Nhóm giải pháp đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại chi nhánh Ngân hàng Maritime Đà Nẵng (Trang 61)

7 Nghiệp vụ kế hoạch 15 15 Kỹ năng giao tiếp KH

3.2.3 Nhóm giải pháp đối với Nhà nước

•Cần thay đổi một số văn bản quản lý liên quan trực tiếp đến công tác đào tạo và chất lượng cán bộ công chức ngân hàng theo hướng: Những văn bản không phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế thì thay đổi lại cho phù hợp. Sự thay đổi theo hướng thật sự trọng dụng những người có đức có tài, phân phối theo lao động toàn ngân hàng. •Cần ban hành văn bản mẫu quy định về tổ chức và hoạt động, chế độ tài chính cho ngành ngân hàng thương mại.

•Tiếp tục cải cách chế độ tiền lương, tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ theo hướng những người được đào tạo, làm việc phải tốt hơn những người chưa hoặc không chịu đi đào tạo, những người làm việc không hiệu quả.

Cần có qui định cụ thể hơn về chế phụ cấp, thang bảng lương, bậc lương.

KẾT LUẬN

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại chi nhánh Đà Nẵng đã có nhiều tiến bộ như: chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên đã được nâng cao từng bước, chương trình đào tạo đã thống nhất và gắn với chương trình đào tạo của TTĐT, lựa chọn đối tượng đào tạo công khai, dân chủ; lãnh đạo chi nhánh đã tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ đi học khi có nhu cầu; chương trình đào tạo rõ ràng và thiết thực. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động của chi nhánh, công tác đào tạo vẫn còn nhiều bất cập như: phương pháp xác định nhu cầu đào tạo thiếu tính thuyết phục, độ tin cậy thấp, mục tiêu đào tạo chưa rõ ràng, trình độ học viên các khóa đào tạo không đồng đều làm ảnh hưởng đến chất lượng khoá học, chương trình học thiếu kiến thức thực tế, phương pháp học còn mang nặng tính truyền thống. Chi nhánh cần xây dựng chiến lược đào tạo chi tiết và thiết thực để làm cơ sở xác định nhu cầu đào tạo chính xác, hợp lý và linh hoạt hơn cho từng năm, từng chương trình học; nâng cao hơn nữa nhận thức của toàn thể lao động trong chi nhánh về vai trò của nguồn nhân lực và đào tạo phát triển nguồn nhân lực; tổ chức sử dụng hợp lý nguồn nhân lực hiện có của chi nhánh; xây dựng chương trình đào tạo phù hợp và hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực trong tương lai đồng thời đánh giá kết quả đào tạo bằng các tiêu thức và phương pháp tiến bộ và chính xác hơn nữa. Thực hiện tốt công tác đào tạo phát phát triển nguồn nhân lực giúp chuẩn bị tốt cho chi nhánh một đội ngũ nhân lực đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng, sẵn sàng cho sự phát triển của chi nhánh trong tương lai cũng như cho cạnh tranh và hội nhập của nền kinh tế đất nước.

Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thế Tràm cùng các anh chị phòng Hành chính tổng hợp tại chi nhánh ngân hàng TMCP Hàng Hải tại Đà Nẵng, đặc biệt là anh Thái (Trưởng phòng) và chị Thảo đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khoá luận.

Đà Nẵng, tháng 11 năm 2009

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại chi nhánh Ngân hàng Maritime Đà Nẵng (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w