Tác động tiềm tàngcủa biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái đất ngập nƣớc Hà

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến một số hệ sinh thái đất ngập nước ở hà nội và đề xuất biện pháp giảm thiểu (Trang 53)

hóa nhanh sẽ làm cho nhiệt độ ở Hà Nội cao hơn các vùng xung quanh.

- Nhiệt độ cao nhất có thể đạt những kỷ lục mới cùng với sự kéo dài hơn của mùa nóng, sự gia tăng các đợt nắng nóng và số ngày nắng nóng.

- Nhiệt độ thấp nhất hàng năm tăng lên cùng với sự giảm đi của các đợt lạnh, số ngày lạnh và sự rút ngắn của mùa lạnh. Tuy nhiên, do biến động của nhiệt độ tăng lên, không loại trừ khả năng xuất hiện các đợt lạnh và số ngày lạnh kéo dài kỷ lục.

- Hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới, đặc biệt là cƣờng độ có thể tăng lên, vì thế những cơn bão mạnh ảnh hƣởng đến khu vực sẽ nhiều hơn, cùng với sự mở rộng của mùa bão trên khu vực với thời kỳ bắt đầu sớm hơn và thời kỳ kết thúc muộn hơn.

- Tính thất thƣờng của chế độ mƣa tăng lên làm cho mùa mƣa từ năm này qua năm khác biến động nhiều hơn và những kỷ lục về lƣợng mƣa ngày lớn nhất trong các tháng, kỷ lục về lƣợng mƣa tháng, mùa và năm có thể xảy ra với những trị số cao hơn trƣớc đây, ảnh hƣởng trực tiếp đến chế độ thủy văn và tài nguyên nƣớc.

3.4.2. Tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái đất ngập nƣớc Hà Nội Hà Nội

Với các tính toán về các yếu tố khí hậu vào cuối thế kỷ XXI ở Việt Nam, dựa trên cơ sở định tính, BĐKH sẽ có những tác động tới môi trƣờng sống và ĐDSH của các HST ĐNN nhƣ sau:

a. Tác động tới môi trƣờng sống:Môi trƣờng nƣớc nói chung có các biến đổi lớn, nền nhiệt tăng, lƣợng mƣa tăng, cực đoan về thời tiết diễn ra thƣờng xuyên và bất thƣờng.

- Hàm lƣợng CO2 tăng làm độ chua trong nƣớc cao hơn, ảnh hƣởng đến môi trƣờng sống của sinh vật. Có thể đánh giá HST ĐNN rất nhạy cảm với BĐKH so với các HST khác.

- BĐKH tác động đến môi trƣờng nƣớc thông qua việc làm thay đổi lƣợng mƣa và phân bố mƣa các vùng. Nhiệt độ tăng sẽ làm lƣợng nƣớc bốc hơi nhiều hơn dẫn đến lƣợng mƣa nhiều hơn, gây lũ lụt vào mùa mƣa, hạn hán vào mùa khô.

49

- Một hậu quả nữa của BĐKH mà hiện nay chúng ta đã nhận thấy đó là thay đổi về thời gian mùa mƣa, những ngày mƣa sẽ ngắn lại, mùa khô kéo dài hơn. Những thay đổi về mƣa sẽ kéo theo một loạt những thay đổi nghiêm trọng ảnh hƣởng lên môi trƣờng nƣớc nhƣ những thay đổi về dòng chảy của các suối, tần suất và cƣờng độ lũ, tần suất hạn hán, lƣợng nƣớc trong đất, nƣớc cấp cho sinh hoạt.

- Do lƣợng mƣa tăng tuy ít nhƣng lại không đều nên lúc thì lũ lụt, lúc thì hạn, nên lƣợng xói mòn tăng, lƣợng trầm tích tăng, tuổi thọ của đầm sẽ giảm do đầm bị nông dần với mức độ nhanh hơn hiện nay.

- Tình trạng mƣa axit do BĐKH gây rửa trôi các chất dinh dƣỡng trên mặt đất và mang kim loại độc xuống vùng ĐNN, đồng thời làm thay đổi độ pH gây ảnh hƣởng tới các loài thủy sinh vật.

- Với ĐNN dạng đầm, do mực nƣớc trong đầm thấp, nên nhiệt độ nƣớc có khuynh hƣớng tăng vào mùa hè, nhƣng vào mùa đông, nƣớc trong đầm lại dễ bị pha loãng bởi nƣớc mƣa hoặc thậm chí tràn ra ngoài, làm môi trƣờng nƣớc bị thay đổi, hệ sinh thái dạng đầm cũng bị biến đổi theo.

- Dƣới tác động của BĐKH, hiện trạng ô nhiễm môi trƣờng nƣớc còn diễn biến phức tạp hơn nhiều. Các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ mƣa lũ, lụt, bão... do BĐKH sẽ làm gia tăng nguy cơ phát tán thêm các chất ô nhiễm vào nguồn nƣớc do nƣớc mƣa chảy tràn mang theo các chất ô nhiễm làm cho tình hình ô nhiễm gia tăng cả về diện và lƣợng. Ngoài ra hiện tƣợng hạn hán gia tăng khiến mực nƣớc giảm cũng gây thay đổi nồng độ các chất ô nhiễm trong nƣớc.

b.Tác động tớiđa dạng sinh học: Theo các quy luật về sinh thái học, tác động của các yếu tố môi trƣờng lên sinh vật: nếu các biến đổi trên ra ngoài giới hạn chịu đựng (giới hạn sinh thái) thì loài đó sẽ chết, còn nếu chƣa đến mức cực hại thì loài đó phải di chuyển sang các nơi ở khác có các yếu tố môi trƣờng nằm trong giới hạn sinh thái.

- BĐKH với đặc trƣng cơ bản là nhiệt độ tăng. Do nhiệt độ môi trƣờng tăng nên đã làm cho các đặc trƣng vật lý hóa học của nƣớc thay đổi, tiếp đến là ảnh hƣởng đến sự phân bố các sinh vật, sự sống của các sinh vật, lƣới thức ăn, sinh khối, năng suất sơ cấp. Nhiệt độ sẽ làm cho các loài có tốc độ tăng trƣởng nhanh hơn, vòng đời ngắn hơn, thời gian thành thục sớm hơn….Vận dụng quy luật này, ta

50

thấy các loài vi tảo làm thức ăn cho các loài động vật sẽ tăng trƣởng nhanh hơn và kết quả là năng suất sinh học sơ cấp lớn hơn, năng suất sinh học thứ cấp cao hơn. Đây là một tác động tích cực.Nền nhiệt độ đã ảnh hƣởng đến sự phân bố của các sinh vật, một số loài di chuyển lên phía Bắc hoặc xuống sâu hơn làm thay đổi cơ cấu phân bố thủy sinh vật theo chiều sâu.

- Hàm lƣợng CO2 tăng sẽ có tác động tốt đến hoạt động quang hợp của các loài vi tảo, thực vật thủy sinh, hạn chế hô hấp, tăng năng suất sơ cấp…Tuy nhiên, năng suất sơ cấp tạo nên do các loài tảo phù du tăng, hiện tƣợng nở hoa là điều sẽ xảy ra thƣờng xuyên và sau đó chúng sẽ bị chết rồi lắng đọng xuống đáy làm cho ô nhiễm tăng thêm, lấy hết khí O2 trong nƣớc và CO2 thải vào không khí nhiều hơn, tức là làm tăng lƣợng khí nhà kính.

Có thể kết luận rằng quần xã sinh vật/ĐDSH sẽ có biến đổi lớn, đặc biệt là biến đổi về cấu trúc,thành phần loài. Hơn thế nữa, ta thấy quần xã sinh vật/ĐDSH ở các vùng ĐNN Hà Nội hiện nay đang bị suy thoái nhanh nên giới hạn thích nghi với BĐKH (biến đổi môi trƣờng) là rất kém. Tác động của BĐKH là tác động tổng hợp, đồng thời và tích dồn dần dần lên tất cả đối tƣợng nghiên cứu. Cứ có một loài bị tác động thì sẽ kéo theo sự thay đổi trong cấu trúc và thành phần loài của cả hệ sinh thái, dẫn đến một số loài giảm sản lƣợng hoặc dần dần biến mất. Tùy theo vị trí của loài trong chuỗi thức ăn mà tác động lên hệ sinh thái có thể lớn hoặc bé.Hậu quả của tác động BĐKH trên đã ảnh hƣởng đến ĐDSH/HST với tác động tích cực ít mà tác động tiêu cực nhiều.

Cùng với các tác động mạnh mẽ bởi hoạt động của con ngƣời – thành phố Hà Nội, tác động của BĐKH khiến ĐNN Hà Nội nói chung và ĐNN Đầm Long, Hƣơng Sơn nói riêng rất dễ bị hủy hoại và chỉ còn là một ao lớn nuôi cá hoặc là một bể chứa nƣớc cỡ lớn chống úng. Nếu cộng cả 2 hƣớng tác động của BĐKH và hoạt động của con ngƣời thì ĐDSH/HST tự nhiên của các vùng ĐNN rủi ro bị tiêu diệt là rất lớn, làm thay đổi cơ bản thành phần loài theo hƣớng:

- Các loài quý hiếm đã ghi trong Sách Đỏ, các loài đặc hữunhanh chóng sẽ bị tiêu diệt ở đây.

51

- Các loài gốc phƣơng Nam (nhiệt độ cao) sẽ lấn át các loài gốc phƣơng Bắc (nhiệt độ thấp).

- Các loài chịu ô nhiễm cao sẽ lấn át các loài chịu ô nhiễm thấp. - Các loài ngoại lai sẽ phát triển nhanh lấn át các loài bản địa.

- Các loài ở bậc tiến hóa cao sẽ thích ứng tốt hơn các loài ở bậc tiến hóa thấp. - Các loài có sức cạnh tranh thức ăn kém sẽ suy giảm mạnh.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến một số hệ sinh thái đất ngập nước ở hà nội và đề xuất biện pháp giảm thiểu (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)