Trong nghiên cứu này chúng tôi đã thiết kế nghiên cứu theo mô hình bệnh – chứng với đối tƣợng là ngƣời dân tộc Kinh ở tỉnh Hà Nam. Tỉnh Hà Nam là một tỉnh nhỏ nằm rất gần thành phố Hà Nội, dân cƣ sinh sống chủ yếu ở vùng nông thôn thuộc Đồng bằng Bắc Bộ. Dân tộc Kinh chiếm tới 99% dân trong vùng. Do đó nghiên cứu này không bị ảnh hƣởng của yếu tố đa chủng tộc. Hơn nữa đối tƣợng tham gia nghiên cứu đƣợc chọn lọc ngẫu nhiên. Đối tƣợng bị bệnh là đại diện cho nhóm bị bệnh đái tháo đƣờng týp 2, tƣơng ứng với mỗi đối tƣợng bị bệnh sẽ chọn 2 hoặc 3 đối tƣợng bình thƣờng khác với cùng giới tính, cùng xã hoặc phƣờng và có tuổi hơn kém đối tƣợng bị bệnh không quá 3 tuổi để làm đối chứng. Với phƣơng pháp chọn mẫu nhƣ vậy chúng tôi đã loại bỏ đƣợc những sai số do chọn đối tƣợng và kết quả trong nghiên cứu này của chúng tôi có thể là đại diện ảnh hƣởng của gen FTO tại SNP rs9939609 đối với bệnh đái tháo đƣờng týp 2 là ở cộng đồng ngƣời Kinh Việt Nam.
Các phƣơng pháp đo đặc điểm nhân trắc của đối tƣợng theo tiêu chuẩn (đo chiều cao đứng, đo cân nặng bằng cân đạt tiêu chuẩn), xét nghiệm đƣờng huyết sau khi nhịn đói ít nhất 8 giờ, các thông số về huyết áp, HDL, LDL, triglycerid, cholesterol phân tích bằng máy phân tích bán tự động, thu thập thông tin về lối sống, thời gian làm nghỉ ngơi, làm việc tĩnh tại, mức độ lao động, học vấn… bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn. Bằng phƣơng pháp này chúng tôi cũng đã giảm thiểu đƣợc những sai số về đặc điểm kinh tế xã hội và nhân trắc của đối tƣợng nghiên cứu.
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đƣờng của WHO (2006) và IDF để xác định trƣờng hợp mắc đái tháo đƣờng và có các rối loạn dung nạp glucose. Xác định đái tháo đƣờng bằng xét nghiệm glucose lúc đói (FPG) và xét nghiệm dung nạp glucose (OGTT). Nếu chỉ làm xét nghiệm glucose lúc đói có 40 % ngƣời bị đái tháo đƣờng bị bỏ sót chẩn đoán.
60