- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại giá thể đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng hoa Tulip để lựa chọn loại phân phù hợp nhất.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng hoa Tulip để lựa chọn loại phân bón lá phù hợp nhất.
22
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh.
3.3.2. Công thức và sơ đồ bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại giá thể đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng hoa Tulip
Các công thức thí nghiệm - CT1: 100% Đất (đối chứng)
- CT2: 50% xơ dừa + 20% trấu hun + 30% đất - CT3: 70% xơ dừa + 30% đất
- CT4: 40% xơ dừa + 40% trấu hun + 20% đất Sơ đồ thí nghiệm
- Khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh.
- Các yếu tố phi thí nghiệm như: phân bón, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh được tiến hành đồng đều ở các công thức.
- Mỗi ô thí nghiệm 15 củ, mỗi chậu 5 củ. Tổng số 180 củ
CT1 CT3 CT2 CT4
CT3 CT2 CT4 CT1
CT2 CT4 CT1 CT3
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng
phát triển, năng suất và chất lượng hoa Tulip
Các công thức thí nghiệm
- CT1: Phun nước lã (đối chứng) - CT2: Phun Agriconik
23 - CT4: Phun Rong biển
Sơ đồ thí nghiệm:
- Khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh.
- Các yếu tố phi thí nghiệm như: phân bón, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh được tiến hành đồng đều ở các công thức.
- Mỗi ô thí nghiệm 15 củ, mỗi chậu 5 củ. Tổng số 180 củ
CT1 CT3 CT2 CT4
CT3 CT2 CT4 CT1
CT2 CT4 CT1 CT3
- Thời gian phun: khi cây ra lá, 5 ngày phun 1 lần, phun đến khi cây phân hóa mầm hoa thì dừng lại.Phun lúc sáng sớm hoặc chiều muộn
- Liều lượng phun: + Agriconik: 10ml pha với 8 lít nước + Arrow: 10g pha với 8 lít nước + Rong biển: 10g pha với 16 lít nước
3.3.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi *)Khả năng sinh trưởng, phát triển *)Khả năng sinh trưởng, phát triển
Số củ mọc
+ Tỷ lệ mọc (%) = x 100% Tổng số củ trồng
+ Động thái tăng trưởng chiều cao cây: (5 ngày theo dõi 1 lần, đo từ gốc đến ngọn) (cm)
+ Chiều cao cây cuối cùng: (đo ở thời điểm chuẩn bị thu hoạch, đo từ gốc đến hết chiều cao hoa) (cm)
24
+ Động thái ra lá: Tổng số lá/ cây ( cứ 5 ngày theo dõi 1 lần, đếm toàn bộ số lá trên cây. Đánh dấu lá trên cùng sau mỗi lần đếm, số lá của mỗi kỳ theo dõi bằng số lá đếm trước + số lá mới ra thêm).
+ Thời gian sinh trưởng: Từ sau khi trồng đến lúc mầm hoa xuất hiện (ngày) + Thời gian xuất hiện nụ hoa: Từ khi xuất hiện mầm hoa đến khi xuất hiện nụ (ngày)
+ Thời gian từ khi xuất hiên nụ đến khi nở: Từ khi xuất hiện nụ đến khi cách hoa đầu tiên nở (ngày):
+ Thời gian hoa nở: Từ khi cách hoa đầu tiên nở cho đến khi cánh hoa đầu tiên rụng (ngày).
*) Chất lượng hoa:
+ Chiều dài cuống hoa
+ Đường kính hoa: (Đo khi hoa nở hoàn toàn, đo khoảng cách giữa 2 đầu cánh) + Độ bền hoa trồng chậu: (ngày)
+ Tỉ lệ hoa hữu hiệu
*) Các chỉ tiêu về sâu hại: Đối với sâu hại tiến hành điều tra mật độ con/ m2
diện tích trồng cây. Mức độ phổ biến: + Rất ít phổ biến ++ Ít phổ biến +++ Phổ biến ++++ Rất phổ biến
*) Hiệu quả kinh tế:
Lợi nhuận thu được ( đồng) = Tổng thu nhập – Tổng chi phí
3.3.4. Phương pháp xử lí số liệu
Số liệu thu được, được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học và chương trình IRRISTAT 5.0 trên máy tính.
Phân tích phương sai và sai số thí nghiệm (CV%) Kiểm tra sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa 5% (LSD)
25
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của các loại giá thể đến sinh trƣởng và phát triển của hoa Tulip.
4.1.1. Ảnh hưởng của các loại giá thể đến tỉ lệ nảy mầm của hoa Tulip
Tỉ lệ nảy mầm biểu thị khả năng sinh trưởng giai đoạn đầu của hoa Tulip. Đây là nền tảng để cây sinh trưởng và phát triển sau này. Sự nảy mầm của củ giống hoa Tulip phụ thuộc vào nhiều yếu tố: xử lý lạnh, nhiệt độ, độ ẩm, không khí, trạng thái củ và thành phần giá thể. Để đánh giá ảnh hưởng của giá thể đến tỉ lệ nảy mầm và chiều cao mầm chúng tôi tiến hành thí nghiệm trồng Tulip với 4 loại giá thể khác nhau trong cùng một điều kiện: củ giống không bị nấm bệnh, không hư hỏng, nhiệt độ 12 oC, độ ẩm cao, ánh sáng yếu, không khí đầy đủ và lưu thông tốt. Kết quả thu đc như sau:
Bảng 4.1. Tỉ lệ nảy mầm của củ giống Tulip trên các loại giá thể khác nhau trong kho lạnh Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Giá thể Tỉ lệ nảy mầm sau...ngày xử lý 2 3 4 5 CT1: 100% đất (đối chứng) 11,1 31,1 86,6 100
CT2: 50% xơ dừa + 20% trấu hun + 30% đất 20 51,1 95,5 100
CT3: 70% xơ dừa + 30% đất 20 44,4 95,5 100
CT4: 40% xơ dừa+ 40% trấu hun+ 20% đất 20 51,1 100 100
Từ bảng số liệu 4.1 cho thấy hoa Tulip có thời gian nảy mầm ngắn; đồng đều chứng tỏ giống có độ đồng đều cao. Tuy nhiên khi khi trồng với các loại giá thể khác nhau thì tỉ lệ nảy mầm của hoa Tulip là khác nhau. Tỉ lệ nảy mầm cao nhất là công thức 4, sau 2 ngày trồng có 20% số củ nảy mầm, sau 4 ngày tỉ lệ nảy mầm đạt 100%. Công thức 2 và công thức 3 tỉ lệ nảy mầm tương đương nhau; sau 2 ngày trồng có 20% số củ nảy mầm, sau 4 ngày có 44,4% số củ nảy mầm. Công thức 1 có
26
tỉ lệ nảy mầm thấp nhất, sau 2 ngày trồng có 11,1% số củ nảy mầm, sau 4 này có 86,6% số củ nảy mầm
Qua theo dõi quá trình nảy mầm ta thấy trong điều kiện nhiệt độ kho lạnh (12oC) hoa Tulip phát triển khá nhanh, thời gian nảy mầm nhanh (sau 5 ngày trồng cả bốn công thức đều đạt tỉ lệ 100% số củ nảy mầm). Tỉ lệ củ này mầm trên các thí nghiệm là tương đương nhau.
4.1.2. Ảnh hưởng của các loại giá thể đến các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của hoa Tulip của hoa Tulip
Quá trình sinh trưởng và phát triển là khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh. Các giai đoạn này phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính di truyền của giống. Bên cảnh đó còn chịu ảnh hưởng của một số điều kiện ngoại cảnh. Trong quá trình nghiên cứu và theo dõi ảnh hưởng của giá thể đến các thời kì sinh trưởng và phát triển của hoa Tulip chúng tôi thu được kết quả được trình bày ở bảng 4.2.
Bảng 4.2. Ảnh hƣởng của giá thể đến các thời kỳ sinh trƣởng và phát triển của hoa Tulip
Đơn vị tính: ngày
Chỉ tiêu Giá thể
Thời gian từ ngày trồng đến ngày...
Ra nụ Nụ chuyển màu Hoa nở
hoàn toàn 10% 50% 80% 10% 50% 80% 10% 50% 80% CT1: 100% đất (đối chứng) 27 30 32 35 37 38 39 40 41 CT2: 50% xơ dừa + 20% trấu hun+ 30% đất 26 27 30 33 34 36 37 38 40 CT3: 70% xơ dừa + 30% đất 26 28 31 33 35 37 38 39 40 CT4: 40% xơ dừa+ 40% trấu hun+ 20% đất 25 27 30 32 34 36 37 38 39
27 Qua các số liệu ở bảng 4.2 cho thấy:
Thời gian ra nụ: Thời gian từ khi trồng đến khi 10% số cây ra nụ của hoa Tulip trên các giá loại giá thể khác nhau biến động từ 25-27 ngày. Công thức 4 xuất hiện nụ sớm nhất (25 ngày sau trồng), công thức 1 xuất hiện nụ muộn nhất ( 27 ngày sau trồng). Thời gian từ khi trồng đến khi 50% số cây ra nụ biến động từ 27- 30 ngày. Thời gian từ khi trồng đến 80% số cây ra nụ biến động từ 30-32 ngày. Qua theo dõi thời gian ra nụ giữa các công thức ta thấy thời gian ra nụ tương đối đồng đều. Theo dõi thời gian ra nụ của hoa Tulip để nhận biết thời điểm cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng và phát triển sang phát dục. Từ đó cần có các biện pháp bón thúc, chăm sóc để cung cấp dinh dưỡng nuôi hoa nâng cao chất lượng hoa, cho nụ to, hoa có màu sắc đẹp.
Thời gian nụ chuyển màu: Thời gian từ khi trồng đến khi chuyển màu có sự sai khác khá lớn giữa các công thức. Thời gian từ khi trồng đến khi nụ hoa chuyển màu 80% , công thức 2 và công thức 4 đều có nụ hoa chuyển màu sau 36 ngày trồng, tiếp theo là công thức 3 có nụ hoa chuyển màu sau 37 ngày trồng, công thức 1 có thời gian nụ hoa chuyển màu chậm nhất sau 38 ngày trồng. Theo dõi thời gian chuyển màu của nụ hoa có ý nghĩa rất lớn, người sản xuất hoa căn cứ vào đó để tính toán thời điểm cắt hoa cho phù hợp, đúng thời điểm.
Thời gian hoa nở hoàn toàn: Thời gian từ khi trồng đến khi hoa nở hoàn toàn giữa các công thức biến động không nhiều. Giai đoạn này yếu tố quyết định điến thời gian hoa nở là điều kiện nhiệt độ. Trong cùng điều kiện chăm sóc và điều kiện ngoại ngoại cảnh, thời gian hoa nở hoàn toàn từ 10% đến khi đạt 80% của các công thức giá thể diễn ra nhanh trong khoảng 1-2 ngày cho thấy khả năng phát triển nhanh và mạnh. Thời gian từ khi trồng đến thời điểm 80% hoa nở hoàn toàn giữa các công thức có sự khác nhau: sớm nhất là công thức 4 sau 39 ngày trồng, công thức 2 và công thức 3 là sau 40 ngày, muộn nhất là công thức 1 (đối chứng) là sau 41 ngày.
28
Như vậy khi trồng trên giá thể ở công thức 4 (: 40% xơ dừa+ 40% trấu hun+ 20% đất) thời gian sinh trưởng của hoa Tulip ngắn hơn 1-2 ngày so với các công thức còn lại
4.1.3. Ảnh hưởng của các loại giá thể đến động thái tăng trưởng chiều cao của hoa Tulip hoa Tulip
Động thái tăng trưởng chiều cao biểu thị khả năng sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Khả năng tăng trưởng chiều cao của cây phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh, sâu bệnh hại, biện pháp kỹ thuật, giá thể….Chiều cao cây có ý nghĩa rất lớn quyết định đến giá trị của cành hoa, đây là yếu tố được người sản xuất hoa rất quan tâm. Tùy thuộc vào mục đích sản xuất hoa cắt cành hay hoa chậu mà có những biện pháp tác động làm tăng hay giảm chiều cao cây để tăng giá trị thẩm mỹ cũng như giá trị kinh tế. Trong quá trình nghiên cứu và theo dõi chúng tôi đã có những đánh giá về sự ảnh hưởng của giá thể đến động thái tăng trưởng chiều cao của hoa Tulip.
Đối với các loại giá thể trồng khác nhau thì động thái tăng trưởng chiều cao khác nhau. Để thấy rõ sự khác nhau về động thái tăng trưởng chiều cao giữa các công thức thí nghiệm, chúng tôi trình bày kết quả ở bảng 4.3.
29
Bảng 4.3. Ảnh hƣởng của giá thể đến động thái tăng trƣởng chiều cao của hoa Tulip
Đơn vị tính: cm
Chiều cao Giá thể
Thời gian sau trồng………ngày
Chiều cao cuối cùng 15 20 25 30 35 CT1: 100% đất (đối chứng) 7,28 11,37 18,43 35,94 41,3 47,56 CT2: 50% xơ dừa + 20% trấu hun+ 30% đất 10,6 16,23 23,6 42,2 46,9 56,36 CT3: 70% xơ dừa + 30% đất 9,5 14,33 20,4 37,1 44,1 54,16 CT4: 40% xơ dừa+ 40% trấu hun+ 20% đất 11,46 18,2 25,26 43,8 53,4 59,2 CV % 1,1 LSD05 1, 065 0 10 20 30 40 50 60 70 15 20 25 30 35 Chiều cao cuối cùng C hi ề u ca o câ y (c m )
Ngày theo dõi ( ngày)
CT 1 CT 2 CT 3 CT 4
Hình 4.1. Biểu đồ ảnh hƣởng của các loại giá thể đến động thái tăng trƣởng chiều cao của hoa Tulip
30
Qua bảng 4.3 và biểu đồ ta thấy: Động thái tăng trưởng chiều cao của hoa Tulip ở các công thức thí nghiệm là không đồng nhất qua các giai đoạn phát triển của cây. Hoa Tulip ở các công thức thí nghiệm sau giai đoạn xử lý lạnh được đưa ra môi trường bên ngoài có sự tăng trưởng liên tục và tương đối đồng đều.
Sau 15 ngày trồng, công thức 4 có động thái tăng trưởng chiều cao cây lớn nhất, chiều cao cây trung bình là 11,46 cm tiếp theo công thức 2 có chiều cao cây trung bình là 10,6 cm, công thức 3 có chiều cao cây trung bình là 9,5 cm. Công thức 1 có động thái tăng trưởng chiều cao cây thấp nhất, chiều cao cây trung bình là 7,28 cm. Mức độ tin cậy 95%
Sau 20, 25, 30 ngày trồng cây phát triển mạnh, động thái tăng trưởng chiều cao cây giữa các công thức có sự sai khác rõ rệt. Công thức 4 có chiều cao cây trung bình lớn nhất là 18,2 cm sau 20 ngày trồng và 43,8 cm sau 30 ngày trồng tăng 25,6 cm. Tiếp theo là công thức 2 có chiều cao cây trung bình là 16,23 cm sau 20 ngày trồng và 42,2 cm, tăng 25,97 cm. Công thức 3 có chiều cao trung bình là 14,33 cm sau 20 ngày trồng và 37,1 cm sau 30 ngày trồng, tăng 22,77 cm. Công thức 1 có chiều cao cây trung bình thấp nhất là 11,37 cm sau 20 ngày trồng và 35,94 sau 30 ngày trồng tăng 24,57 cm
Sau 35 ngày trồng hoa Tulip vẫn phát triển mạnh. Động thái tăng trưởng chiều cao cây giữa các công thức thí nghiệm có những sai khác rõ rệt. Công thức 4 có động thái tăng trưởng chiều cao mạnh nhất chiều cao cây trung bình là 53,4 cm. Tiếp theo là công thức 2 có chiều cao cây trung bình là 46,9 cm. Công thức 3 có chiều cao trung bình 44,1 cm. Công thức 1 có chiều cao cây trung bình thấp nhất là 41,3 cm.
Hoa Tulip tiếp tục tăng trưởng chiều cao cây nhưng tốc độ giảm dần và đạt chiều cao cây cuối cùng. Công thức 4 có chiều cao cây cuối cùng trung bình lớn nhất là 59,2 cm. Tiếp theo là công thức 2 có chiều cao cây cuối cùng trung bình là 56,36 cm. Công thức 3 có chiều cao cây cuối cùng trung bình là 54,16 cm. Công thức 1 có chiều cao cây cuối cùng trung bình thấp nhất là 47,56 cm.
31
Như vậy hoa Tulip trồng với giá thể của công thức 4 (40% xơ dừa+ 40% trấu hun+ 20% đất) có động động thái tăng trưởng chiều cao mạnh hơn và có chiều cao cây cuối cùng lớn hơn so với đối chứng và các công thức còn lại ở mức độ tin cậy 95%.
4.1.4. Ảnh hưởng của các loại giá thể đến động thái ra lá của hoa Tulip
Lá giúp cây quang hợp, tổng hợp dinh dưỡng cho mọi nhu cầu sống của cây. Vì vậy thời gian ra lá, tốc độ ra lá, số lá trên cây đều ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây lá trên cây đều ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây. Số lá trên cây quyết định lượng dinh dưỡng mà cây trồng được cung cấp. Qua theo dõi động thái ra lá ở các công thức thí nghiệm từ khi trồng đến khi bộ lá ổn định chúng tôi thu được những kết quả sau.
Bảng 4.4. Ảnh hƣởng của các loại giá thể đến động thái ra lá của hoa Tulip Đơn vị tính: số lá/cây
Chỉ tiêu Giá thể
Thời gian sau trồng….ngày Số lá cuối
cùng 10 15 20 25 30 CT1: 100% đất (đối chứng) 1,0 1,0 1,2 2 3,13 4,13 CT2: 50% xơ dừa + 20% trấu hun+ 30% đất 1.0 1,0 1.26 2,33 3,2 4,33 CT3: 70% xơ dừa + 30% đất 1,0 1,0 1.3 2.26 3,26 4,26 CT4: 40% xơ dừa+ 40% trấu hun+ 20% đất 1,0 1,0 1.33 2,33 3,26 4,33 CV% 4,5 LSD05 0,33
32
Hình 4.2. Biểu đồ ảnh hƣởng của một số loại giá thể đến động thái ra lá của