2 CT4

CT3 CT2 CT4 CT1

CT2 CT4 CT1 CT3

- Thời gian phun: khi cây ra lá, 5 ngày phun 1 lần, phun đến khi cây phân hóa mầm hoa thì dừng lại.Phun lúc sáng sớm hoặc chiều muộn

- Liều lượng phun: + Agriconik: 10ml pha với 8 lít nước + Arrow: 10g pha với 8 lít nước + Rong biển: 10g pha với 16 lít nước

3.3.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi *)Khả năng sinh trưởng, phát triển *)Khả năng sinh trưởng, phát triển

Số củ mọc

+ Tỷ lệ mọc (%) = x 100% Tổng số củ trồng

+ Động thái tăng trưởng chiều cao cây: (5 ngày theo dõi 1 lần, đo từ gốc đến ngọn) (cm)

+ Chiều cao cây cuối cùng: (đo ở thời điểm chuẩn bị thu hoạch, đo từ gốc đến hết chiều cao hoa) (cm)

24

+ Động thái ra lá: Tổng số lá/ cây ( cứ 5 ngày theo dõi 1 lần, đếm toàn bộ số lá trên cây. Đánh dấu lá trên cùng sau mỗi lần đếm, số lá của mỗi kỳ theo dõi bằng số lá đếm trước + số lá mới ra thêm).

+ Thời gian sinh trưởng: Từ sau khi trồng đến lúc mầm hoa xuất hiện (ngày) + Thời gian xuất hiện nụ hoa: Từ khi xuất hiện mầm hoa đến khi xuất hiện nụ (ngày)

+ Thời gian từ khi xuất hiên nụ đến khi nở: Từ khi xuất hiện nụ đến khi cách hoa đầu tiên nở (ngày):

+ Thời gian hoa nở: Từ khi cách hoa đầu tiên nở cho đến khi cánh hoa đầu tiên rụng (ngày).

*) Chất lượng hoa:

+ Chiều dài cuống hoa

+ Đường kính hoa: (Đo khi hoa nở hoàn toàn, đo khoảng cách giữa 2 đầu cánh) + Độ bền hoa trồng chậu: (ngày)

+ Tỉ lệ hoa hữu hiệu

*) Các chỉ tiêu về sâu hại: Đối với sâu hại tiến hành điều tra mật độ con/ m2

diện tích trồng cây. Mức độ phổ biến: + Rất ít phổ biến ++ Ít phổ biến +++ Phổ biến ++++ Rất phổ biến

*) Hiệu quả kinh tế:

Lợi nhuận thu được ( đồng) = Tổng thu nhập – Tổng chi phí

3.3.4. Phương pháp xử lí số liệu

Số liệu thu được, được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học và chương trình IRRISTAT 5.0 trên máy tính.

Phân tích phương sai và sai số thí nghiệm (CV%) Kiểm tra sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa 5% (LSD)

25

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của các loại giá thể đến sinh trƣởng và phát triển của hoa Tulip.

4.1.1. Ảnh hưởng của các loại giá thể đến tỉ lệ nảy mầm của hoa Tulip

Tỉ lệ nảy mầm biểu thị khả năng sinh trưởng giai đoạn đầu của hoa Tulip. Đây là nền tảng để cây sinh trưởng và phát triển sau này. Sự nảy mầm của củ giống hoa Tulip phụ thuộc vào nhiều yếu tố: xử lý lạnh, nhiệt độ, độ ẩm, không khí, trạng thái củ và thành phần giá thể. Để đánh giá ảnh hưởng của giá thể đến tỉ lệ nảy mầm và chiều cao mầm chúng tôi tiến hành thí nghiệm trồng Tulip với 4 loại giá thể khác nhau trong cùng một điều kiện: củ giống không bị nấm bệnh, không hư hỏng, nhiệt độ 12 oC, độ ẩm cao, ánh sáng yếu, không khí đầy đủ và lưu thông tốt. Kết quả thu đc như sau:

Bảng 4.1. Tỉ lệ nảy mầm của củ giống Tulip trên các loại giá thể khác nhau trong kho lạnh Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Giá thể Tỉ lệ nảy mầm sau...ngày xử lý 2 3 4 5 CT1: 100% đất (đối chứng) 11,1 31,1 86,6 100

CT2: 50% xơ dừa + 20% trấu hun + 30% đất 20 51,1 95,5 100

CT3: 70% xơ dừa + 30% đất 20 44,4 95,5 100

CT4: 40% xơ dừa+ 40% trấu hun+ 20% đất 20 51,1 100 100

Từ bảng số liệu 4.1 cho thấy hoa Tulip có thời gian nảy mầm ngắn; đồng đều chứng tỏ giống có độ đồng đều cao. Tuy nhiên khi khi trồng với các loại giá thể khác nhau thì tỉ lệ nảy mầm của hoa Tulip là khác nhau. Tỉ lệ nảy mầm cao nhất là công thức 4, sau 2 ngày trồng có 20% số củ nảy mầm, sau 4 ngày tỉ lệ nảy mầm đạt 100%. Công thức 2 và công thức 3 tỉ lệ nảy mầm tương đương nhau; sau 2 ngày trồng có 20% số củ nảy mầm, sau 4 ngày có 44,4% số củ nảy mầm. Công thức 1 có

26

tỉ lệ nảy mầm thấp nhất, sau 2 ngày trồng có 11,1% số củ nảy mầm, sau 4 này có 86,6% số củ nảy mầm

Qua theo dõi quá trình nảy mầm ta thấy trong điều kiện nhiệt độ kho lạnh (12oC) hoa Tulip phát triển khá nhanh, thời gian nảy mầm nhanh (sau 5 ngày trồng cả bốn công thức đều đạt tỉ lệ 100% số củ nảy mầm). Tỉ lệ củ này mầm trên các thí nghiệm là tương đương nhau.

4.1.2. Ảnh hưởng của các loại giá thể đến các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của hoa Tulip của hoa Tulip

Quá trình sinh trưởng và phát triển là khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh. Các giai đoạn này phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính di truyền của giống. Bên cảnh đó còn chịu ảnh hưởng của một số điều kiện ngoại cảnh. Trong quá trình nghiên cứu và theo dõi ảnh hưởng của giá thể đến các thời kì sinh trưởng và phát triển của hoa Tulip chúng tôi thu được kết quả được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Ảnh hƣởng của giá thể đến các thời kỳ sinh trƣởng và phát triển của hoa Tulip

Đơn vị tính: ngày

Chỉ tiêu Giá thể

Thời gian từ ngày trồng đến ngày...

Ra nụ Nụ chuyển màu Hoa nở

hoàn toàn 10% 50% 80% 10% 50% 80% 10% 50% 80% CT1: 100% đất (đối chứng) 27 30 32 35 37 38 39 40 41 CT2: 50% xơ dừa + 20% trấu hun+ 30% đất 26 27 30 33 34 36 37 38 40 CT3: 70% xơ dừa + 30% đất 26 28 31 33 35 37 38 39 40 CT4: 40% xơ dừa+ 40% trấu hun+ 20% đất 25 27 30 32 34 36 37 38 39

27 Qua các số liệu ở bảng 4.2 cho thấy:

Thời gian ra nụ: Thời gian từ khi trồng đến khi 10% số cây ra nụ của hoa Tulip trên các giá loại giá thể khác nhau biến động từ 25-27 ngày. Công thức 4 xuất hiện nụ sớm nhất (25 ngày sau trồng), công thức 1 xuất hiện nụ muộn nhất ( 27 ngày sau trồng). Thời gian từ khi trồng đến khi 50% số cây ra nụ biến động từ 27- 30 ngày. Thời gian từ khi trồng đến 80% số cây ra nụ biến động từ 30-32 ngày. Qua theo dõi thời gian ra nụ giữa các công thức ta thấy thời gian ra nụ tương đối đồng đều. Theo dõi thời gian ra nụ của hoa Tulip để nhận biết thời điểm cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng và phát triển sang phát dục. Từ đó cần có các biện pháp bón thúc, chăm sóc để cung cấp dinh dưỡng nuôi hoa nâng cao chất lượng hoa, cho nụ to, hoa có màu sắc đẹp.

Thời gian nụ chuyển màu: Thời gian từ khi trồng đến khi chuyển màu có sự sai khác khá lớn giữa các công thức. Thời gian từ khi trồng đến khi nụ hoa chuyển màu 80% , công thức 2 và công thức 4 đều có nụ hoa chuyển màu sau 36 ngày trồng, tiếp theo là công thức 3 có nụ hoa chuyển màu sau 37 ngày trồng, công thức 1 có thời gian nụ hoa chuyển màu chậm nhất sau 38 ngày trồng. Theo dõi thời gian chuyển màu của nụ hoa có ý nghĩa rất lớn, người sản xuất hoa căn cứ vào đó để tính toán thời điểm cắt hoa cho phù hợp, đúng thời điểm.

Thời gian hoa nở hoàn toàn: Thời gian từ khi trồng đến khi hoa nở hoàn toàn giữa các công thức biến động không nhiều. Giai đoạn này yếu tố quyết định điến thời gian hoa nở là điều kiện nhiệt độ. Trong cùng điều kiện chăm sóc và điều kiện ngoại ngoại cảnh, thời gian hoa nở hoàn toàn từ 10% đến khi đạt 80% của các công thức giá thể diễn ra nhanh trong khoảng 1-2 ngày cho thấy khả năng phát triển nhanh và mạnh. Thời gian từ khi trồng đến thời điểm 80% hoa nở hoàn toàn giữa các công thức có sự khác nhau: sớm nhất là công thức 4 sau 39 ngày trồng, công thức 2 và công thức 3 là sau 40 ngày, muộn nhất là công thức 1 (đối chứng) là sau 41 ngày.

28

Như vậy khi trồng trên giá thể ở công thức 4 (: 40% xơ dừa+ 40% trấu hun+ 20% đất) thời gian sinh trưởng của hoa Tulip ngắn hơn 1-2 ngày so với các công thức còn lại

4.1.3. Ảnh hưởng của các loại giá thể đến động thái tăng trưởng chiều cao của hoa Tulip hoa Tulip

Động thái tăng trưởng chiều cao biểu thị khả năng sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Khả năng tăng trưởng chiều cao của cây phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh, sâu bệnh hại, biện pháp kỹ thuật, giá thể….Chiều cao cây có ý

Một phần của tài liệu Nghiên ảnh hưởng cuả giá thể và một số loại phân bón lá tới sinh trưởng và phát triển của hoa tulip tại hà nội (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)