Phân tích ảnh hƣởng của gen FTO tại SNP rs9939609 đối với nguy cơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa hình đơn nucleotide tại intron 1 và sự liên quan của gen FTO với bệnh đái tháo đường týp 2 ở người từ 40 đến 64 tuổi (Trang 55)

bệnh đái tháo đƣờng týp 2

Bảng 3.5 trình bày các số liệu về mối liên quan giữa kiểu gen của gen FTO tại SNP rs9939609 và nguy cơ mắc bệnh đái tháo đƣờng týp 2 với các mô hình giả định để phân tích nhƣ sau:

Mô hình đồng trội: Kiểu gen AT và AA đƣợc coi là có ảnh hƣởng đối với bệnh đái tháo đƣờng và đƣợc phân tích riêng khi so sánh với kiểu gen bình thƣờng TT làm tham chiếu. Kết quả phân tích cũng cho thấy ngƣời mang kiểu gen AA có nguy cơ bị đái tháo đƣờng gấp 4,56 lần so với ngƣời mang kiểu gen TT với giá trị OR dao động lớn (95%CI = 1,24–16,8).

Mô hình trội: Trong mô hình này, nhóm ngƣời mang alen A (gồm kiểu gen AT và AA) đƣợc giả định là có ảnh hƣởng làm tăng nguy cơ đối với bệnh đái tháo đƣờng và đƣợc so sánh với nhóm ngƣời không mang alen A (kiểu gen TT). Kết quả phân tích hồi quy logistic cho thấy trong mô hình này mối liên quan của SNP rs9939609 và bệnh đái tháo đƣờng không có ý nghĩa thống kê.

Mô hình lặn: Trong mô hình này chỉ những ngƣời có kiểu gen đồng hợp tử AA có nguy cơ mắc đái tháo đƣờng, còn các kiểu gen khác là AT và TT không có ảnh hƣởng đối với bệnh đái tháo đƣờng đƣợc gộp chung vào một nhóm. Sự liên quan của SNP rs9939609 và bệnh đái tháo đƣờng trong mô hình này có ý nghĩa thống kê với khoảng tin cậy 95 của OR dao động lớn: OR= 4,03 (95% CI = 1,11 – 14,6, P = 0,033).

Mô hình siêu trội: Trong mô hình này kiểu gen AT đƣợc coi là có ảnh hƣởng đối với bệnh đái tháo đƣờng còn kiểu gen AA và TT không có ảnh hƣởng đƣợc xếp chung vào một nhóm. Kết quả phân tích cho thấy ảnh hƣởng của kiểu gen AT với bệnh đái tháo đƣờng trong mô hình này không có ý nghĩa thống kê.

Mô hình cộng hợp: Trong mô hình này, alen A đƣợc giả định có ảnh hƣởng đối với bệnh đái tháo đƣờng và mức độ ảnh hƣởng tăng theo số lƣợng alen A có trong kiểu gen (kiểu gen AA có ảnh hƣởng mạnh hơn kiểu gen AT). Kết quả phân

51

tích cho thấy alen A có ảnh hƣởng đối với bệnh đái tháo đƣờng với OR = 1,61 (95%CI = 1,06 – 2,44), P = 0,025. Mỗi ngƣời mang thêm 1 alen A có nguy cơ mắc đái tháo đƣờng cao hơn 1,61 lần so với những ngƣời không mang alen A nào (kiểu gen TT).

Bảng 3.5. Các mô hình phân tích ảnh hƣởng của SNP rs9939609

Mô hình Kiểu gen Nhóm bình thƣờng Nhóm bệnh OR (95% CI) P-value Đồng trội T/T 164 (65,3%) 54 (55,1%) 1.00 - A/T 83 (33,1%) 38 (38,8%) 1,39 (0,85-2,27) 0,189 A/A 4 (4,6%) 6 (6,1%) 4,56 (1,24-16,8) 0,022 Trội T/T 164 (65,3%) 54 (55,1%) 1 - A/T-A/A 87 (34,7%) 44 (44,9%) 1,54 (0,95 – 2,47) 0,078 Lặn T/T-A/T 247 (98,4%) 92 (93,9%) 1 - A/A 4 (1,6%) 6 (6,1%) 4,03 (1,11-14,6) 0,033 Siêu trội T/T-A/A

A/T 168 (66,9%) 83 (33,1%) 60 (61,2%) 38 (38,8%) 1 1,28 (0,79 – 2,08) - 0,320 Cộng hợp với mỗi alen A - - 1,61 (1,06 – 2,44) 0,025

52

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa hình đơn nucleotide tại intron 1 và sự liên quan của gen FTO với bệnh đái tháo đường týp 2 ở người từ 40 đến 64 tuổi (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)