Huyền Quang tôn giả đệ tam tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học của trường phái Trúc Lâm Yên Tử và vận dụng một số tư tưởng đó vào việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay.PDF (Trang 43)

Tử (1254- 1334)

Tên thật là Lý Tái Đạo, từ nhỏ ông có khiếu văn chương, thông minh, tuấn mẫu. Chín tuổi ông đã thông thạo các lối thơ văn và chuyên tập văn chương cử nghiệp.

42

Năm 20 tuổi ông đã từng đỗ đạt mà theo “Tam tổ hành trạng” lúc 51 tuổi (1305) ông mới xuất gia, có nghĩa là chỉ sau Pháp Loa 30 tuổi. Ông đi theo Nhân Tông, giúp Nhân Tông soạn các sách như “Chư Phẩm kinh” (Tuyển tập các phẩm kinh thiết yếu và cần thiết), “Công văn tập” (tuyển tập những bài văn, sở, điệp dùng trong các nghi lễ Phật giáo), “Thích khoa giáo” (tập sách giáo khoa về đạo Phật). Nhân Tông rất hài lòng với những công việc này, thậm chí đã hạ bút: phàm sách đã qua tay Huyền Quang biên soạn, khảo đính rồi thì không thể thêm bớt được một chữ nào nữa. Sau đó Nhân Tông qua đời, ông đi theo Pháp Loa, sau đó ông về trụ trì ở chùa Vân Yên núi Yên Tử. Nhưng chỉ sau một thời gian ông lại quay về chùa Thanh Mai rồi Côn Sơn.

Năm 1330 khi Pháp Loa mất, nhị tổ truyền cho ông là tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, khi đó ông đã 77 tuổi.

Đến đây, một câu hỏi đặt ra: tại sao Phật giáo Việt Nam nói chung và phái thiền Trúc Lâm nói riêng lại suy thoái dẫn đến tan rã? (Phái thiền Trúc Lâm).

Sự suy thoái này vào khoảng giữa thế kỷ XIV không phải do lỗi của Huyền Quang. Bấy giờ, tầng lớp ủng hộ Phật giáo mạnh mẽ là quý tộc họ Trần cũng đã mất dần uy lực chính trị và kinh tế. Chế độ sở hữu ruộng đất, điền trang thái ấp đã bắt đầu tan rã. Các quan lại xuất thân nho học “bạc diện thư sinh” đại diện cho tầng lớp địa chủ nhỏ, bắt đầu nắm các vị trí quan trọng trong nhà nước, bởi vậy Nho giáo dần dần thắng thế trong chế độ khoa cử. Nhưng nói thế không có nghĩa là phủ định hoàn toàn Phật giáo. Bởi bản sắc văn hoâ dân tộc chủ yếu là Phật giáo. Vì vậy, tam tổ Trúc Lâm Yên Tử đã xây dựng và thực hiện trên những tinh hoa tư tưởng nhà Trần, nó là một kết tinh đặc sắc của tư tưởng một thời đại.

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học của trường phái Trúc Lâm Yên Tử và vận dụng một số tư tưởng đó vào việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay.PDF (Trang 43)