VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và thử tác dụng gây độc trên một số dòng tế bào ung thư của cỏ seo gà (Trang 64)

Trên thế giới, các nhà khoa học đã phân lập được một số thành phần từ Cỏ seo gà: diterpenoid, sesquiterpenoid, flavonoid, acid hữu cơ và sterol… [42], [53]. Đề tài đã phân lập được 3 hợp chất PM9, PM15, PM18 được xác định cấu trúc lần lượt là: kaempferitrin, kaempferol-3-O-α-L- rhamnopyranosid-7-O-β-D-glucopyranosid và kaempferol-3-O-α-L- rhamnopyranosid-7-O-[α-D-apiofuranosyl-(1-2)-β-D-glucopyranosid].

Nhiều nghiên cứu tiền lâm sàng đã chỉ ra rằng kaempferol và một số glycosid của kaempferol rất giàu các tác dụng dược lý, bao gồm các tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn, chống ung thư, bảo vệ tim mạch, bảo vệ thần kinh, chống đái tháo đường, chống loãng xương, estrogen/kháng estrogen, giảm lo âu, giảm đau và chống dị ứng [22].

Kaempferitrin (PM9) được biết đến là một kaempferol glycosid tự nhiên, phân bố rộng rãi trong các họ thực vật như Apiaceae, Asteraceae, Fabaceae, Berberidaceae, Malvaceae, Lauraceae, được tìm thấy trong sài hồ bắc, dâm dương hoắc lá hình tim, Bauhinia forficate, Tilia laburnum, Lespedeza

cyrtobotrya, Cinnamomum osmophloeum Kaneh… [32], [42]. Sử dụng

phương pháp phân lập, tinh chế bằng sắc ký cột pha đảo từ phân đoạn dịch chiết ethyl acetat, đề tài đã phân lập được kaempferitrin. Đây là nghiên cứu đầu tiên phân lập được kaempferitrin từ Cỏ seo gà. Kaempferitrin có tác dụng dược lý rất đa dạng và đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu: tác dụng kháng khuẩn [32], chống viêm [26], chống oxy hóa [24], chống kí sinh trùng [43], hạ đường huyết [47], hạ lipid máu [34], chống ung thư [21], bảo vệ màng lọc thận [55]. Mặt khác, theo Ting-Yu Lin và cộng sự, kaempferitrin là

54

1 trong 2 hoạt chất chính được phân lập từ dịch chiết nước của cây C.

osmophloeum, với tác dụng hạ lipid máu, cụ thể là giảm cholesterol toàn

phần, triglycerid và lipoprotein tỷ trọng thấp ở chuột có chế độ ăn giàu chất béo [34]. Như vậy, việc phân lập được kaempferitrin trong Cỏ seo gà có ý nghĩa định hướng xác định mối quan hệ giữa thành phần hoá học với tác dụng sinh học của Cỏ seo gà.

Kaempferol-3-O-α-L-rhamnopyranosid-7-O-β-D-glucopyranosid (PM15) và kaempferol-3-O-α-L-rhamnopyranosid-7-O-[α-D-apiofuranosyl-(1-2)-β-D- glucopyranosid] (PM18) là 2 chất thuộc nhóm kaempferol glycosid tự nhiên. Sau một thời gian nghiên cứu, đề tài của chúng tôi đã tiến hành phân lập được kaempferol-3-O-α-L-rhamnopyranosid-7-O-β-D-glucopyranosid và kaempferol-3-O-α-L-rhamnopyranosid-7-O-[α-D-apiofuranosyl-(1-2)-β-D- glucopyranosid] từ Cỏ seo gà, đồng thời đây cũng là lần đầu tiên 2 hợp chất nêu trên được phân lập từ dược liệu này. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã phát hiện sự có mặt của kaempferol-3-O-α-L-rhamnopyranosid-7-O-β-D- glucopyranosid trong thành phần hóa học của nhiều dược liệu, như

Chenopodium murale [25], trong hạt đột biến tt7 của Arabidopsis [37] và

trong một số loài thuộc chi Cleome [38]. Vào năm 2007, Chen Yung-Husan và cộng sự bằng phương pháp sắc ký cột pha đảo đã phân lập được 8 hợp chất trong phân đoạn n-butanol từ cây P. ensiformis Burm., trong đó có kaempferol-3-O-α-L-rhamnopyranosid-7-O-β-D-glucopyranosid và kaempferol-3-O-α-L-rhamnopyranosid-7-O-[α-D-apiofuranosyl-(1-2)-β-D- glucopyranosid] với hàm lượng lần lượt là 2,62 ± 0,02 mg/g và 2,41 ± 0,04mg/g khối lượng khô [23]. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, trên thế giới vẫn chưa có nhiều nghiên cứu tập trung vào khám phá và thử nghiệm tác dụng sinh học của 2 hợp chất này. Dựa trên kết quả phân lập nói trên, kết hợp với phương pháp sử dụng DPPH và ABTS+, Chen Yung-Husan và cộng sự (2007) đã chứng minh được khả năng chống oxy hóa và loại trừ các gốc cation tự do với cường độ yếu của cả PM15 (IC50 = 128,78 ± 2,52 µM) và

55

PM18 (IC50 = 104,27 ± 2,36 µM) [23]. Mặt khác, nghiên cứu vào năm 2007 của Wang T.C và cộng sự cũng khẳng định tác dụng tương tự của dịch chiết nước từ Cỏ seo gà [50]. Như vậy, câu hỏi đặt ra là liệu có mối tương quan nào giữa 2 dẫn chất kaempferol glycosid kaempferol-3-O-α-L-rhamnopyranosid- 7-O-β-D-glucopyranosid và kaempferol-3-O-α-L-rhamnopyranosid-7-O-[α- D-apiofuranosyl-(1-2)-β-D-glucopyranosid] với tác dụng chống oxy hóa, loại trừ gốc tự do của Cỏ seo gà hay không.

Việc phân lập được 3 hợp chất kaempferitrin, kaempferol-3-O-α-L- rhamnopyranosid-7-O-β-D-glucopyranosid và kaempferol-3-O-α-L- rhamnopyranosid-7-O-[α-D-apiofuranosyl-(1-2)-β-D-glucopyranosid] là một đóng góp mới của luận văn, góp phần nghiên cứu sâu hơn về thành phần hoá học của Cỏ seo gà, nghiên cứu được phần nào mối quan hệ giữa các thành phần hoá học với các tác dụng sinh học, định hướng giải thích cách sử dụng dược liệu này theo kinh nghiệm dân gian, mở ra hướng mới để nghiên cứu sâu hơn về tác dụng sinh học Cỏ seo gà.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và thử tác dụng gây độc trên một số dòng tế bào ung thư của cỏ seo gà (Trang 64)